Kinh doanh nước giải khát, nhưng đại gia Tân Hiệp Phát sở hữu quỹ đất khủng ra sao?
Ngay sau khi lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, Tân Hiệp Phát đã có những động thái mạnh mẽ khi liên tục thành lập hơn 20 công ty bất động sản với tổng vốn điều lệ hơn 20.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tiến hành gom quỹ đất và sở hữu nhiều lô "đất vàng" tại các tỉnh thành đang thu hút đầu tư như Đà Nẵng, Tp. HCM và Vũng Tàu.
Những động thái mạnh mẽ khi “lấn sân” sang bất động sản
Tân Hiệp Phát Được biết đến là một “ông lớn” trong lĩnh vực nước giải khát tại Việt Nam, có doanh thu không kém cạnh gì Coca Cola hay Pepsi Việt Nam. Sau khi đã tích lũy được nguồn lực lớn từ mảng đồ uống, những năm gần đây, đại gia Tân Hiệp Phát đã bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực bất động sản.
Bắt đầu từ năm 2018, ông Trần Quý Thanh, Chủ tịch HĐQT Tân Hiệp Phát gây chú ý trở thành thành viên trong ban chấp hành câu lạc bộ bất động sản TP.HCM với ý định sẽ dùng nguồn tiền dồi dào của mình để cùng hỗ trợ các thành viên trong câu lạc bộ khi họ thiếu vốn cho các dự án bất động sản.
Đồng thời, Tân Hiệp Phát cũng tuyên bố sẽ lấn sân sang lĩnh vực BĐS và nhấn mạnh đây là ngành quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Tập đoàn này.

Thời điểm đó, Chủ tịch Tân Hiệp Phát tiết lộ doanh nghiệp này sẽ chọn Bình Dương và TP HCM là 2 nơi để phát triển các dòng sản phẩm trong thời gian tới. Đặc biệt, Tân Hiệp Phát không hạn chế phân khúc sản phẩm và vai trò doanh nghiệp trong lĩnh vực này mà tất cả là theo nhu cầu và cơ hội của thị trường.
Ông Thanh khẳng định, nguồn vốn và quỹ đất là 2 lợi thế lớn nhất hiện nay mà Tân Hiệp Phát đang nắm giữ. Còn kinh nghiệm và kiến thức ở lĩnh vực bất động sản theo ông Thanh là bản thân đang tích lũy dần.
Kể từ khi tuyên bố chính thức đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, Tân Hiệp Phát thường xuyên khiến giới đầu tư chú ý. Đặc biệt là khi hàng loạt công ty có ngành nghề kinh doanh bất động sản được gia đình ông Thanh thành lập.
Vào đầu năm 2018, gia đình ông Thanh thành lập công ty mua bán nợ VNAMC. Động thái này được các nhà đầu tư nhận định, nhiều khả năng Tân Hiệp Phát sẽ thông qua việc mua những khoản nợ có tài sản đảm bảo là bất động sản để tích lũy quỹ đất.
Và trong hơn một năm sau đó, hơn 20 công ty có ngành nghề kinh doanh bất động sản đã được gia đình ông Thanh thành lập.
Trong đó, Tân Hiệp Phát khiến thị trường “choáng váng” khi chỉ trong chưa đầy 1 tháng ở năm 2019, có ít nhất 11 công ty có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản đã được gia đình ông Thanh thành lập với tổng vốn điều lệ đăng ký lên đến 18.830 tỷ đồng.

Bên cạnh những công ty có vốn tương đối lớn, gia đình ông Thanh cũng thành lập cả chục công ty khác. Một số cái tên đáng chú ý như Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Quang Vinh có vốn 1.200 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Bất động sản Century Bay Đà Nẵng (772 tỷ đồng), CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản TQT (50 tỷ đồng)...
Cùng với việc chuẩn bị “lấn sân” sang mảng BĐS, Tân Hiệp Phát cũng rút bớt vốn khỏi mảng đồ uống nhưng cơ cấu sở hữu vẫn giữ nguyên.
Quỹ đất khủng của Tân Hiệp Phát
Tháng 5/2018, chia sẻ với truyền thông, ông Trần Qúy Thanh cho biết: "Nếu nói Tân Hiệp Phát không có quỹ đất thì có vẻ hơi khiêm tốn. Tập đoàn hiện có một vài quỹ đất nho nhỏ, chỉ nói riêng 4 nhà máy chúng tôi đã có 160ha. Đất mà Tân Hiệp Phát có thể sử dụng, cái trong khu công nghiệp, cái ngoài khu công nghiệp. Nguồn vốn đầu tư vào bất động sản cũng nhỏ thôi, khoảng vài nghìn tỷ đồng”.
