Dịch Covid-19 tác động mạnh đến triển khai các dự án đầu tư xây dựng
Trong những tháng đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở nước ta và nhiều khu vực trên thế giới, tác động lớn đến hoạt động triển khai các dự án đầu tư xây dựng khi nhiều hoạt động bị gián đoạn, ngưng trệ, giá cả vật liệu xây dựng tăng cao,… làm ảnh hưởng đến chi phí, tiến độ, tăng rủi ro cho các dự án.
Phát sinh nhiều rủi ro, phức tạp
Theo đó, với sự lây lan mạnh, trên diện rộng của dịch bệnh Covid-19, trong trường hợp tại các dự án, công trình xây dựng có công nhân, lao động bị nhiễm bệnh sẽ dẫn đến phải tạm dừng toàn bộ công việc. Hay nếu có trường hợp là F1, F2 phải cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà cũng tác động làm thiếu nhân lực, bị động trong triển khai công việc theo kế hoạch. Năng suất lao động thấp, phát sinh chi phí và làm chậm tiến độ của công việc, dự án.
Đặc biệt, trong làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 ở nước ta từ cuối tháng 4 đến nay, việc áp dụng giãn cách xã hội kéo dài tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước làm công tác triển khai các dự án đầu tư xây dựng gặp nhiều khó khăn bởi các biện pháp kiểm soát và hạn chế người ra vào các địa phương, gây khó khăn trong công tác điều động nhân sự của chủ đầu tư, các nhà thầu để triển khai dự án.
Công tác xuất nhập khẩu, vận chuyển vật liệu, vật tư thiết bị cũng gặp khó khăn bởi các nhà cung cấp gặp trở ngại trong việc logistic về công trường, tăng giá cước vận tải và một số nhà máy phải đóng cửa tạm thời do dịch bệnh.
Bên cạnh đó, việc hạn chế di chuyển cũng như tiếp xúc của các cơ quan ban ngành địa phương làm cho việc nhập khẩu vật tư, thiết bị bị chậm hơn so với kế hoạch từ vài tuần đến vài tháng. Việc phối hợp và làm việc với các cơ quan nhà nước trong việc phê duyệt hồ sơ có liên quan (phòng cháy chữa cháy, an toàn môi trường, kết nối hạ tầng, điện nước, cũng như các dịch vụ tiện ích khác) hiện nay cũng đang gặp rất nhiều khó khăn vì không thể tổ chức họp, trao đổi, giải trình,… dẫn đến còn nhiều tồn tại về việc cấp các giấy phép có liên quan (thẩm định PCCC, kết nối hạ tầng, đánh giá môi trường,...).
Ngoài ra, trong trường hợp cần điều động chuyên gia cho dự án cũng rất khó vì các yêu cầu cách ly, hạn chế các chuyến bay quốc tế và quy định phòng chống dịch tại Việt Nam cũng như tại các nước của các chuyên gia. Công tác đào tạo đội ngũ vận hành dự án cũng bị ảnh hưởng bởi việc cử người lao động đi nước ngoài để đào tạo gặp nhiều khó khăn vì các yêu cầu cách ly cũng như hạn chế về nhu cầu hàng không.
Giá vật liệu xây dựng tăng phi mã, nguy cơ đội vốn dự án
Bên cạnh nguy cơ chậm tiến độ, phát sinh chi phí do ảnh hưởng từ dịch bệnh, thời gian qua giá hầu hết các vật liệu xây dựng chủ yếu đều tăng cao, đặc biệt là giá thép tăng đột biến, không theo quy luật thông thường đã tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư xây dựng, khiến các dự án đối mặt với nguy cơ đội vốn, các nhà thầu lâm vào cảnh thua lỗ.
Từ đầu năm đến nay, giá các loại thép trong nước đã tăng từ 45 - 50%. Các nhà thầu thi công phải chấp nhận mua hàng ở mức giá cao, hoặc phải cân nhắc tạm hoãn thi công, xây dựng để chờ giá cả hạ nhiệt. Tuy nhiên, giá thép được dự báo không giảm quá mạnh vào cuối năm do nhu cầu vẫn cao và nguồn cung vẫn không đáp ứng nhu cầu.
Riêng Trung Quốc, trong các tháng cuối năm 2021 dự kiến sẽ cắt giảm đáng kể sản lượng thép nhằm đáp ứng mục tiêu giảm thải khí carbon. Chính vì vậy, từ 1/8 Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu đối với gang thép nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước.
Theo Báo cáo cập nhật triển vọng ngành thép và tôn mạ 2H21 được công bố bởi Công ty chứng khoán Mirae Asset, dự báo mặt bằng giá quặng sắt trong 6 tháng cuối năm 2021 sẽ duy trì ở mức trên 160 USD/tấn, cao hơn 70% mức giá quặng trung bình cùng kỳ năm trước.
Trong những tháng cuối năm, việc thiếu hụt các nguyên liệu đầu vào như quặng sắt khiến Việt Nam vẫn phải nhập khẩu quặng từ các nước khác. Do đó giá thép trong nước cũng sẽ biến động cùng chiều với diễn biến giá thép thế giới.
