Đường 43.700 tỷ gặp sự cố: Sự im lặng của tổng thầu
Hơn 1 tháng sau khi xảy ra sự cố dầu cầu cạn tuyến metro số 1, tổng thầu Liên danh SCC vẫn chưa có văn bản báo cáo nguyên nhân.
Sự cố dầm cầu cạn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bị rớt gối cao su thuộc gói thầu CP 2 hiện đã được khắc phục. Tuy nhiên, tổng thầu phía Nhật Bản chưa có báo cáo chính thức gửi BQL Đường sắt đô thị TP. HCM để xác định nguyên nhân sự việc.
BQL Đường sắt đô thị TP. HCM cho biết, sau khi phát hiện sự việc, đơn vị đã liên liên tục phát hành văn bản cũng như thường xuyên tổ chức các cuộc họp đôn đốc tổng thầu báo cáo nguyên nhân, trình các hồ sơ thiết kế, kết quả thí nghiệm vật liệu, biện pháp thi công, nghiệm thu lắp đặt liên quan đến gối cầu.
Tuy nhiên, đã hơn 1 tháng, tổng thầu vẫn không có báo cáo nguyên nhân, không trình nộp đúng thời hạn các hồ sơ. Theo BQL Đường sắt đô thị TP. HCM, chỉ đưa ra các giải thích/nhận định ban đầu rất sơ sài và không thuyết phục nhằm mục đích chuyển hướng sự việc, kéo dài thời gian, chối bỏ trách nhiệm với vai trò tổng thầu.
Mới đây BQL Đường sắt đô thị TP. HCM tiếp tục có công văn thúc tổng thầu Liên doanh SCC báo cáo nguyên nhân sự cố.
![]() |
Sự cố rớt gối cao su tuyến metro số 1 được khắc phục xong nhưng tổng thầu chưa báo cáo nguyên nhân. |
Sáng ngày 7/12/2020, trao đổi với Đất Việt, TS Nguyễn Văn Đức - chuyên gia cầu đường cho biết, gối cao su ở khu vực dầm cầu tiếp giáp với mố trụ cầu có vai trò kết nối dầm và mố.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rớt gối cao su như trong quá trình thi công lắp bị lệch hoặc gối cao su đó có chất lượng chưa tốt.
Đặc biệt, có thể xảy ra trường hợp mố trụ cầu sau khi lắp đặt có thể bị lún khiến phần tiếp giáp với dầm cầu bị rời ra khiến gối cao su bị hở.
"Muốn tìm hiểu được nguyên nhân chính xác thì cần phải có đánh giá một cách toàn diện, từ khâu thiết kế, thi công, cốt nền tại địa điểm xảy ra sự cố và chất lượng của bê tông, gối cao su.
Cũng có trường hợp, bê tông co dãn dẫn tới phần mố trụ và phần dầm tách nhau ra dẫn tới hiện tượng xô lệch. Nếu vì nguyên nhân này thì đây là điều hệ trọng, cần phải kiểm tra toàn diện lại cả khu vực toàn dự án" - ông Đức cho biết.
Theo vị chuyên gia, việc kiểm tra làm rõ nguyên nhân sự cố không phải có thể kết luận trong "một sớm một chiều" là xong nhưng với vai trò tổng thầu của dự án, đơn vị phải thường xuyên báo cáo tiến độ kiểm tra, đồng thời giải thích các bước kiểm tra để chủ đầu tư nắm được tình hình.
Thông thường, phải tìm ra được nguyên nhân chính xác sự cố thì mới có hướng sửa chữa cụ thể. Chứ khó có chuyện "làm ngược": sửa chữa trước tìm nguyên nhân sự cố sau. Vị chuyên gia nói: "Nếu chưa tìm được ra nguyên nhân chính xác mà đã sửa xong thì có thể gối cầu tiếp tục bị rời ra".
Đồng thời, ông Đức cũng cho rằng: "Dự án tuyến metro số 1 đã chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra, giờ lại gặp phải sự cố này chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc một lần nữa bị kéo dài thời gian hoàn thành. Tuy nhiên, với dự án lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng thì sự an toàn, chất lượng công trình là điều quan trọng nhất".
Theo ông Đức, với vai trò là chủ đầu tư dự án, BQL Đường sắt đô thị TP. HCM hoàn toàn có thể dùng các rào cản về tiến độ thanh toán, các điều quy định trong hợp đồng đã ký kết để buộc tổng thầu phải tìm ra nguyên nhân chính xác sự cố, hướng khắc phục và cam kết chất lượng của công trình trong thời gian nhất định.
Được biết, tuyến metro số 1 dài 19,7 km, có tổng vốn đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng. Công trình có 14 nhà ga, gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Theo dự kiến, dự án đến năm 2018 sẽ đi vào hoạt động nhưng sau đó chậm tiến độ.
Đến tháng 11/2020, công trình đạt hơn 78% tổng khối lượng. TP. HCM đặt mục tiêu cuối năm nay, dự án đạt 85% khối lượng và đưa vào khai thác cuối năm 2021.
TIN LIÊN QUAN
Thuế đối ứng của Mỹ chính thức có hiệu lực
Hàng hóa nhập khẩu từ các nước vào Mỹ bắt đầu chịu mức thuế mới từ hôm nay, theo đúng kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.
Vì sao CPI quý I/2025 tăng 3,22%?
Theo Cục Thống kê, trong quý I/2025, giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát. Bình quân quý I/2025, CPI...
Thủ tướng: Đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục giảm thuế VAT trong 2025 và 2026
Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% sẽ có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, người dân và hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ...
"Đòn thuế" của Tổng thống Mỹ: Thế giới rúng động, người tiêu dùng lo chi tiêu tăng
Những dòng thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố lập tức làm rung chuyển các nền kinh tế lớn và thổi bùng căng thẳng thương mại toàn cầu...
7 giải pháp hỗ trợ xuất khẩu, ứng phó với chính sách thuế quan của các nước
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 6/4, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đã làm rõ nhiều nội dung về phản ứng của Việt Nam...
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
Trung Quốc hôm thứ Sáu (4/4) cho biết sẽ áp thuế đáp trả 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ kể từ ngày 10/4/2025.
Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng...
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Xem nhiều




