Đảo quốc Palau: Tấm gương bảo tồn hệ sinh thái biển
Trong bối cảnh môi trường và hệ sinh thái biển đang bị đe doạ và ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những tác động của biến đổi khí hậu và ý thức con người, việc một đảo quốc nhỏ bé ở Thái Bình Dương lập ra một khu bảo tồn sinh thái biển rộng lớn được xem là bước đi đúng đắn, thiết thực.
“Thiên đường” giữa Thái Bình Dương
Cộng hoà Palau là một quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương, cách quần đảo Philippines khoảng 800km về phía đông. Palau có biên giới biển giáp với Indonesia, Philippines và Liên bang Micronesia.
Không ít người biết đến sự tồn tại của quốc gia nhỏ bé và xinh đẹp này. Tổng diện tích Palau chỉ vỏn vẹn chưa đầy 500km2, gồm khoảng gần 300 hòn đảo nhỏ nhưng chỉ có khoảng 10 đảo có người sinh sống. Trong đó, đảo đông dân nhất là Koror.
Thủ đô của Palau là Ngerulmud, nằm trên đảo Babeldaob. Hầu hết các đảo thuộc Palau là những đảo san hô, chỉ cao hơn mặt nước biển vài mét mà thôi. Dân số Cộng hoà Palau chưa đầy 21.000 người, chủ yếu là người Palau (chiếm khoảng ¾), ngoài ra có người gốc Philippines, gốc Trung Hoa. Họ sử dụng tiếng Palau (thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo) và tiếng Anh.
Có nghiên cứu cho rằng những cư dân đầu tiên đến Palau vào khoảng 3.000 năm trước từ Philippines. Nhưng người châu Âu mới thực sự khám phá ra quần đảo này lần đầu tiên vào thế kỷ 16. Năm 1543, nhà thám hiểm Tây Ban Nha Ruy Lopez De Villalobos phát hiện ra quần đảo này và tuyên bố nó thuộc chủ quyền của Tây Ban Nha. Sau đó, quần đảo Palau rơi vào tay người Đức (1899) rồi người Nhật (1914) trước khi Liên Hiệp Quốc giao quyền ủy trị cho phía Mỹ sau Thế chiến II. Năm 1978, các công dân trên đảo đã bỏ phiếu phản đối việc Palau gia nhập “Liên bang Micronesia” thuộc sự kiểm soát của Mỹ và đòi độc lập. Đến năm 1994, Palau chính thức trở thành một quốc gia được Liên Hiệp Quốc công nhận.
Trước đó, Palau ký Hiệp ước Quan hệ tự do với Mỹ, theo đó, Mỹ giữ quyền chịu trách nhiệm về quốc phòng và ngoại giao cho Palau, đổi lại đảo quốc này được Mỹ viện trợ phát triển kinh tế tổng cộng 480 triệu USD trong vòng 15 năm.
Thu nhập bình quân đầu người của Palau lên tới 7.000 USD/năm, nhờ vào lợi thế phát triển du lịch của mình. Chỉ tính riêng năm 2007, có 82.400 lượt khách du lịch khắp thế giới đến quốc đảo này du lịch. Con số trên gấp 4 lần dân số Palau.
Tấm gương bảo vệ đại dương
Là một đảo quốc nhỏ bé nhưng Palau lại chính là một “tấm gương lớn” về bảo vệ hệ sinh thái biển. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày một phức tạp, Palau dành tới 80% lãnh hải để thiết lập một khu bảo tồn và phát triển hệ sinh thái biển.
Theo giới nghiên cứu, yếu tố quan trọng để hệ sinh thái biển phát triển mạnh mẽ là bảo vệ đại dương. Palau đã thiết lập được một khu bảo tồn biển rộng lớn trong lòng quốc gia này gần 2 năm trở về trước, với diện tích lên tới gần 500.000 km2.
Tại đây, người dân không được phép đánh bắt cá, không khai thác tài nguyên biển. Khu bảo tồn của Palau lớn thứ 6 thế giới, trong khi đảo quốc này chỉ nhỏ xíu trên bản đồ. Dễ hình dung hơn, có thể hiểu Palau nhỏ hơn thành phố New York nhưng khu bảo tồn biển của họ lại lớn hơn tiểu bang California của Mỹ.
Tổng thống Palau Tommy Remengesau nhấn mạnh, việc thành lập khu bảo tồn hệ sinh thái biển là vô cùng cần thiết để bảo tồn đời sống của những người dân quốc đảo Palau.
National Graphic dẫn lời ông Tommy: “Người dân trên đảo bị ảnh hưởng nặng nhất bởi các mối đe dọa đến đại dương. Tạo khu bảo tồn là một bước đi táo bạo để người dân Palau nhận thức điều quan trọng đến sự sinh tồn của chúng ta”.
