Doanh nghiệp mong chờ sự hỗ trợ thiết thực để "vượt bão" COVID-19
Hầu hết các doanh nghiệp đều lo lắng đại dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng và kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thời điểm này, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ thiết thực, hiệu quả của Chính phủ duy trì hoạt động sản xuất để từng bước "vượt bão" COVID-19.
Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, khó lường, đã “tấn công” trực diện vào hoạt động của doanh nghiệp sản xuất trên nhiều tỉnh thành. Để thích nghi với yêu cầu phòng, chống dịch ở mức cao nhất, doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện phương châm “3 tại chỗ”, “1 cung đường - 2 địa điểm” nhằm giữ vững an toàn hoạt động sản xuất.
Thế nhưng, dù chấp hành các quy định của Nhà nước là thực hiện “3 tại chỗ” hay “1 cung đường - 2 địa điểm” hay tạm ngừng sản xuất để bảo vệ người lao động, tránh dịch bệnh lây lan nhưng các doanh nghiệp vẫn đang như “ngồi trên đống lửa”.
Trao đổi với Doanh nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Phát, Giám đốc Công Ty TNHH Thương mại và May mặc Mạnh Phát (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) cho biết, căn cứ vào quy định của UBND TP Hồ Chí Minh về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, ban lãnh đạo công ty đã họp, thảo luận và thống nhất tạm ngừng hoạt động công ty và cho hơn 250 người lao động tạm nghỉ từ ngày 15/7 đến hết ngày 1/8. Theo đó, tiền lương những ngày người lao động phải ngừng việc được trả theo Luật Lao động.

Theo ông Phát, thực tế, do công ty nhỏ chỉ với 250 nhân công, trước giờchỉ đặt thức ăn ở ngoài. Khi áp dụng “3 tại chỗ” khó khăn lớn nhất trong việc tổ chức ăn nghỉ tại chỗ của công ty là khâu ăn uống vì do dịch nên nhiều cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp đã ngưng hoạt động để chống dịch, muốn đặt đồ ăn cho công nhân, họ cũng không nhận. Chưa kể, rất nhiều công nhân không chịu ở lại tập trung, đặc biệt là công nhân nữ vì họ còn phải lo cho gia đình, con cái, mà ở thì không biết đến bao giờ mới được về.
“Trong những tháng đầu năm 2021, doanh nghiệp chúng tôi nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn so với năm trước đó, tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên chúng tôi đã tạm ngưng hoạt động. Việc tạm ngừng sản xuất khiến doanh nghiệp tổn thất rất lớn, nếu tình hình này tiếp tục kéo dài, rất khó để công ty duy trì ổn định sản xuất đáp ứng được tiến độ hợp đồng. Hiện chúng tôi đang phải đàm phán lại với đối tác về thời gian thực hiện hợp đồng”, ông Phát cho lo lắng.
Với Công ty TNHH Doanh Thuận Phát (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), hơn 2 tuần nay công ty đã cho người lao động lưu trú tại công ty để phòng dịch và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Ông Phạm Văn Minh, Giám đốc công ty cho biết, điều doanh nghiệp lo lắng nhất là trong tình huống dịch diễn biến xấu, doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động một thời gian sẽ ảnh hướng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.
“Là đơn vị chuyên sản xuất bao bì và cung ứng rất nhiều cho ngành gạo, bao bì thực phẩm, doanh nghiệp chúng tôi có những đơn hàng được thiết kế chỉ riêng một mặt hàng, sản phẩm, nếu bị gián đoạn sản xuất, không cung ứng kịp, các lô hàng ấy sẽ bị đối tác ngừng hợp đồng và sản phẩm đó không thể tiêu thụ được ở nơi khác nên thiệt hại rất lớn”, ông Minh bày tỏ.

Tương tự, một chủ doanh nghiệp ngành vận tải khách tại huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) cho biết, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên cả năm nay ông phải “liệu cơm gắp mắm”, co hẹp mảng vận tải, mở một số dịch vụ khác đơn vị mình phát triển theo những cách riêng để duy trì việc làm cho nhân viên nhưng đến lúc bị phong tỏa để phòng dịch thì không còn kham nổi.
“Nợ ngân hàng, chi phí lãi vay và tiền lương nhân viên gồng gánh mãi đã cạn nguồn. Thời gian qua chúng tôi muốn bán bớt đầu xe để giải quyết khó khăn cũng không được vì vướng vay vốn ngân hàng. Kinh doanh bị đình trệtrệ khiến doanh nghiệp không có doanh thu, không có dòng tiền để trả nợ ngân hàng”, vị này nói.
Có thể thấy, hiện nay, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và nếu tình hình này diễn ra lâu dài sẽ khiến doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều rủi ro cũng như thiệt hại. Do đó,mong muốn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp là Chính phủ, cơ quan bàn ngành có những giải pháp đột phá để dập dịch, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nhằm sớm đưa hoạt động sản xuất trở lại bình thường.
“Dịch bệnh kéo dài khiến sức chống chịu của doanh nghiệp bị giảm sút, kéo theo rất nhiều lao động bị giảm thu nhập hoặc mất việc làm. Thời gian qua cơ quan chức năng cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ trước đây các doanh nghiệp rất khó tiếp cận vì nhiều tiêu chí không đạt, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ. Là một doanh nghiệp nhỏ, vừa mới thành lập, chúng tôi cũng mong được giảm lãi suất vay vốn, bởi đây là khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh”, ông Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Thương mại May mặc Gia Linh (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) cho biết.
TIN LIÊN QUAN
-
Doanh nghiệp bất động sản công nghiệp đang kinh doanh không xứng với kỳ vọng?
