Công ty CP Dược liệu T.Ư 2: Nguồn cung thuốc có vấn đề, nhiều đối tác phản ứng?
Hàng loạt sản phẩm do Phytopharma phân phối bị thu hồi, đình chỉ lưu hành, ngoài ra, đơn vị này cũng có không ít lần bị đối tác phản ứng vì vi phạm hợp đồng. Vậy liệu nguồn cung thuốc của đơn vị có vấn đề? Liệu có tình trạng mất cân đối tài chính? Liệu Phytopharma có cần thay đổi căn bản?
Nhiều sản phẩm bị thu hồi, đình chỉ lưu hành
Được biết, trong nhiều năm liên tiếp, một số loại thuốc của Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 đã bị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành văn bản đình chỉ lưu hành và thu hồi do không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng.

Kho GSP của Phytopharma. (Ảnh: Phytopharma.vn)
Điển hình, đầu năm 2019, Phytopharma đã bị Cục Quản lý Dược ra Công văn số 1784 ngày 15/2/2019 về việc thu hồi thuốc Pneumorel (chứa hoạt chất Fenspiride hydrochloride) do có nguy cơ gây rối loạn nhịp tim cho người sử dụng.
Cụ thể, căn cứ văn thư của Văn phòng đại diện Les Laboratories Servier về việc đề nghị thu hồi thuốc Pneumorel do có nguy cơ gây rối loạn nhịp tim của người sử dụng, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược thông báo đình chỉ lưu hành toàn quốc tất cả các lô thuốc Pneumorel (Fenspiride hydrochloride 80mg) do Công ty Les Laboratories sản xuất, Công ty Cổ phần Dược liệu Trung ương 2 (Phytopharrma) nhập khẩu.
Sau đó, ngày 29/8/2019, công văn số 14936/QLD-CL do Cục Quản lý Dược ban hành nêu rõ, Viên nén SEBEMIN (Betamethason 0,25mg và d-Chlorpheniramin maleat 2mg), SĐK: VN-14320-11, số lô: SDM1711; Ngày SX: 24/10/2017, HD: 23/10/2020 do Công ty Crown Pharm.Co Ltd (Korea) sản xuất, công ty cổ phần dược liệu Trung ương 2 (PHYTOPHARMA) nhập khẩu, bị đình chỉ và thu hồi do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu Hàm lượng Betamethasone (chất làm giảm phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể và các triệu chứng như sưng tấy và dị ứng) và vi phạm chất lượng mức độ 2.
Tiếp theo, ngày 18/10/2019, Cục Quản lý Dược ra công văn số 18023/QLD-CL thông báo tạm dừng nhập khẩu, phân phối, sử dụng mặt hàng thuốc Viên nén LIVz Tablets (Levocetirizine dihydrochloride 5mg) SĐK: VN-18014-14, số lô: YTHB1801, NSX: 06/03/2018, HD: 05/03/2020 do Công ty Maxtar Bio-Genics - India sản xuất, Công ty CP dược liệu Trung ương 2 phân phối tại Việt Nam.
Trước đó, Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 đã từng bị Cục Quản lý Dược gửi công văn yêu cầu thu hồi, ngừng sản xuất lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Cụ thể, vào năm 2015, Cục Quản lý Dược đã có Công văn số 22501/QLD-CL ngày 3/12/2015 yêu cầu đình chỉ lưu hành thuốc viên nén Youngil Captopril (Captopril 25mg), SĐK: VN8978-09, số lô: 1405, NSX: 16/4/2014, HD 15/4/2017 do Công ty Youngil-il Pharm, Korea sản xuất, Công ty cổ phần dược liệu Trung ương 2 nhập khẩu, do thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng, phải thu hôi toàn bộ số lô thuốc trên.
Năm 2014, phía công ty này cũng từng bị cơ quan chức năng “tuýt còi” vì không kê khai giá thuốc Oflacin Eye Drops SĐK VN-5540-10, thuốc Flotaxime SĐK VN-10484-10 theo quy định của pháp luật, tại công văn số 489/QĐ-XPHC ngày 28/8/2014.
