Công ty mua bán nợ của Tân Hiệp Phát làm ăn ra sao?
Sau khi sử dụng "núi tiền" trong tay để lấn sân sang bất động sản, ‘đế chế’ nhà ông Trần Quý Thanh (Dr Thanh) còn thể hiện tham vọng lớn với lĩnh vực mua bán nợ khi thành lập Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC (VNAMC) năm 2018. Tuy nhiên kể từ khi thành lập công ty này liên tiếp báo lỗ qua các năm.
Bị giành giật thị phần và khách hàng quay lưng, FE Credit đang suy yếu?
Tân Hiệp Phát (THP Group) được thành lập vào năm 1994, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh nước giải khát. Trong đó ông Trần Quý Thanh không trực tiếp nắm giữ cổ phần, thay vào đó, những người nắm phần lớn cổ phần là phu nhân Phạm Thị Nụ (SN 1957) cùng hai người con gái là bà Trần Uyên Phương (SN 1981) và bà Trần Ngọc Bích (SN 1984).
Dưới sự chèo lái của gia đình vợ chồng doanh nhân Phạm Thị Nụ - Trần Quý Thanh, ở Việt Nam, con thuyền Tân Hiệp Phát cạnh tranh sòng phẳng với những “ông kẹ” quốc tế như Pepsi hay Coca Cola. Tuy nhiên đến năm 2019, doanh nghiệp này đã thực hiện giảm vốn điều lệ từ 256 tỷ đồng xuống chỉ còn 176 tỷ đồng.
Năm 2018 là năm đánh dấu mốc ‘son’ của ‘đế chế’ ông Dr Thanh, khi Chủ tịch HĐQT Tân Hiệp Phát trở thành thành viên trong ban chấp hành câu lạc bộ bất động sản TP.HCM, với ý định sẽ dùng nguồn tiền dồi dào của mình để cùng hỗ trợ các thành viên trong câu lạc bộ khi họ thiếu vốn cho các dự án bất động sản.
Với lượng tiền mặt khổng lồ, ‘hệ sinh thái’ Tân Hiệp Phát sở hữu một lợi thế đáng kể về nguồn lực để tham gia các thương vụ xử lý nợ xấu cho các nhà băng, qua đó nhận về các tài sản bảo đảm mà phổ biến hơn cả là các bất động sản - thứ mà mà gia đình ông Trần Quý Thanh (SN 1953) đang rất quan tâm tích luỹ.
Theo đăng ký kinh doanh, Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC được thành lập vào tháng 3/2018, với vốn điều lệ ban đầu 100 tỉ đồng và có trụ sở tại số 194 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP. HCM. Theo đó VNAMC có 2 cổ đông lớn là bà Trần Ngọc Bích và Trần Uyên Phương, mỗi người sở hữu tỉ lệ vốn góp 50%. Cả 2 đều là con gái của ông Trần Quý Thanh - nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Tân Hiệp Phát. Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Mua bán nợ VNAMC là bà Trần Ngọc Bích - con gái thứ 2 của ông Trần Quý Thanh.
Theo dữ liệu từ VietTimes, kể từ khi được thành lập (năm 2018) VNAMC vẫn chưa phát sinh doanh thu, thậm chí công ty còn báo lỗ vài triệu đồng mỗi năm do các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.
Cụ thể, năm 2019, VNAMC báo lỗ thuần ở mức 11,4 triệu đồng, trong khi năm 2018 lỗ 3,6 triệu đồng. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của VNAMC đều là 99,9 tỉ đồng.
Được biết Công ty Mua bán nợ VNAMC ra đời sau gần 1 năm Quốc hội ban hành Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu. Ngoài VNAMC, năm 2018 có hàng chục công ty mua bán nợ xấu khác ra đời, mục tiêu chính của các đơn vị này nhằm thâu tóm dự án bất động sản bị thế chấp tại ngân hàng với giá rẻ, từ đó tiến đến phát triển hoặc chuyển nhượng.
Theo dữ liệu trên tờ Lao Động ngày 12/11/2020, sau khi thành lập công ty mua bán nợ vào tháng 3.2018, trong khoảng thời gian từ 18-24.4.2019, dữ liệu từ cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia cho thấy gia đình ông Trần Quý Thanh liên tiếp thành lập hơn 10 công ty bất động sản với vốn cùng điều lệ và cùng cơ cấu sở hữu: bà Trần Uyên Phương nắm giữ 99,9%, bà Trần Ngọc Bích nắm giữ 0,05% và bà Phạm Thị Nụ (vợ ông Trần Quý Thanh) nắm giữ 0,05%.
Trong khi đó, dữ liệu trên tờ Vneconomy ngày 15/11/2020 thì cho biết, từ năm 2018, Tân Hiệp Phát đã thành lập hơn 20 doanh nghiệp vốn điều lệ 20.000 tỷ đồng để hiện thực hoá kế hoạch tỷ đô ở lĩnh vực địa ốc.
Hàng loạt các pháp nhân mới được thành lập, như: Công ty Đầu tư và Bất động sản Lộc Điền (vốn 3.830 tỷ), Công ty Đầu tư Bất động sản HBT (vốn 1.500 tỷ), Công ty Đầu tư Bất động sản HTK (1.500 tỷ), Công ty Đầu tư và Phát triển Bất động sản MDC (1.500 tỷ), Công ty Long Châu Thành (1.500 tỷ), Công ty Đầu tư và Phát triển Bầu Trời Xanh (1.500 tỷ), Công ty Đầu tư và Phát triển Bất động sản Nam Thiên Thanh (1.500 tỷ), Tân Quý Thanh (1.500 tỷ), Hồng Thiên Mã (1.500 tỷ), Công ty TNHH Đầu tư Quang Vinh (1.200 tỷ), Công ty Đầu tư Bất động sản Century Bay Đà Nẵng (772 tỷ), Number One Quang Vinh (300 tỷ)…
Quỹ đất của Tân Hiệp Phát được cho là trải rộng khắp đất nước. Nhưng khẩu vị yêu thích của đại gia ngành nước giải khát này đó là nhắm vào những khu đất Nhà nước hoặc ngân hàng mang ra đấu giá để tích lũy quỹ đất. Với chiến lược này, Tân Hiệp Phát đã sở hữu nhiều lô "đất vàng" tại nhiều tỉnh thành đang thu hút đầu tư như Đà Nẵng, Tp. HCM và Vũng Tàu.
