Đề xuất mua lại 7 dự án BOT: Không thể vội vàng
Theo ĐBQH Phạm Văn Hòa, cần có sự xem xét, đánh giá cụ thể từng dự án trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Bộ GTVT đang kiến nghị sử dụng 9.427 tỷ đồng từ Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 để xử lý 7 dự án BOT đã hoàn thành, đưa vào khai thác nhưng chưa thể tổ chức thu phí; hoặc đang thu phí nhưng không đạt được các cam kết hợp đồng với doanh nghiệp.
Bảy công trình BOT dự kiến được mua lại gồm trạm Bờ Đậu (Thái Nguyên), trạm Ninh Xuân (Khánh Hòa), trạm T2 (Cần Thơ), trạm cầu Thái Hà (nối Thái Bình - Hà Nam), trạm Bỉm Sơn (Thanh Hóa), trạm thu phí km 1.747 (đường Hồ Chí Minh), trạm La Sơn - Túy Loan.
Trao đổi với Đất Việt, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, đây mới chỉ là đề xuất của Bộ GTVT, cần phải đưa ra Quốc hội thảo luận cho kỹ càng.
Ông Hòa khẳng định, đầu tư theo hình thức BOT là thuận mua vừa bán. Ngay từ đầu khi chủ đầu tư bắt tay vào thực hiện dự án đã phải xây dựng phương án tài chính, trong đó tính toán tất cả các điều kiện thực hiện dự án, chi phí, khả năng và thời gian thu hồi vốn, đồng thời tính toán cả những rủi ro để lên phương án xử lý.
"Tất cả những việc ấy đã được thực hiện, do đó, chủ đầu tư phải thu phí BOT để hoàn vốn, chứ không thể nào để Nhà nước bỏ tiền ngân sách để hoàn trả cho doanh nghiệp. Làm như vậy thì hóa ra đó không phải là dự án BOT nữa rồi", vị Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chỉ rõ.
Ông cũng nói thêm, chủ đầu tư thi công dự án rồi đưa vào vận hành, không qua đấu thầu, trong khi lẽ ra phải thực hiện việc này, có khi giảm giá xuống nhiều có lợi cho Nhà nước.
![]() |
Trạm thu phí của dự án BOT Thái Nguyên-Chợ Mới. |
"7 dự án BOT không thu phí hoàn vốn được do những nguyên nhân khác nhau, trong đó có trạm đã đi vào nhưng thường xuyên xảy ra mất an ninh trật tự. Dự án BOT là đường nhà đầu tư làm và họ đã tính toán tất cả, sau đó thu phí, cho nên dù xảy ra vấn đề gì về an ninh trật tự thì cơ quan quản lý nhà nước phải kiên quyết xử lý cho được, chứ không phải theo yêu cầu của nhà đầu tư BOT là Nhà nước phải hoàn trả vốn cho họ", đại biểu Hòa cho biết.
Cho rằng đề xuất của Bộ GTVT chưa hợp lý, vị đại biểu đề nghị vấn đề này cần được đưa ra Quốc hội thảo luận, xem xét cụ thể, khách quan. Bộ GTVT phải giải trình trước Quốc hội và các đại biểu cho ý kiến, qua đó đảm bảo không thiệt thòi cho nhà đầu tư, Nhà nước và người dân.
"Thời gian qua do ảnh hưởng của đại dịch nên việc thực hiện nhiệm vụ có thể chưa đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, khi các địa phương bước vào giai đoạn "bình thường mới" thì 7 dự án BOT nêu trên cần phải được xem xét cụ thể, rành mạch từng dự án, nguyên nhân gì mà không thu được, vì sao xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự... Không thể vội vàng đưa ra một đáp án chung cho tất cả", đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.
Liên quan đến các dự án BOT giao thông, trước đó, hồi đầu năm 2021, Bộ GTVT cũng từng đề xuất sử dụng ngân sách mua lại 8 trạm thu phí BOT gặp vướng mắc do bất cập về vị trí đặt trạm, không nhận được sự đồng thuận từ người dân địa phương nên chưa thể thu phí, hoặc thu phí không đúng phương án tài chính nên không thể hoàn vốn.
Đáng chú ý, đa số các dự án này đã mắc kẹt từ năm 2018 đến nay, đều rơi vào tình trạng vỡ phương án tài chính, nhưng vẫn chưa có giải pháp để xử lý triệt để. Điển hình như dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới của Cienco4, nhà đầu tư này đã có nhiều văn bản “cầu cứu” lên Bộ GTVT, Chính phủ, đồng thời có phương án giảm phí tối đa. Bộ GTVT nhiều lần có văn bản đề xuất gửi UBND tỉnh Thái Nguyên phối hợp thu phí, song chưa thể thực hiện.
Tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, đối với các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu đã dẫn đến bất cập đó là đặt trạm thu phí ngoài phạm vi dự án hoặc trạm thu phí để thu cho những dự án khác mà người dân không sử dụng... nên không bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các nhà đầu tư BOT và người dân, dẫn đến gây mất an ninh, trật tự; mặc dù đã có chính sách miễn, giảm phí và điều chỉnh vị trí đặt trạm thu phí.