Để gom quỹ đất, Tân Hiệp Phát nhắm vào những khu đất Nhà nước hoặc ngân hàng mang ra đấu giá để tích lũy quỹ đất. Với chiến lược này, Tân Hiệp Phát đã sở hữu nhiều lô "đất vàng" tại nhiều tỉnh thành đang thu hút đầu tư như Đà Nẵng, Tp. HCM và Vũng Tàu.
Tại Đà Nẵng Tân Hiệp Phát sở hữu lô đất 12.077m2 trên tuyến đường Bạch Đằng – phía Bắc đường dẫn vào cầu Sông Hàn và lô đất diện tích 1.836m2 nằm trên trục nối giữa đường Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo (chuyển nhượng năm 2016).
Được biết, 2 lô đất này được chuyển nhượng vào thời điểm cuối năm 2016 – ông Phạm Đăng Quan (Phó quản trị HĐQ – TGĐ Doanh Nghiệp cổ phần đầu tư Phương Trang).
Theo thông tin từ Tân Hiệp Phát, doanh nghiệp sẽ xây dựng dự án đầu tiên của mình tại Đà Nẵng. Dự án đầu tiên này sẽ có tên là Suntory Bay, nằm gần cầu sông Hàn – có thể là trên lô đất 12.077m2.
"Với vị trí đó, chúng tôi dự định sẽ xây căn hộ nghỉ dưỡng – condotel hạng sang, giá từ 60 triệu đồng đến 70 triệu đồng/m2. Dự kiến vốn đầu tư sẽ từ 4.000 tỷ đồng đến 5.000 tỷ đồng", Chủ tịch Tân Hiệp Phát tiết lộ.

Tại TP. HCM, vào tháng 4/2018, bà Đinh Thị Tuyết Nhung đã nhận 163 tỷ đồng từ Tân Hiệp Phát để chuyển nhượng 8 mảnh 'đất vàng' tại TP.HCM. Trước đó, 8 mảnh đất này đã được bà Nhung thế chấp ngân hàng.
Tại Vũng Tàu, vào tháng 5/2019, ông Trần Qúy Thanh đã đấu giá thành công khu đất 18.000m2 giữa thành phố Vũng Tàu trị giá 394 tỷ đồng. Đối với khu đất này, Tân Hiệp Phát dự định sẽ xây dựng chung cư cao cấp, giá bán sẽ được công bố sau khi hoàn tất khâu thiết kế.
Bên cạnh đó, Trần Bích Ngọc (con gái ông Trần Qúy Thanh) cũng đã trúng thầu khu "đất vàng" có diện tích 2ha đất tại huyện Đất Đỏ, với giá 170 tỷ đồng. Trước đó chưa lâu, bà Ngọc cũng vừa thắng thầu khu đất 9.994,8m2 tại đường Bến Đầm (huyện Côn Đảo) với giá 80,1 tỷ đồng.
Được biết, khu đất 9.995m2 có mục đích sử dụng đất là đất thương mại dịch vụ, thời hạn cho thuê đất là 50 năm. Khu đất được sử dụng để xây dựng khu du lịch, nhà nghỉ theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Và khu đất 2ha với mục đích sử dụng là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; hình thức sử dụng đất là Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, thông qua hình thức bán đấu giá quyền sử dụng đất và thời hạn cho thuê đất là 50 năm kể từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá.
Như vậy, từ giữa năm 2019 đến nay nhà Tân Hiệp Phát đã nắm trong tay tổng cộng 3 khu đất với quỹ đất gần 48.000m2 (4,8ha) tại Bà Rịa - Vũng Tàu, tổng số tiền bỏ ra là 644 tỷ đồng.
Dù đã sở hữu quỹ đất cực lớn, nhưng với tình trạng khó khăn chung của thị trường bất động sản, cho tới thời điểm hiện tại, Tân Hiệp Phát chưa chính thức động thổ bất cứ dự án bất động sản dân dụng nào.
TIN LIÊN QUAN
TPHCM còn bao nhiêu chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm chưa được di dời?
Ngày 10/7, Sở Xây dựng TPHCM cho biết, hiện nay trên địa bàn thành phố có 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975, trong đó có 16 chung cư...