Trước tình hình đó, vừa qua Bộ Xây dựng đã có công văn 1545/BXD-KTXD về việc thực hiện các giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và biến động giá thép đến các hoạt động xây dựng.
Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị có liên quan đánh giá tác động của dịch Covid-19 và biến động giá một số vật liệu xây dựng chủ yếu, nhất là giá thép đến tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, các dự án PPP thuộc phạm vi quản lý, đặc biệt là các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng; Đề xuất các giải pháp khắc phục, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thực hiện hợp đồng xây dựng, đặc biệt là các hợp đồng xây dựng ký kết theo hình thức đơn giá cố định và trọn gói.
Có thể thấy, công tác triển khai xây dựng các dự án đang đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn từ đại dịch Covid-19 cũng như giá vật liệu xây dựng tăng cao. Bên cạnh những nỗ lực ứng phó của doanh nghiệp, rất cần có những giải pháp từ các cơ quan quản lý nhà nước để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu các tác động tiêu cực do dịch bệnh và biến động bất thường của thị trường đến hoạt động của doanh nghiệp.
Dự án NMNĐ Sông Hậu 1 đang trong giai đoạn triển khai quan trọng, cần đẩy nhanh tiến độ các hạng mục trên đường găng để đảm bảo đạt được các mốc tiến độ, vận hành thương mại trong năm. Tuy nhiên, các đợt bùng phát dịch Covid-19 trước và hiện nay đã tác động tiêu cực đến tình hình triển khai thi công, lắp đặt và chạy thử Nhà máy.
Trong thời gian dịch bệnh Covid-19, việc huy động nhân lực, vật tư thiết bị cho thi công, lắp đặt và chạy thử gặp khó khăn. Đặc biệt là việc không thể huy động các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại dự án để thực hiện các khâu, các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Điều này đã dẫn đến tiến độ một số hạng mục bị ảnh hưởng như: Hệ thống nước làm mát; Các hạng mục, hệ thống của nhà thầu DHI; Hệ thống lọc bụi tĩnh điện; Hệ thống thải tro xỉ; Hệ thống khử lưu huỳnh. Từ đó, tiến độ chung của dự án bị ảnh hưởng.
Trước tình hình đó, Ban QLDA đã cùng Tổng thầu LILAMA và các nhà thầu phụ cố gắng hết sức, vận dụng tối đa trao đổi và xử lý công việc bằng hình thức online, giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh đến tiến độ dự án.
Song song đó, Petrovietnam đã tích cực làm việc với các Bộ, ban ngành Trung ương và tỉnh Hậu Giang, TP. Cần Thơ về việc tiêm vắc-xin cho NLĐ trên công trường Dự án. Đến thời điểm hiện tại, hầu hết CBCNV Ban QLDA và NLĐ trên công trường Dự án đều đã được tiêm mũi 1 vắc-xin ngừa Covid-19.
TIN LIÊN QUAN
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Bắc Ninh rà soát tổng thể dự án khu đô thị 3.569 tỷ đồng
Bất động sản quanh Vành đai 4 lại "nổi sóng"; Hà Nam bãi bỏ chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội; Hải Dương phát hiện nhiều thiếu sót...
Bồi thường thiệt hại về nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất
Tại Điều 102 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ tháng 8/2024) quy định về bồi thường thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước...
Bài 3: Sớm đưa các chính sách vào cuộc sống - Nỗ lực, quyết tâm từ Chính phủ và Quốc hội
Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được Quốc hội khóa XV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, đã thể chế hóa...
VARS công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã tổ chức Công bố Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/11: Hà Nội giao Vingroup hơn 127,4ha đất triển khai dự án Green City
TP HCM tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế;...
Hiệu quả từ những chính sách liên quan đến nhà ở, bất động sản Bài 2: Nhiều quy định mới thông thoáng hơn
Sau khi có hiệu lực thi hành ngày 01/8/2024, Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 đã góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ...
Tập đoàn Vingroup nhận bàn giao hơn 127,4ha đất xây dựng dự án Green City
UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 127,4ha đất (đợt 1) tại các xã: Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập, Liên Hà thuộc huyện Đan Phượng, đã hoàn thành giải phóng...
Bài 1: Làn gió chính sách mới tác động tới thị trường bất động sản
3 Luật: Nhà ở, Kinh doanh bất động sản Đất đai có hiệu lực thi hành sớm từ ngày 01/8/2024 được kỳ vọng sẽ “phá bỏ” các rào cản liên quan đến thu hồi đất...
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành...
“Cha chung” đã có người khóc
“Cha chung không ai khóc”, câu thành ngữ quen thuộc này chỉ sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với công việc chung. Nó xuất phát từ tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy rạng”...
Quyền của chủ sở hữu nhà ở
Hiện nay, chủ sở hữu nhà ở có những quyền gì? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương mại, du lịch, kích thích...
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng;...
Hà Nội sẽ làm 3 cây cầu bắc qua sông Hồng giai đoạn 2025-2030
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh...
Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo số 532/TB-VP về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới
Theo Cushman & Wakefield, năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025
Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai...