Doanh nghiệp bứt phá giữa đại dịch nhờ "phao cứu sinh" thương mại điện tử
Theo giám đốc công ty thương mại Kim Cương Xanh, nỗi đau từ COVID-19 mà các doanh nghiệp phải gánh chịu là không thể kể hết. Tuy nhiên, với nhận thức nghiêm túc về kinh doanh trực tuyến từ sớm, doanh nghiệp của bà đã tồn tại và thậm chí phát triển mạnh giữa đại dịch.
Cần lựa chọn kênh thương mại điện tử phù hợp
Tại hội nghị quốc tế về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến xuất khẩu, kết hợp tổ chức giao thương trực tuyến trên nền tảng số diễn ra ngày 11/11, bà Đoàn Trần Thùy Linh - Giám đốc điều hành và là người sáng lập Công ty CP Sản xuất và Thương mại Kim Cương Xanh chia sẻ, doanh nghiệp (DN) này chính thức tiếp cận với thương mại điện tử (TMĐT) từ năm 2016 - thời điểm các sàn TMĐT phát triển rất mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam.
Với nhận thức nghiêm túc về việc đầu tư nguồn lực vào thị trường online, đến cuối năm 2019, DN bắt đầu tiếp cận với sàn Alibaba.com và xuất khẩu ra thị trường thế giới.
"Đầu năm 2020 khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, tôi càng cảm thấy may mắn khi DN có kênh bán hàng thông qua TMĐT. Nếu không có kênh bán hàng này thì DN F&B của mình thực sự sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề", bà Linh nói.
Theo bà Linh, nhờ các kênh bán hàng TMĐT nên mọi rào cản bị gỡ bỏ dần dần. DN có thể trao đổi mọi thứ qua môi trường internet và không có phải tốn nhiều chi phí vận hành cũng như bị ngưng trệ như thị trường offline. Đến nay, DN vẫn tiếp tục phát triển và phát triển càng mạnh mẽ.
Khi bán hàng trên sàn TMĐT, dưới góc độ DN, bà Linh đánh giá không có thành công nào là dễ dàng cả. Những ngày đầu bán hàng trên môi trường mới, bà không hình dung hết những gì xảy đến. Chẳng hạn, khi đơn hàng tăng đột biến không biết xử lý ra sao, cơ cấu nhân sự thế nào cho phù hợp.

"Tôi đã thay đổi rất nhiều về tư duy. Trong suốt 2 năm hoạt động trên sàn Alibaba, tôi hiểu rõ bản chất bán B2C và B2B. Tôi cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường và cập nhật xu hướng trong lĩnh vực B2B cũng như trong ngành F&B mà DN đang theo đuổi. Đặc biệt, tôi nhận ra rằng bán hàng online là con đường ngắn nhất để có hiệu quả cao nhất với doanh thu cao và chi phí thấp", bà Linh cho biết.
Cũng theo chia sẻ của bà Linh, tham gia bán hàng trên sàn TMĐT đem lại nhiều lợi ích. Ngành F&B có đặc trưng là tồn kho. Trong khi DN không muốn thiệt hại và chôn vốn quá nhiều vào tồn kho. Với việc DN thực hiện chuyển đổi số, yếu tố tồn kho được giảm thiểu, tiết kiệm được chi phí vận hành.
Bà Linh cho rằng, DN cần chuyển đổi số ngay bởi dịch bệnh COVID-19 đã tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu và thói quen mua hàng của người tiêu dùng đã thay đổi rất nhiều.
"TMĐT đã phát triển 10 năm nay trong khi không ít các DN của Việt Nam giờ mới rục rịch thay đổi. Sau những tác động nặng nề bởi COVID-19, các DN mới nhận thức sâu sắc cần phải áp dụng TMĐT. Trước đây, TMĐT có cũng được, không có cũng chẳng sao. Nhưng giờ DN phải nhìn nhận lại rằng không thể không bán hàng trên sàn TMĐT", bà Linh nhận định.
Từ những thành công trong việc bán hàng trực tuyến cùng với sự thay đổi hành vi khách hàng cũng như sự dịch chuyển nguồn cung, bà Linh khuyến nghị, DN cần dịch chuyển, online hóa hoạt động sản xuất kinh doanh và bán hàng, đặc biệt nên thiết lập kênh TMĐT cho riêng mình.
Cần hệ sinh thái cho logistics
Cũng nhấn mạnh đến việc thích ứng và đổi mới trong bối cảnh kinh doanh mới, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho biết, số lượng lớn người tiêu dùng đã và đang chuyển sang mua sắm trên kênh trực tuyến. Theo đó, các DN F&B (dịch vụ ăn uống, nhà hàng) phải tập trung phát triển các chiến lược toàn diện liên quan đến quản trị, chiến lược sản phẩm và ứng dụng công nghệ.
"Đặc biệt, các DN đã nhìn thấy rõ lợi ích tất yếu liên quan đến sự sống còn của DN. Đó chính là ưu tiên thay đổi phương thức tiếp thị, tương tác khách hàng và phân phối thông qua TMĐT", bà Chi nói.
Theo đánh giá của Chủ tịch Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh, ngành F&B có rất nhiều DN vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Do đó, trước khi có dịch, đa phần các DN không bán hàng trên sàn TMĐT. Tuy nhiên, thời gian qua, các DN đã thay đổi tư duy về việc bán hàng trên môi trường số. Một số DN dù không lớn nhưng đã bắt đầu đầu tư để bán hàng trên sàn TMĐT. Điều này cho thấy việc mua bán trên sàn TMĐT với các DN F&B đã thay đổi.