Thương phố nhà vườn 120m² Vinhomes Wonder City: Đón sóng Metro, đón dòng tiền bền vững
Vinhomes Wonder City là một trong những dự án hiếm hoi phát triển theo mô hình TOD hiện đại, gắn tuyến Metro số 4, mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bền vững...
Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách về đất đai
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật về đất đai để phù hợp thực tiễn, tăng cường quản lý...
Cẩn trọng trước những lời mời gọi mua đất lập làng, lập "cộng đồng thiện lành"
Trên các trang mạng xã hội, trên các diễn đàn liên quan đến bất động sản, một số cá nhân tự “vẽ” ra những dự án, kêu gọi cùng mua,...
Hình dung trung tâm kinh tế biển, đô thị thông minh Phú Quốc trong tương lai?
Những công trình hạ tầng trăm nghìn tỷ được đầu tư cho APEC 2027 cùng cơ chế đặc khu sẽ mở ra không gian phát triển chưa từng có cho Phú Quốc...
"Nhà ở cần được nhìn nhận như một phần thiết yếu của hạ tầng quốc gia"
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và giá nhà vượt xa thu nhập, các chuyên gia cho rằng đã đến lúc tái định vị nhà ở như một phần thiết yếu...
Giá vật liệu xây dựng tăng cao, chủ nhà và chủ thầu cùng "méo mặt"
"Giá tăng cao quá, xây nhà trong thời điểm này đến khổ" - đó là câu than thở chung của cả chủ nhà lẫn những chủ thầu xây dựng.
TPHCM: Giải quyết thông suốt các thủ tục nhà đất sau hợp nhất
Cách thức hoạt động tại các phường, xã, trung tâm phục vụ hành chính công, nhất là những vấn đề về thủ tục xây dựng, nhà đất, hạ tầng đô thị...
Rà soát, đề xuất bổ sung nhu cầu sử dụng đất phục vụ điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu khẩn trương rà soát, cập nhật và đề xuất bổ sung nhu cầu...
Hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays: Thúc đẩy giao thương quốc tế tại Đặc khu kinh tế Vân Đồn
Lễ ký kết hợp tác giữa Cảng HKQT Vân Đồn và Crystal Holidays diễn ra vào ngày 07/7/2025 tại Vân Đồn (Quảng Ninh), đánh dấu mối quan hệ hợp tác...
Các địa phương hoàn thành kiểm kê đất đai trước ngày 20/8
Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các tỉnh, thành phố hoàn tất kiểm kê đất đai sau khi sắp xếp đơn vị hành chính trước ngày 20/8/2025 để đảm bảo quản lý hiệu quả.
Gần 22.000 căn nhà đủ điều kiện mở bán tại Hà Nội trong nửa đầu năm 2025
Số lượng căn hộ và nhà thấp tầng đủ điều kiện kinh doanh tại Hà Nội đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét của thị...
Nhà đầu tư miền Bắc “Nam tiến” tìm bến đỗ mới cho dòng tiền
Sau giai đoạn “nóng” với mức giá tăng cao và nguồn cung eo hẹp, nhiều nhà đầu tư miền Bắc đang chuyển hướng tập trung vào các thị trường mới hấp dẫn hơn.
Vinaconex thoái toàn bộ vốn tại Vinaconex ITC: Dứt điểm rút khỏi Cát Bà Amatina?
Vinaconex chính thức quyết định rút lui khỏi “siêu dự án" Cát Bà Amatina bằng kế hoạch thoái toàn bộ vốn tại Vinaconex ITC, dự kiến thu về ít nhất hơn 5.100 tỷ đồng.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/7: Đà Nẵng quy hoạch khu đô thị hơn 2.800ha quanh núi
Ninh Bình thành lập cụm công nghiệp rộng gần 75ha; Hà Nội đề xuất 155 khu đất thí điểm nhà thương mại; Đà Nẵng quy hoạch khu đô thị hơn 2.800ha quanh núi…
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/7: Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ
Ninh Bình phê duyệt dự án khu nhà ở công vụ gần 211 tỷ đồng; Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại
Đại dự án nghỉ dưỡng ven biển FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng vừa có động thái mới sau thời gian dài gián đoạn.
Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?
Khi "điểm nghẽn của điểm nghẽn" được gỡ rối cùng quyết sách sáp nhập thành 34 tỉnh/thành, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn...
Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc
Từ 1/7, thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu không quá 17 ngày, thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc,...
Xem nhiều




