Cơn đau đầu của FDI tại Việt Nam: Thừa thầy, thiếu thợ...?
Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao khiến doanh nghiệp Việt khó khăn khi nhận chuyển giao công nghệ và tự chủ.
Tại buổi tọa đàm với chủ đề "Bắc Ninh trên con đường công nghiệp hóa" do Tạp chí Kinh tế Việt Nam - Economy tổ chức mới đây, các chuyên gia cùng nhân nhận định nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay "rất yếu", dù đây là lực lượng đóng vai trò chủ yếu và rất quan trọng trong việc tiếp thu được công nghệ.
Ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dẫn số liệu khảo sát cho thấy, 60% các doanh nghiệp FDI khi được hỏi nói rằng rất khó để tìm được nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam, theo kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì con số này là 50%.
Ông Thắng nhắc lại trường hợp Foxconn muốn mở rộng cơ sở sản xuất máy tính bảng tại Bắc Ninh thì không tìm ra nguồn nhân lực nên đã phải chuyển sang nước khác, đồng thời nói thêm rằng, hạn chế về chất lượng lao động càng khiến cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cách biệt, thiết sự liên kết.
Chia sẻ với nhận định của chuyên gia về "cơn đau đầu" của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, trao đổi với Đất Việt, ông Vũ Đức Quyết, nguyên Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh cho biết, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đã kéo dài nhiều năm và nguyên nhân chính bắt đầu từ giáo dục, đào tạo nhân lực.
Theo ông Quyết, giáo dục của Việt Nam từ lâu vẫn muốn dạy làm thầy nhiều hơn là dạy làm thợ, bởi vậy dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ", tỷ lệ số lao động học đại học rất cao, trong khi số lao động được đào tạo để trở thành công nhân lành nghề, trung cấp kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp. Kết quả là tỷ lệ sinh viên ra trường, thậm chí thạc sĩ thất nghiệp ngày càng tăng, song song với đó là một loạt cơ hội việc làm không có người đảm nhận, dù có mức lương hấp dẫn.
![]() |
Nhân lực chất lượng cao là cơn đau đầu của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam |
"Nhiều năm liền, người dân có xu hướng “phổ cập giáo dục đại học”, đại học dường như trở thành con đường bắt buộc đối với thanh thiếu niên trong quá trình lựa chọn hướng đi cuộc đời. Theo con đường ấy, sinh viên tốt nghiệp đại học xong, rồi lại tiếp tục học sau đại học để ra làm thầy chứ không phải làm thợ.
Chính bởi Việt Nam có đội ngũ thầy nhiều hơn thợ nên đương nhiên là thiếu nhân lực chất lượng", nguyên Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh chỉ rõ.
Đối với tình trạng thiếu nhân lực chất lượng cao, theo ông Quyết, chính là thiếu thợ bậc cao, thiếu người có kỹ năng lao động, không phải thiếu người có kiến thức. Kỹ năng lao động ở đây chính là ngoài nghiệp vụ chuyên môn, đòi hỏi người lao động phải hiểu biết Luật lao động, ý thức chấp hành lao động công nghiệp...
Nhận định này của ông Quyết có nét tương đồng với lời phàn nàn của đại diện Intel Việt Nam từ cách đây hơn 10 năm. Thời điểm đó, nhà máy lắp ráp và kiểm định chip của Intel tại Việt Nam sắp đi vào hoạt động nhưng nguồn nhân lực lại thiếu trầm trọng, nhất là những kỹ thuật viên lành nghề.
Khi ấy, số lượng nguồn nhân lực là kỹ thuật viên, kỹ sư điện tử tin học được đào tạo khá nhiều trong các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam, nhưng đầu ra, theo đánh giá của Intel, là chưa có khả năng sẵn sàng làm việc do không đủ kinh nghiệm.
Đại diện Intel Việt Nam lúc ấy chỉ rõ, sinh viên Việt Nam không quen với cách tiếp cận, phỏng vấn, điều tra, trắc nghiệm mà các nhà tuyển dụng đưa ra. Bởi sau khi có kết quả cuối cùng thấp, các thầy cô và chính sinh viên được tuyển dụng đều khẳng định rằng, chuyên môn nghiệp vụ đó đã được học rồi.
"Chúng ta thiếu người có kỹ năng lao động một cách thuần thục, có thể hội nhập được với quốc tế và khu vực. Người đảm nhận vị trí giám đốc cũng là người lao động, không phải thầy, đó là người làm công tác quản trị, có ai dạy người đó làm giám đốc không?
Tương tự, trợ lý giám đốc một doanh nghiệp cũng là kỹ năng lao động, không phải kỹ năng làm thầy, không ai dạy cho họ kỹ năng ấy", ông Quyết dẫn ví dụ và đánh giá, kỹ năng của người lao động trực tiếp, công nhân Việt Nam hiện nay đã tiến bộ rất nhiều, năng động, chấp hành kỷ luật tốt nhờ doanh nghiệp FDI rèn luyện. Còn những người làm công tác quản trị hay đòi hỏi kỹ thuật thì Việt Nam chưa chú trọng đào tạo.
"Chúng ta có trường nào đào tạo trợ lý, giám đốc? Thậm chí có thời gian dài ông chủ với giám đốc bị lẫn lộn. Khi phân biệt được rạch ròi thì chúng ta sẽ có chương trình đào tạo nhân lực phù hợp", ông Vũ Đức Quyết nói.
Bởi thiếu người có kỹ năng lao động nên nguyên Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh cho rằng khó trách doanh nghiệp FDI không chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam. Lý do là bởi có chuyển giao công nghệ cao thì phía doanh nghiệp Việt cũng khó mà tiếp nhận được, từ đó càng khó khăn hơn cho việc phát triển doanh nghiệp trong nước, nâng cao năng lực tự chủ, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Từ đây, quay trở lại câu chuyện giáo dục, ông Vũ Đức Quyết cho rằng, chúng ta vẫn để lẫn giáo dục với đào tạo, coi trọng giáo dục hơn đào tạo. Giáo dục thiên về kiến thức, đạo đức, còn đào tạo thiên về kỹ năng. Kiến thức, đạo đức rất quan trọng, nhưng để người học sau khi ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, hội nhập được với thị trường lao động quốc tế thì đào tạo càng cần hơn.
Chưa kể, vẫn có sự tréo ngoe giữa đào tạo để nguồn nhân lực có kỹ năng lao động với đào tạo nghề. Đào tạo nghề truyền đạt cho người học kiến thức nghề, còn đào tạo nói chung là truyền đạt cho người học cả kiến thức nghề lẫn kỹ năng lao động. Bởi thiếu rạch ròi nên chúng ta không có chương trình đào tạo rõ ràng, dẫn tới thiếu nguồn lao động bậc cao.
Bởi vậy, để có nguồn nhân lực chất lượng cao, ông Quyết nhắc lại vấn đề đã được dư luận đề cập mãi từ trước tới nay: phương pháp giáo dục trong các nhà trường thế nào, tập trung vào cái gì để sinh viên tốt nghiệp có đủ khả năng, cân bằng giữa chuyên môn nghiệp vụ và sự nhanh nhạy, sáng tạo và quan trọng là đạt tiêu chuẩn quốc tế để sẵn sàng hội nhập.
TIN LIÊN QUAN
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024...
Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân với nhân lực công nghiệp công nghệ số
Ngày 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ...
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1, liên tục đổi hướng di chuyển
Sáng ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1. Dự báo bão sẽ tiếp tục mạnh thêm và liên tục đổi hướng di chuyển.
Xem nhiều