Quan trọng hơn, với khu bảo tồn biển của đảo quốc Palau, các nhà khoa học có cơ sở cho một loạt nghiên cứu mới. Trong một bài báo công bố mới đây trên tạp chí Plos One, các nhà nghiên cứu của Sinh thái học của Đại học Hawaii công bố kết quả theo dõi bảo tồn biển có tác động tích cực như thế nào. Nghiên cứu này tập trung vào số lượng cá và các sinh vật sống dưới đáy biển tại khu bảo tồn Palau.
Ngay trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học cũng cố gắng không tác động tới sinh vật biển ở đây. Họ không lấy mẫu trực tiếp mà chỉ dùng phương pháp quan sát hình ảnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng biển Palau có số lượng cá gấp đôi các vùng không bảo vệ. Còn cá săn mồi tăng lên gấp 5 lần.
Ý thức bảo vệ môi trường biển
Chuyên gia Enric Sala thuộc nhóm nghiên cứu về hệ sinh thái biển ở Palau cho hay: “Những gì chúng ta đo được đã khẳng định rằng khu bảo tồn giúp tăng sinh khối của cá”. Thực tế cho thấy, việc gia tăng các loại cá giúp cho nguồn thuỷ hải sản của Palau phong phú hơn rất nhiều.
Chuyên gia này khẳng định, việc phát triển thành công khu bảo tồn Palau không chỉ nhờ vào chính sách của chính quyền địa phương, mà còn nhờ ý thức bảo tồn thiên nhiên của cư dân quốc đảo này. Người Palau tự nguyện bảo vệ nguồn tài nguyên biển mà không cần tới các quy định của pháp luật hay biện pháp cưỡng chế nào. Giới quan sát cho rằng ý thức này một phần nhờ vào truyền thống bám biển ngàn đời của quốc đảo Palau.
Thực tế cho thấy, Palau có một hệ sinh thái biển lành mạnh, trong sạch. Hiện, đảo quốc xinh đẹp giữa Thái Bình Dương này có tỷ lệ đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất hành tinh. Chưa kể, du lịch môi trường và hệ sinh thái biển đem tới doanh thu đáng kể cho nền kinh tế.
Đây là điều đáng ghi nhận khi hiện tại, chỉ có 1,6% diện tích đại dương trên thế giới được bảo vệ. Bởi vậy, không hề khoa trương khi nói rằng đảo quốc này xứng đáng là tấm gương lớn cho các quốc gia trên thế giới về việc bảo tồn hệ sinh thái biển.
Ngoài Palau, ý thức bảo vệ đại dương và sử dụng năng lượng tái tạo để ứng dụng vào cuộc sống cũng được ghi nhận trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương khác, đảo Ta’u.
Đảo này thuộc quần đảo Samoa của Mỹ. Hiện, đảo đã tự loại bỏ các máy phát điện sử dụng nhiên liệu truyền thống, chuyển sang sử dụng pin năng lượng mặt trời khổng lồ, đáp ứng gần như 100% nhu cầu năng lượng của người dân trên đảo.
Mới đây nhất, UPI thông tin một hệ thống lưới điện nhỏ và pin dự trữ do tập đoàn Solar City và Tesla đã lắp đặt thành công trên đảo Ta’u. Theo đó, mạng lưới điện trên đảo Ta'u do Cơ quan Điện lực Samoa (ASPA) quản lý và điều hành. Khoảng 6 megawatt giờ điện (MWh) năng lượng mặt trời dư thừa có thể được lưu trữ trong 60 bộ Tesla Powerpack, loại pin cỡ lớn dùng để dự trữ năng lượng dùng vào ban đêm.
Việc ứng dụng năng lượng mặt trời một cách thông minh này nhờ vào thời tiết nắng quanh năm ở Ta’u. Keith Ahsoon - chủ một cửa hàng tạp hoá trên đảo Ta’u chia sẻ: “Trời luôn nắng ở trên đảo. Việc khai thác năng lượng mặt trời cung cấp đủ điện năng giúp chúng tôi ngủ thoải mái hơn và phục vụ tốt hơn khách hàng vào ban đêm”. Ông Ahsoon cũng cho rằng dự án sáng tạo này sẽ làm giảm lượng khí thải carbon của thế giới, bởi chỉ khi sống trên một hòn đảo, người ta mới cảm nhận được trực tiếp hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tình trạng xói mòn bờ biển cũng như các thay đổi rõ rệt khác là một phần cuộc sống ở đây.
Về phần mình, công ty Tesla - bên phụ trách dự án nói trên cho hay, dự án điện mặt trời sẽ thay thế cho việc sử dụng hơn 415.000 lít dầu diesel chạy máy phát điện mỗi năm, cộng thêm chi phí để vận chuyển số nhiên liệu đó ra đảo Ta'u, với quãng đường dài khoảng 6.400 km tính từ bờ biển phía tây nước Mỹ.
TIN LIÊN QUAN
Vẻ đẹp sông Nho Quế: Dải lụa ngọc bích trên cao nguyên đá
Nằm dưới chân những ngọn núi đá tai mèo hiểm trở, dòng sông Nho Quế quanh năm êm đềm tựa như dải lụa xanh mềm mại, uốn lượn theo những triền núi kỳ vĩ...