Theo Ủy ban Kinh tế, việc Bộ GTVT đề nghị dùng ngân sách nhà nước để hỗ trợ hoặc mua lại dự án BOT là không hợp lý bởi các lý do.
Một là, người dân tại khu vực trạm thu phí các dự án này phản đối quyết liệt nên không thể thu phí hoàn vốn cho dự án, trong khi chưa có tiêu chí rõ ràng để có đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc xem xét, quyết định mua lại các dự án này;
Hai là, ngoài 8 dự án trên vẫn còn tồn tại một số dự án (như Trạm thu phí cầu Bến Thủy và Bến Thủy II thu phí hoàn vốn cho dự án tuyến tránh thành phố Vinh, Dự án nâng cấp mở rộng QL1A đoạn Nam cầu Bến Thủy – tránh Hà Tĩnh, Cầu Yên Xuân…) có những bất cập về vị trí đặt trạm thu phí, nhưng người dân tại địa phương đó lại không còn phản đối sau khi có chính sách miễn, giảm phí;
Ba là, trường hợp Nhà nước mua lại các dự án đó sẽ tiềm ẩn nguy cơ thiếu minh bạch, dẫn đến hiệu ứng lan rộng tại các dự án khác, khiếu kiện, làm mất an ninh, trật tự, đồng thời gây áp lực cho ngân sách nhà nước trong điều kiện khó khăn hiện nay và đi ngược với chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc huy động nguồn vốn xã hội hóa cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế cũng chỉ rõ, Chính phủ đã tổng kết việc triển khai thực hiện các mô hình đầu tư theo hình thức PPP, trong đó có hình thức hợp đồng BOT, nhưng đến nay vẫn chưa tổng hợp kết quả kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra khuyết điểm, vi phạm và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định.
Ủy ban Kinh tế kiến nghị Chính phủ cần chỉ đạo tổng hợp kết quả kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra khuyết điểm, vi phạm, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. Tập trung xử lý dứt điểm những tồn tại, vướng mắc của các trạm thu phí, kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ áp dụng hệ thống quản lý, giám sát, khai thác dữ liệu cho tất cả các trạm thu phí trên phạm vi cả nước. Chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương bảo đảm an ninh, trật tự và tài sản của các nhà đầu tư.
TIN LIÊN QUAN
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Tour nước ngoài hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, giá tour trong nước và nước ngoài không chênh nhau nhiều, đó là những lý do khiến du lịch quốc tế trở thành...
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Bổ sung quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xổ số, casino
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
[Chùm ảnh] Toàn cảnh nơi được chọn đặt 18 khẩu pháo phục vụ Đại lễ 30/4
Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP HCM) đang được cải tạo một số vị trí để đặt 18 khẩu pháo phục vụ lễ 30/4.
Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
Theo chỉ số trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025, Việt Nam hiện xếp thứ 46 trong số hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Đây là thứ hạng cao...
Thông tư số 18/2025 về kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong chuỗi cung ứng
Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, cơ chế điều hành xăng dầu mới, có thể làm mềm hóa thị trường, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong chuỗi cung ứng, dự trữ, và điều hành giá...
Thị trường lao động đầu năm 2025: Nhu cầu tuyển dụng tăng 19% so với năm trước
Nhằm mang đến bức tranh tổng quan về thị trường lao động 2 tháng đầu năm 2025, Vieclam24 cho ra mắt "Tóm lược thị trường lao động Việt Nam đầu năm 2025" từ khảo sát...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 20/3
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 20/3/2025, giá xăng có khả năng đảo chiều...
Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu như thế nào từ ngày 2/5?
Bắt đầu từ ngày 2/5, Bộ Công Thương sẽ chính thức công bố giá cơ sở và giá bán xăng dầu, thay vì duy trì cơ chế điều hành giá xăng dầu thông qua tổ...
2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước tăng gần 26%
Mức thu này tăng 25,7% so cùng kỳ năm 2024, trong khi đó, lũy kế chi 2 tháng ước 293,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2%.
100% bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử
Đó là một trong những yêu cầu của Thủ tướng tại Chỉ thị số 07/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác...
3 lưu ý giúp người tiêu dùng phòng tránh lừa đảo khi mua sắm trực tuyến
Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, chiến dịch cộng đồng “An Tâm Vui Sắm” diễn ra từ ngày 15/3/2025 tới ngày 15/6/2025 nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, các...
UOB dự báo GDP Việt Nam tăng 7,1% vào quý I/2025
Ngân hàng UOB (Singapore) khẳng định, đang duy trì quan điểm lạc quan nhưng thận trọng về triển vọng kinh tế của Việt Nam. Dự báo, GDP quý 1/2025 đạt 7,1%. Đến năm 2026, tốc...
Phân cấp đầu tư công về địa phương để tạo động lực tăng trưởng dài hạn
Đây là nhận định của ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam về giải pháp thúc đẩu đầu tư công của quốc gia.
Xem nhiều