-
Tăng thuế xuất khẩu phôi thép 5%, doanh nghiệp ngành thép có bị "ghìm cương"?
-
Tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng: Doanh nghiệp cần chính sách giãn nợ từ phía ngân hàng
-
CEO doanh nghiệp vốn 500 nghìn tỷ ở nhà cấp 4 chuẩn bị tiết lộ 1 bí mật khủng khiếp
BIM Land đạt doanh thu 6.600 tỷ đồng, ra mắt loạt dự án nghỉ dưỡng mới
Khép lại năm 2024 với doanh thu vượt 6.600 tỷ đồng, BIM Land bước vào năm 2025 với loạt kế hoạch ra hàng mới tại các địa bàn chiến lược như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh...
THACO tung 103.000 tỷ đồng "tái định vị" Chu Lai, Quảng Nam bật đèn xanh dự án Luồng Cửa Lở
Công ty thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn THACO vừa được UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận đầu tư dự án luồng Cửa Lở với vốn đầu tư 7.200 tỷ đồng.
Vingroup (VIC) phát hành 7.000 tỷ trái phiếu riêng lẻ trước thềm ĐHĐCĐ, tham vọng tăng trưởng gần 60% trong năm 2025
Trước thềm đại hội cổ đông, Vingroup vừa công bố kế hoạch huy động 7.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ để tái cơ cấu nợ và củng cố năng lực tài chính.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam...
Bầu Đức bất ngờ tuyên bố Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) hoàn toàn "miễn nhiễm" giữa "cơn bão" thuế quan Mỹ
Bầu Đức khẳng định chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu chính của Hoàng Anh Gia Lai.
Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam linh hoạt ứng phó với chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ
Ngày 2/4/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế 46% với hàng nhập khẩu từ Việt Nam như một phần trong đợt áp thuế toàn cầu mới, có hiệu lực từ ngày...
PVcomBank và Bệnh viện An Bình ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
Ngày 08/4/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Bệnh viện An Bình đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Sự kiện đánh dấu...
Thuế đối ứng: Nguy hay cơ? Doanh nghiệp Việt nên ứng phó như thế nào?
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu ngày càng gia tăng, các kịch bản về thuế quan mới từ phía Hoa Kỳ đã và đang trở thành mối quan tâm lớn của cộng...
Manulife Việt Nam báo lãi năm 2024 nhờ đầu tư tài chính và quản lý chi phí, chất lượng kinh doanh hiệu quả
Manulife Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024, với các chỉ số ấn tượng từ hoạt động đầu tư tài chính.
Cần chuẩn bị gì trước làn sóng layoff?
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, từ lạm phát gia tăng đến nhu cầu tiêu dùng suy giảm, cụm từ “layoff” – sa thải nhân sự...
Siêu dự án 1.000ha của Novaland có động thái mới: Đã có cư dân đầu tiên tại phân khu Habana Island
Liệu đây có thể trở thành cột mốc quan trọng trong hành trình phục hồi của “ông lớn” bất động sản phía Nam sau giai đoạn tái cấu trúc nhiều sóng gió.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề xuất gì khi Mỹ áp thuế 46%?
Trước việc Mỹ áp mức thuế nhập khẩu 46% lên hàng dệt may Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm, đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã đưa ra một loạt các đề xuất...
Áp thuế mới từ Mỹ, cổ phiếu dệt may rơi tự do: May sông Hồng, Đầu tư và Thương mại TNG báo lãi "bứt phá"...
Ngay sau tuyên bố từ Mỹ về chính sách thuế mới, nhóm cổ phiếu dệt may chịu ảnh hưởng nặng nề. Dù vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận tăng...
Hà Nội đặt mục tiêu có 10.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025
Hà Nội xác định phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số là một hướng đi để hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế số.
Đối tác chuyên cung cấp ắc quy cho VinFast, Honda, Thaco: Xây nhà máy nghìn tỷ, tham vọng ‘bỏ túi’ 11 tỷ/ngày
Công ty Cổ phần Pin Ắc Quy Miền Nam (Pinaco – mã chứng khoán: PAC) nhà sản xuất ắc quy lâu đời với hai thương hiệu nổi bật là Ắc quy Đồng Nai...
Cổ phiếu Nam Kim lao dốc sau thuế mới từ Mỹ: Doanh thu xuất khẩu của ông lớn ngành thép tăng mạnh trong năm qua
Nam Kim vừa khép lại năm 2024 với mức lợi nhuận sau thuế tăng gần 286%, doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng áp đảo. Thế nhưng, sau tuyên bố thuế mới từ Mỹ đã...
Hốt bạc từ "mỏ vàng" AI, "kỳ lân" công nghệ VNG bùng nổ doanh thu
Công ty Cổ phần VNG (mã chứng khoán: VNZ) - được mệnh danh là "kỳ lân" công nghệ của Việt Nam vừa công bố kết quả tài chính kiểm toán cho năm tài chính 2024...
Doanh nghiệp Việt Nam ứng phó ra sao với thuế quan mới nhất của Mỹ?
Doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với thách thức lớn do có thể bị Mỹ áp mức thuế mới lên tới 46%. Tiến sĩ Scott McDonald - Giảng viên ngành Quản lý chuỗi cung ứng...
Cổ phiếu ngành gỗ đồng loạt giảm kịch sàn sau tin ông Trump công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam
Cổ phiếu ngành gỗ Việt Nam rơi tự do sau tuyên bố thuế sốc từ ông Trump. Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ có thể đang bước vào giai đoạn thử lửa khốc liệt nhất...
Xem nhiều