[Chùm ảnh] Không khí Giáng sinh đến sớm tại TP HCM
Dù còn gần một tháng nữa mới đến Giáng sinh nhưng nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại tại TP HCM đã trang hoàng lộng lẫy, thu hút nhiều khách đến tham quan, chụp ảnh.
Đà Lạt mùa đông - Cổ tích hồng trên đồi cỏ lau
Loài cỏ hoa này thường mọc hoang dại trên những vùng đất cằn cỗi, nhưng khi nở rộ lại tạo nên những cánh đồng hoa màu hồng trải dài bất tận, đẹp tựa như một bức tranh sơn thủy hữu tình.
[Chùm ảnh] Đà Lạt một sớm bình yên
Đà Lạt, một thành phố với vẻ đẹp thơ mộng và bình yên luôn khiến du khách phải xao xuyến mỗi khi đến thăm.
Lễ vinh danh "Trường học hạnh phúc" 2024: Hành trình lan tỏa giá trị nhân văn và niềm vui học đường
Ngày 17/11, trong không khí vui tươi hướng tới chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Lễ vinh danh cuộc thi viết và bình chọn “Trường học hạnh phúc” năm 2024...
Khám phá những làng nghề truyền thống ở Hưng Yên
Hưng Yên với di sản văn hóa lâu đời đã gắn liền với nhiều làng nghề truyền thống. Những làng nghề hàng trăm năm tuổi vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay...
Bộ tộc kỳ lạ nhất thế giới, không trồng trọt nhưng chưa bao giờ xảy ra tình trạng chết đói
Tại châu Phi, nhiều bộ tộc người da đen vẫn giữ những thủ tục xưa cũ, vô cùng khác lạ so với thế giới hiện đại ngày nay.
[Chùm ảnh] Toàn cảnh đoạn Vành đai 2 TP HCM "dang dở" nhiều năm
Đường Vành đai 2 TP HCM có tổng chiều dài 64km, trong đó 50km đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, còn lại 14km, chia thành 4 đoạn nhiều năm vẫn chưa được khép kín.
Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở xuống cấp trầm trọng, bao giờ được xây dựng lại?
Chợ Ngã Tư Sở từng là trung tâm thương mại sầm uất của Thủ đô. Do nhiều năm không được cải tạo, đầu tư xây dựng nên chợ ngày càng xuống cấp...
Khám phá Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp mở cửa tại Hà Nội
Sau 5 năm xây dựng, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ chính thức mở cửa đón du khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí vé trong 1 tháng....
Miên man Lăng Cô
Lăng Cô - doi đất nằm miên man giữa bên sóng và bên đầm hiện lên như một bức tranh thủy mặc. Bình minh và hoàng hôn mang đến cho dải đất...
Thủ đô Hà Nội 100 năm trước như thế nào?
Hà Nội đang rộn ràng trong không khí hân hoan và tự hào khi chuẩn bị đón mừng kỉ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Ngày nay là...
Việt Nam - Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á năm 2024
Tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards 2024), Việt Nam vinh dự được gọi tên trong hạng mục giải thưởng “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á”...
[Chùm ảnh] Ngắm nhìn thị trấn cổ D'ran bên lưng đèo
Thị trấn cổ D'ran (tỉnh Lâm Đồng) vẫn còn lưu dấu tích của các công trình trăm năm gắn với lịch sử ban sơ hình thành Đà Lạt như: Đình Càn Rang, nhà ga tuyến Tháp Chàm - Đà Lạt, con đèo Ngoạn Mục...
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa 400 tuổi tại Bình Dương
Chùa Châu Thới (tỉnh Bình Dương) là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở vùng Đông Nam Bộ, với lối kiến trúc cổ kính cùng vị trí độc đáo.
Những bản làng đẹp, yên bình mà du khách có thể ghé thăm khi đến Hà Giang
Hà Giang với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, kỳ thú và con người thân thiện, với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đã và đang trở thành điểm đến không thể thiếu của du khách trong, ngoài nước.
Em ơi, Hà Nội… lụt
Đài khí tượng thủy văn cảnh báo nguy cơ cao xảy ra ngập úng tại các khu đô thị, tầng hầm của một số tòa nhà khu chung cư, nhà dân, nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội với độ sâu ngập từ 0,2 - 0,5m, có nơi trên 0,5m kéo dài từ 30 - 60 phút.
Đi ngược con nước Sừng Trời
Hai bên non cao và thung sâu của con đèo Khau Phạ (tiếng Thái Khau Phạ nghĩa là Sừng Trời) vắt ngang qua huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) là những thửa ruộng bậc thang...
Hà Nội: Nhà tập thể hơn 50 năm tuổi xuống cấp trầm trọng vẫn rao bán gần 500 triệu đồng/căn
Sau hàng chục năm đưa vào sử dụng, khu tập thể Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) đã và đang xuống cấp nặng nề...