Ngoài bị đình chỉ lưu hành và thu hồi thuốc trong nhiều năm, công ty này trong năm 2014 cũng vướng vào "lùm xùm" bị xử phạt hành chính lên đến 100 triệu đồng và buộc phải tái xuất hoặc hủy toàn bộ lô thuốc kém chất lượng.
Đó là: thuốc Paracetamol infusion, SĐK VN-14902-12, số lô 14830318, HD 19/8/2015; do Công ty Marck Biosciences sản xuất; Thuốc tiêm Union Dexamethason, SĐK VN-15114-12, số lô 3003, HD 12/9/2016 do Công ty Union Korea Pharm Co.Ltd., Korea sản xuất, thuốc không đạt yêu cầu chất lượng mức độ 3 theo quy định của pháp luật.
Vi phạm hợp đồng, đối tác phản ứng, nguồn cung có vấn đề
Mới đây, ngày 14/7/2020 Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã công bố danh sách vi phạm thực hiện hợp đồng của nhà thầu trong quá trình cung ứng thuốc, trong đó có Phytopharma.

Danh sách vi phạm hợp đồng cung ứng thuốc của Phytopharma vừa được Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) công bố.
Cụ thể, theo báo cáo số 07/BC-SYT ngày 13/01/2020 của Sở Y tế Hà Giang, Công ty TNHH MTV Dược liệu TW2 đã vi phạm khi “Cung cấp gián đoạn hoặc không cung cấp đủ số lượng theo hợp đồng với các bệnh viện” đối với các loại thuốc (tên mặt hàng): 5-Fluorouracil “Ebewe”, DBL Cisplatin Injection 50mg/50ml, Flixonase, Human Albumin Baxter 200g/l.
Ngoài ra, Sở Y tế Hà Giang còn cho biết, Công ty Dược liệu TW 2 chỉ giao hàng cố định 1 lần/tuần không đáp ứng được yêu cầu dự trù đột xuất phục vụ công tác cấp cứu chậm nhất trong vòng 48 giờ.
Vào ngày 09/1/2020, Sở Y tế An Giang có Báo cáo số 80/BC-SYT gửi Bộ Y tế liệt kê một loạt vi phạm của Công ty CP Dược Liệu TW2 như: Mặt hàng Marcaine Spinal Heavy (không có hàng giao từ tháng 5 đến tháng 12/2019); Fresofol 1% MCT/LCT, 4.2% w/v Sodium Bicarbonate, DBL Octreodtide 0.1mg/ml (không giao hàng tháng 12/2019); Medrol (không giao từ tháng 7 đến nay), Azopt (không giao hàng đến tháng 12); Ciprobay 500 (không giao từ tháng 8/2019 đến nay); Adalat LA 30mg (không giao từ tháng 5/2019 đến nay); Onglyza (cơ sở đóng gói: AstraZeneca UK Limited, địa chỉ: Silk Road Business Park, Macclesfield Cheshire SK10 2NA, UK); Seretide Evohaler DC 25/125mcg (không giao hàng từ tháng 8/2019 đến nay).
Ngày 13/1/2020, Bệnh viện đa khoa TW Cần Thơ cũng có báo cáo số 46/BC-BVTWCT gửi Bộ Y tế cho biết, Công ty CP Dược Liệu TW2 – Phytopharma đã vi phạm khi “không giao hàng từ khi ký hợp đồng đến nay” đối với mặt hàng Xylocaine Jelly trong gói thầu “cung ứng thuốc năm 2018-2019”.
Ngày 14/1/2020, Sở Y tế Đắk Nông cũng có Báo cáo số 13/BC-SYT gửi Bộ Y tế với nội dung, Công ty CP Dược Liệu TW2 đã vi phạm hợp đồng khi không có hàng cung ứng đối với loại thuốc Kaleorid.
