Doanh nghiệp tái sản xuất, lao động về quê: Bao giờ trở lại?
Theo ông Vũ Đức Quyết, người lao động chắc chắn sẽ quay trở lại khi có một phương án chống dịch khoa học, doanh nghiệp khôi phục sản xuất trở lại.
Những ngày qua, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai liên tục chứng kiến dòng người lao động đổ về quê khi các địa phương này nới lỏng giãn cách.
Trao đổi với Đất Việt, ông Vũ Đức Quyết, nguyên Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh gọi đây là một hiện tượng đặc biệt và đó là nhu cầu tất yếu, khách quan.
Thời điểm hiện nay, Việt Nam đang chuyển chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có COVID” sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, do vậy hiện tượng người lao động rời TP.HCM và các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở về quê là hiện tượng đi theo, tức nó phải có độ trễ.
"Khi dịch căng thẳng, các tỉnh, thành ở phía Nam, đặc biệt là TP.HCM thực hiện giãn cách nghiêm ngặt và kéo dài, dòng chảy kinh tế bị đứt. Nhà máy tạm ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, người lao động không có việc làm, không có tài nguyên để đảm bảo cuộc sống lâu dài ở thành phố.
Cho nên, sau 4 tháng "ở yên tại chỗ" để phòng chống dịch, giờ người dân đã sức cùng lực kiệt, không thể trụ lại ở thành phố được nữa khi thực tế sản xuất hầu như chưa thay đổi. Muốn giữ chân họ, không thể cứ vận động, tuyên truyền. Phải thông cảm với người lao động", ông Vũ Đức Quyết nói.
![]() |
Lực lượng chức năng ở TP.HCM yêu cầu bà con tập hợp theo từng tỉnh, thành phố để được hỗ trợ đưa về quê hôm 1/10. Ảnh: NLĐ |
Nguyên Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh cũng khẳng định, nếu có được phương án chống dịch thực sự khoa học, doanh nghiệp phục hồi, sản xuất trở lại thì người lao động sẽ tự quay lại. Còn ở thời điểm này, khi rất nhiều người lao động mong muốn về quê vì không còn lựa chọn nào khác, các địa phương cần phối hợp giúp đỡ, đưa đón người về, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
"Giả sử bây giờ cố tình giữ người lao động ở lại toàn bộ, đến khi công bố các biện pháp chống dịch, doanh nghiệp tính toán không dùng hết số lao động ấy thì sẽ thế nào? Mà lúc ấy người lao động đã cùng kiệt.
Bởi vậy, việc cần làm lúc này là địa phương cần sớm đưa ra phương án chống dịch thực sự khoa học, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng phương án sản xuất phù hợp với phương án chống dịch, họ sẽ chọn lọc, tối ưu hóa và có biện pháp để người lao động quay trở lại làm việc.
Chẳng hạn, trước đây khi chưa có dịch, doanh nghiệp có thể sử dụng 1.000 lao động, bây giờ với phương án chống dịch được chính quyền đề ra, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa, chỉ cần khoảng 700 lao động.
Như vậy, 300 lao động còn lại cần để họ về quê, không thể giữ lại thành phố", ông Vũ Đức Quyết phân tích và tin rằng, người lao động sẽ quay trở lại, thậm chí chưa cần đến chính quyền hỗ trợ, tự doanh nghiệp sẽ đi đến tận nơi để đưa người lao động quay trở lại nhà máy.
Nguyên Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh cũng nhấn mạnh, việc người lao động chuyển từ nông thôn ra thành phố gắn liền với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Đó là quy luật tất yếu, không thể cưỡng lại. Người dân ở nông thôn vẫn tự đảm bảo được cuộc sống của họ, bởi họ có ruộng vườn, ao cá... nhưng người dân luôn muốn có cuộc sống tốt hơn nên rời quê lên thành phố.
"Cách giải quyết để người dân ly nông bất ly hương là giải pháp tại chỗ, đảm bảo sự ổn định nhưng không phải giải pháp phát triển", ông Quyết bày tỏ quan điểm.
Liên quan đến vấn đề này, một chuyên gia kinh tế cho rằng, cuộc di dân lần này cũng chính là cơ hội cho các địa phương có được nguồn lực hùng hậu, yếu tố quyết định để tạo sự bứt phá. Để hạn chế tình trạng "chảy máu" nhân lực, giữ chân người lao động lại địa phương, có thể tăng dần tỷ trọng đầu tư các nhà máy sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày ở các vùng quê; còn các thành phố lớn, trung tâm kinh tế thì tập trung nguồn lực có trình độ, chất lượng cao hoạt động trong các ngành công nghệ, đô thị thông minh.
Vị chuyên gia nhìn nhận, hiện rất nhiều khu công nghiệp ở địa phương đang thiếu lao động, nên việc lao động hồi hương có thể là nguồn lực tốt bổ sung cho các khu công nghiệp, nhà máy này. Trên cơ sở đó, cần phân bổ lại lao động giữa các vùng miền theo hướng ly nông bất ly hương.
TIN LIÊN QUAN
-
Tình hình việc làm kém quả quan, ngân hàng cắt giảm lao động nhiều hơn dự kiến trong quý 3
-
Nhiều người lao động muốn tiếp tục làm việc từ xa sau thời kỳ giãn cách xã hội
-
50% lao động mất việc chỉ đủ tiền sống dưới 1 tháng
-
Lao động Việt đón sóng FDI thời 4.0: Để không chạy theo...
-
Tuyển dụng lao động sẽ tăng vọt trong những tháng cuối năm
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Xem nhiều