Theo tìm hiểu, ông Trần Quý Thanh rất ít khi đứng tên sở hữu phần vốn góp trong các công ty thuộc hệ thống Tân Hiệp Phát mà hầu hết do vợ - bà Phạm Thị Nụ và 2 con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đứng tên.
Ngày 9.11 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an có văn bản 4335 gửi UBND tỉnh Đồng Nai.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra cho biết ngày 16.10, đơn vị này nhận được đơn của ông Lê Văn Lâm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai tố cáo các ông, bà gồm Phạm Hoàng Minh, Hồ Thị Diễm Trang, Nguyễn Hoàng Phú, Lê Công Sương, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và Trần Quý Thanh có hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng thông qua việc chuyển nhượng dự án và “Trốn thuế”, xảy ra tại Công ty Cổ phần Bất động sản Minh Thành Đồng Nai và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nhơn Thành.
TIN LIÊN QUAN
-
Tân Hiệp Phát trúng đấu giá 'đất vàng' sát giá khởi điểm, Bà Rịa - Vũng Tàu giao công an vào cuộc điều tra
-
Chân dung hai ái nữ xinh đẹp, tài ba của Chủ tịch Tân Hiệp Phát
-
Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã gom quỹ đất “khủng” trong thời gian qua
-
Cảnh sát vào cuộc điều tra ái nữ Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Uyên Phương
-
Kinh doanh nước giải khát, nhưng đại gia Tân Hiệp Phát sở hữu quỹ đất khủng ra sao?
-
Liên tục gom đất thông qua đấu giá, Tân Hiệp Phát đang có tham vọng gì?
Nhà Thủ Đức (Thuduc House) bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng mỗi tháng
Hàng tháng, nhằm truy thu số tiền 365,5 tỷ đồng hoàn thuế chậm nộp, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh gửi quyết định cưỡng chế bằng hình thức trích từ tài khoản của Thuduc...
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
Chứng khoán SSI bị cơ quan thuế truy thu, xử phạt hơn 7 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (mã chứng khoán: SSI) vừa bị truy thu và xử phạt vi phạm hành chính về thuế hơn 7,3 tỷ đồng.
Becamex muốn phát hành 300 triệu cổ phiếu huy động 15.000 tỷ đồng để làm gì?
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex, HoSE: mã chứng khoán BCM) vừa khởi động kế hoạch chào bán 300 triệu cổ phiếu ra công chúng...
SCIC muốn thoái hết vốn tại Xây lắp điện Quảng Nam
Theo đó, SCIC sẽ chào bán lô 540.000 cổ phần, tương đương 20% vốn điều lệ của công ty Xây lắp điện Quảng Nam, với giá khởi điểm cho cả lô là 6,65 tỷ đồng.
Phát hành cổ phiếu hoán đổi trái phiếu, CII vừa nâng vốn điều lệ lên hơn 3.197 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: mã chứng khoán CII) vừa có văn bản thông báo đã nâng vốn điều lệ của doanh nghiệp lên 3.197,5 tỷ đồng.
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
Với số nộp ngân sách nhà nước năm 2023 ghi nhận đạt gần 95.000 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Việt nam (Petrovietnam) dẫn đầu VNTAX 200...
Doanh nghiệp bất động sản tìm cách trả nợ và hoán đổi nợ dịp cuối năm
Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn...
PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống...
[Infographic] Hàng không Việt "cất cánh" trong quý III/2024
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không tăng trưởng trong quý III nhờ lượng khách quốc tế, nội địa tăng mạnh...
Cổ phiếu vừa lên sàn, Asia Group (AIG) muốn đổi ngành nghề kinh doanh
Vừa lên sàn, giá cổ phiếu AIG của Công ty CP Nguyên liệu Á Châu (Asia Group, mã: AIG) liên tục giảm, khiến vốn hóa giảm hàng nghìn tỷ đồng chỉ sau hơn...
Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại...
Lãi ròng tăng mạnh, chủ chuỗi nhà hàng Lucky tại sân bay Taseco Airs tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%
Lợi nhuận ròng của Taseco đạt gần 39 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023. Taseco Airs (AST) tạm ứng cổ tức 15% năm 2024.
Đô thị Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu giá rẻ
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Chứng khoán DNSE (DSE) dự chi 165 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông
Công ty cổ phần Chứng khoán DNSE (mã chứng khoán DSE) vừa thông qua quyết nghị tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt.
Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường chưa thể nhận hết gần 21 triệu cổ phiếu thừa kế
Ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIG đã nhận thừa kế 11.003.317 cổ phiếu DIG trong tổng đăng ký 20.753.317 cổ phiếu, tương ứng đạt 53% tổng đăng ký để nâng sở hữu từ 10,16%, lên 11,96% vốn điều lệ.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng...
Cần coi công nghiệp hỗ trợ là "linh hồn" của quá trình công nghiệp hóa
Mặc dù đóng vai trò then chốt trong công nghiệp chế tạo, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh...
Dược Lâm Đồng (Ladophar) bị xử phạt do không công bố thông tin theo quy định pháp luật
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 460/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...