Ngày 16/01/2020, Sở Y tế Đắk Lắk có Báo cáo số 15/BC-SYT gửi Bộ Y tế phản ánh, Công ty CP Dược Liệu TW2 đã không cung cấp được mặt hàng thuốc Forane (thuốc xịt gây mê) theo thỏa thuận hợp đồng đã ký khi đấu thầu. Theo Bộ Y tế, trước vi phạm của Phytopharma, Bệnh viện ĐK thành phố Buôn Mê Thuật đã xử lý yêu cầu DN bồi thường thiệt hại và chấm dứt phần hợp đồng không thực hiện.
Việc thuốc do Phytopharma nhập khẩu, phân phối bị thu hồi, đình chỉnh lưu hành do không đạt tiêu chuẩn về chất lượng thể hiện trách nhiêm của cơ quan quản lý nhà nước, nhà sản xuất. Tuy nhiên, với tần suất bị thu hồi, đình chỉ như vậy cho thấy nguồn cung cấp thuốc của Phytopharma đang có vấn đề?
Vấn đề về nguồn cung được thể hiện rất rõ bởi nguyên nhân vi phạm hợp đồng của Phytopharma đối với đối tác. Nhiều đối tác phản ứng với Phytopharma vì lỗi: Cung cấp gián đoạn, không cung cấp đủ số lượng theo hợp đồng với các bệnh viện.
Đơn cử, Báo cáo số 405/BC-SYT ngày 9/9/2019 của Sở Y tế Điện Biên về Báo cáo tình hình vi phạm của nhà thầu vi phạm trong cung ứng thuốc năm 2019-2020 gửi Cục Quản lý dược – Bộ Y tế nêu rõ: Với sản phẩm thuốc Amlor Cap 5mg 30'S (Amlodipine) 5mg (số giấy phép đăng ký/Số giấy phép nhập khẩu: VN-20049-16), lỗi hợp đồng: Không ký hợp đồng cung ứng thuốc với Công ty cổ phần Thanh Hải Điện Biên; Phòng khám đa khoa Thanh Hải (Phòng khám tư nhân, áp dụng hình thức mua nợ khi có bảo lãnh ngân hàng, ký quỹ với công ty và trả tiền mặt thanh toán ngay; Vi phạm Điều 1, Điều 7 của Thỏa thuận khung số: 1/TTK2 ngày 09/01/2019 ký giữa SYT với Công ty TNHH MTV Dược liệu TW2; Vi phạm Thông báo số 06/TB-SYT ngày 02/01/2019 thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung ứng thuốc năm 2019-2020.
Tương tự, theo Báo cáo số 07/BC-SYT lập ngày 13/1/2020 gửi Cục Quản lý Dược, Sở Y tế Hà Giang cũng phản ứng về việc vi phạm hợp đồng cung ứng thuốc của Phytopharma với 5 loại sản phẩm thuốc, lỗi là: Cung cấp gián đoạn, không cung cấp đủ số lượng theo hợp đồng với các bệnh viện. Có sản phẩm Phytopharma Chỉ giao hàng cố định 1 lần/tuần không đáp ứng được yêu cầu dự trù đột xuất phục vụ công tác cấp cứu chậm nhất trong vòng 48 giờ.
Tại An Giang, Phytopharma cũng không thể cung cấp sản phẩm thuốc: Onglyza (cơ sở đóng gói: AstraZeneca UK Limited, địa chỉ: Silk Road Business Park, Macclesfield Cheshire SK10 2NA, UK) , Seretide Evohaler DC 25/125mcg với cùng nguyên nhân: Do chưa công bố biệt dược gốc đối với số đăng ký mới (Theo Báo cáo số 80/BC-SYT của Sở Y tế An Giang lập ngày 09/01/2020).
Cũng với lỗi không cung cấp được thuốc Forane (Số đăng ký: VN-20123-16), Phytopharma đã bị BVĐK thành phố Buôn Mê Thuật xử lý: Bồi thường thiệt hại, chấm dứt phần hợp đồng không thực hiện (Theo Báo cáo số 5/BC-SYT của Sở Y tế Đăk Lăk lập ngày 16/01/2020).
Phytopharma cần thay đổi?
Trước thực trạng có tiềm ẩn nhiều bất ổn, “ghế nóng” của Phytopharma đã được đổi chủ. Ngày 05/8/2020, ông Nguyễn Công Chiến rời vị trí CEO để chuyển giao lại chức Quyền Tổng Giám đốc cho ông Nguyễn Thanh Long.