Ngoài ra, nhiều DN lớn của Việt Nam đã chọn nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp với phát triển các sản phẩm nông nghiệp chế biến sâu. Với việc đầu tư này, Việt Nam đã có những sản phẩm tham gia vào thị trường xuất khẩu lớn.
"Có thể nói, sự phát triển của TMĐT là chìa khòa thành công cho sự phát triển của ngành F&B VIệt Nam và chắc chắn sẽ là một xu hướng bắt buộc, mang tính liên tục và không thể đảo ngược do sự thay đổi liên tục của công nghệ, nhu cầu khách hàng và xu hướng thị trường", bà Chi nhìn nhận.
Mặc dù cho rằng các kênh trực tuyến hứa hẹn mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi, giá cả cạnh tranh nhưng bà Chi cho rằng Việt Nam còn thiếu một hệ sinh thái cho logistics (dịch vụ cung ứng). Do đó gây trở ngại trong việc thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng các kênh TMĐT. Vấn đề phát triển đồng bộ hệ sinh thái logistics để đi đôi với sàn TMĐT là thách thức với các DN trong ngành F&B giai đoạn hiện nay.
"Chúng tôi đề xuất với TP Hồ Chí Minh phát triển những mạng lưới về logistics, hệ thống kho lạnh để giúp các nhà phân phối lẻ đồng bộ được trên sàn TMĐT. Việc kết hợp với những đơn vị điện tử uy tín là rất cần thiết để kết nối cho các DN, nhất là các DN trong ngành F&B hoạt động hiệu quả", người đứng đầu Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho biết.
TIN LIÊN QUAN
-
Hàng Việt lép vế trên sàn TMĐT: Chuyện thường tình...
-
Chiến trường TMĐT: Sau 1 năm mất phong độ, Lazada đã vượt mặt Tiki vươn lên hạng 2 trong 'cuộc đua tứ mã' về lượt truy cập
-
Từ 1/8, chủ shop trên Shopee, Lazada, Tiki… sẽ bị khấu trừ thuế trên doanh thu, sàn TMĐT phải cung cấp thông tin người bán cho cơ quan thuế
-
Cuộc chiến "khô máu" TMĐT Việt Nam: Mạnh tay "xuống tiền" cho phí ship và thuê người nổi tiếng, lượng truy cập của Shopee áp đảo so với Tiki, Lazada, Thế giới Di động…
-
Một sàn TMĐT Việt vừa chính thức tuyên bố ngừng kinh doanh với H&M
Hòa Phát (HPG) vừa được chấp thuận dự án KCN vốn đầu tư gần 3.400 tỷ đồng
Dự án Khu công nghiệp này tại Hải Phòng, là dự án mới nhất của Hòa Phát trong lĩnh vực hạ tầng công nghiệp....
SaiGon Co.op và Vua Gạo bị cấm thầu vì cung cấp hàng kém chất lượng!?
Sau khi Cục 10, Bộ Công an có quyết định cấm thầu trong 3 năm đối với SaiGon Co.op và Vua Gạo vì cung cấp hàng hoá không đảm bảo chất lượng...
Thể thao gắn kết – Văn hóa tỏa sáng: Lễ khai mạc Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025
Sự kết hợp giữa tinh thần thể thao và nghệ thuật đỉnh cao trong Lễ khai mạc Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025...
Vượt đỉnh 1,1 triệu tấn: Thép cuộn cán nóng Hòa Phát (HPG) lập kỷ lục quý
Lần đầu tiên, sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng (HRC) của Hòa Phát vượt mốc 1,1 triệu tấn chỉ trong một quý, tăng 18% so với quý trước...
BAF Việt Nam rót 150 tỷ lập ‘cứ điểm mới’ tại Ninh Bình: Tăng tốc kế hoạch 13 trại, 2 nhà máy trong 2025
Trong năm 2025, BAF Việt Nam dự kiến sẽ tiến hành triển khai 13 trại/cụm trại mới, cùng 2 dự án nhà máy cám tại Bình Định và nhà máy chế biến thịt...
IDICO-CONAC gây bất ngờ khi hoàn thành 91% kế hoạch lợi nhuận chỉ sau 6 tháng
IDICO-CONAC đang bứt phá trên cả 3 lĩnh vực chủ lực gồm xây lắp, hạ tầng khu công nghiệp và bất động sản nhờ loạt dự án tăng tốc.
Ông lớn ngành xi măng VICEM báo lãi 34 tỷ đồng sau hai năm thua lỗ
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thị phần xi măng trong nước của VICEM chiếm 27,41%, tăng 0,03% so với năm 2024 và tăng 0,76% so với cùng kỳ năm 2024....
Siêu dự án rộng 675ha hơn 11.000 tỷ đồng ở Thái Nguyên chính thức về tay Kinh Bắc
Dự án này không chỉ nối dài chuỗi quỹ đất vàng của KBC trong lĩnh vực phát triển KCN mà còn giúp “ông lớn” bất động sản KBC...
Lãi ròng quý 1 vọt 72%: GELEX rót 100 tỷ thành lập công ty đầu tư mới
Tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng bài bản, GELEX chính thức thành lập Công ty mới, đóng vai trò sẽ hoạt động chính trong ngành hỗ trợ dịch vụ tài chính...
Vinaship (VNA) xin ý kiến bán tàu 27 tuổi: Cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt trong tháng 10
Không chỉ chủ động cơ cấu đội tàu để tinh gọn vận hành, Vinaship vẫn đảm bảo chia cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 6%. Trong bối cảnh lãi ròng quý I/2025 khiêm tốn...
Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM
Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
PV GAS: Vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam...
PVChem công bố và trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc
Sáng ngày 3/7/2025, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đối với ông Vũ Chí Công và ông Nguyễn Kim Mạnh Hoàng.
"Ông lớn" xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu
Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm...
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Xem nhiều