Quyết định miễn nhiệm và bổ nhiệm CEO Phytopharma.
Dưới góc độ thể chế, việc đổi chủ ghế nóng của Phytopharma là để tách bạch vai trò đại diện quản lý vốn với vai trò quản lý điều hành, bởi trước khi ông Nguyễn Thanh Long được giao chức vụ Quyền Tổng Giám đốc, thì ông Nguyễn Công Chiến vừa là Chủ tịch HĐQT vừa làm Tổng giám đốc.
Tuy nhiên, để có thể làm yên lòng các cổ đông và cơ quan quản lý nhà nước, Phytopharma cần có giải pháp căn cơ hơn để giải quyết những vấn đề về cân đối tài chính hiện nay.
Theo báo cáo tài chính mới nhất quý 2 (30/6/2020) của Công ty CP Dược liệu TW 2 có tổng cộng tài sản là 4.638 tỷ đồng nhưng nợ phải trả lên tới 4.198 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 4.194 tỷ đồng.
Dược liệu Trung ương 2 hiện giữ của “người bán” khoảng 4.000 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn tại doanh nghiệp này hiện lên đến 3.665 tỷ đồng. Nguồn vốn sở hữu của Dược liệu TW 2 hiện có 439 tỷ đồng, trong đó vốn góp của chủ sở hữu 254 tỷ đồng. Như vậy, nợ phải trả tại Dược liệu TW 2 đang gấp 16 lần vốn góp của chủ sở hữu.
Cổ đông lớn nhất của Phytopharma là Công ty TNHH Phytopharco (sở hữu 62,53%), Tổng công ty Dược Việt Nam (sở hữu 9,9%) và ông Nguyễn Công Chiến (sở hữu 5,19%). Tuy nhiên, cá nhân ông Chiến lại đang sở hữu tới 99% vốn điều lệ của Công ty TNHH Phytopharma (219 tỉ đồng). Như vậy, có thể nói, ông Chiến hiện đang sở hữu gần 68% cổ phần tại Phytopharma.
Được biết, trong 2 ngày 17 và 18/08/2020, Phytopharma liên tiếp trúng 3 gói thầu. Gồm thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị thuộc dự án Mua sắm thuốc bổ sung trong năm 2019 của Bệnh viện Mắt với giá trúng thầu 590.252.000đ. Thứ hai là gói thầu mua vắcxin phòng bệnh bạch hầu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre với giá trúng thầu 598.000.000đ.
Ba là gói thầu mua thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị năm 2020 thuộc danh mục thuốc cấp cơ sở với giá trúng thầu là 429.352.890đ, bên mời thầu là Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ.
Trong đó có 2 gói thầu được chỉ định thầu rút gọn và 1 gói lựa chọn nhà thầu bằng hình thức mua sắm trực tiếp.
PV GAS: Vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam...
PVChem công bố và trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc
Sáng ngày 3/7/2025, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đối với ông Vũ Chí Công và ông Nguyễn Kim Mạnh Hoàng.
"Ông lớn" xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu
Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm...
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Chuẩn bị rót 4.000 tỷ mở rộng nhà máy tại Hậu Giang, công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát tham vọng…
Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang lên kế hoạch rót 4.000 tỷ đồng để mở rộng nhà máy Number One tại Hậu Giang, trong đó 30% là vốn góp từ doanh nghiệp, 70% vốn vay.
TNEX Finance bắt tay ZaloPay nâng tầm trải nghiệm tài chính số
Việc tích hợp dịch vụ tài chính TNEX vào ZaloPay giúp mở rộng tiện ích số, góp phần thay đổi cách người Việt tiếp cận, sử dụng các giải pháp vay tiêu dùng, chi tiêu...
Nam Định chính thức đón tổ hợp nhà máy Thép Xanh hơn 98.000 tỉ đồng: Hứa hẹn sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm
Đây là dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Nam Định, được kỳ vọng sẽ tạo cú hích...
Xem nhiều




