Đường sắt TĐC Bắc-Nam: Đề nghị thêm phương án tốc độ 160-200km
Bộ KH-ĐT đề nghị Bộ GTVT bổ sung phương án đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam vận tải hành khách và hàng hóa.
Bộ KH-ĐT vừa có công văn đề nghị Bộ GTVT bổ sung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam.
Báo Đầu tư, cơ quan của Bộ Kh-ĐT, dẫn nội dung công văn của bộ này cho biết, thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, hiện nay Hội đồng thẩm định Nhà nước đang tổ chức lựa chọn Tư vấn thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam
Để có đủ tài liệu cung cấp cho đơn vị tư vấn thẩm tra, phục vụ việc đánh giá các kịch bản, phương án đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam được khách quan, toàn diện và thỏa đáng, Bộ KH-ĐT đề nghị Bộ GTVT bổ sung thêm phương án đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam vận tải hành khách và hàng hóa với dải tốc độ từ 160 km/h đến dưới 200 km/h như các Quyết định số 214/QĐ – TTg ngày 10/2/2015 và số 1468/QĐ – TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định (theo hướng tuyến lựa chọn trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án).
Vào tháng 7/2019, Bộ KH-ĐT– Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đã gửi hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xin ý kiến thẩm định của các thành viên Hội đồng và các bộ, ngành, địa phương liên quan.
Qua nghiên cứu sơ bộ và tổng hợp các ý kiến góp ý, Bộ KH-ĐT nhận thấy Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi lựa chọn tốc độ thiết kế 350 km/h, cạnh tranh với hàng không. Tuy nhiên, công nghệ đường sắt này chỉ khai thác tàu khách mà không khai thác tàu hàng.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án phân tích kịch bản 2 là “nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa khai thác chung tàu khách và tàu hàng có tốc độ 200 km/h” có khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn, tác động nhiều đến xã hội do tuyến đường sắt hiện hữu đi qua nhiều khu đô thị (chi phí đầu tư lên tới 40 tỷ USD) trong khi phương án đầu tư tuyến mới như kịch bản 3 (có khối lượng giải phóng mặt bằng không lớn, có khả năng rút ngắn chiều dài tuyến để giảm khối lượng) nhưng tốc độ chạy tàu là 200 km/h lại không được đem so sánh.
Vào tháng 7/2019, Thủ tướng ký Quyết định số 859/TTg - QĐ thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam và giao Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng làm Chủ tịch hội đồng.
Trước đó, vào tháng 2/2019, Bộ GTVT đã hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. Theo đó, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam được nghiên cứu trong phạm vi 20 tỉnh/thành phố dọc từ Hà Nội vào TP.HCM.
Tại Diễn đàn "Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, những vấn đề đặt ra" do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHH) tổ chức hồi tháng 10/2020, đại diện liên danh tư vấn đã trình bày báo cáo tóm tắt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam.
Theo tư vấn, sau khi đánh giá các kịch bản phát triển, các nghiên cứu trước đây và tư định hướng chiến lược, quy hoạch đường sắt trên trục Bắc-Nam đều khẳng định sự cần thiết của việc đầu tư nâng cấp cải tạo tuyến đường sắt hiện tại kết hợp với việc xây dựng một tuyến đường sắt mới, tốc độ cao.
Theo thiết kế, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ đi qua 20 tỉnh, thành phố (gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và TP.HCM.
Tổng chiều dài tuyến đường là 1.559km, gồm 1.545km đi riêng và 14km đi chung hành lang/hạ tầng với tuyến đường sắt đô thị số 1 trên đoạn từ ga Hà Nội tới ga Ngọc Hồi. Trên tuyến bố trí 24 ga chính và 3 ga quy hoạch tiềm năng, 5 depot, 42 cơ sở bảo trì hạ tầng... được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đôi - khổ 1.435mm - điện khí hóa.
Theo đề xuất, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 2020-2030 đầu tư xây dựng 2 đoạn Hà Nội-Vinh và Nha Trang-TP.HCM. Giai đoạn 2 từ 2030-2040 đầu tư xây dựng các đoạn còn lại Vinh-Đà Nẵng và Đà Nẵng-Nha Trang. Đoạn Đà Nẵng-Nha Trang có thể kéo dài tới năm 2045.
Báo cáo cho biết, theo thống kê, hiện nay thế giới đang khai thác và vận hành ổn định đường sắt tốc độ cao ở tốc độ 350km/h. Nếu xét trên góc độ kinh tế thì trên thế giới cũng có những tổng kết đánh giá như sau:
Chi phí đầu tư xây dựng đường sắt có tốc độ 200km/h chỉ thấp hơn khoảng 10% chi phí đầu tư tốc độ 350km/h. Chi phí đầu tư phương tiện và thiết bị có sự chênh lệch lớn (9% - 26%). Chi phí vận hành và bảo dưỡng cũng không có nhiều khác biệt giữa các dải tốc độ.
Qua phân tích kinh nghiệm thế giới, liên danh tư vấn nhận xét: trong dải tốc độ từ 200km/h đến 350km/h không có sự khác biệt nhiều về chi phí xây dựng hạ tầng và chi phí vận hành bảo dưỡng. Ngoài ra, với mỗi dải tốc độ của đường sắt tốc độ cao thì khả năng cạnh tranh với các loại hình vận tải khác, đặc biệt là hàng không cũng có sự ảnh hưởng.
Tại diễn đàn này, đa số các ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học đều khẳng định việc xây dựng một tuyến đường sắt an toàn, tin cậy cao, sức chuyên chở lớn, tốc độ nhanh là rất cần thiết, nhưng làm thế nào trong thời gian tới thì còn nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có vấn đề về tốc độ, công nghệ, đầu tư, phương án tài chính, nguồn nhân lực, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả kinh tế-xã hội...
Ngoài nhiệm vụ đăng tải một số nội dung quan trọng trong báo cáo tóm tắt báo cáo nghiên cứu nghiên cứu tiền khả thi (thuyết minh về tốc độ, công nghệ, nguồn vốn, phương án tài chính....); ý kiến của các nhà khoa học, các diễn giả tại diễn đàn do LHH tổ chức, Đất Việt cũng ghi nhận thêm ý kiến của các chuyên gia, đại biểu Quốc hội xung quanh Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam.
Trước những ý kiến đóng góp sâu sắc của các chuyên gia, nhà khoa học, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản giao Bộ GTVT nghiên cứu nội dung phản ánh về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam trên Đất Việt.
TIN LIÊN QUAN
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Tour nước ngoài hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, giá tour trong nước và nước ngoài không chênh nhau nhiều, đó là những lý do khiến du lịch quốc tế trở thành...
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Bổ sung quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xổ số, casino
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
[Chùm ảnh] Toàn cảnh nơi được chọn đặt 18 khẩu pháo phục vụ Đại lễ 30/4
Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP HCM) đang được cải tạo một số vị trí để đặt 18 khẩu pháo phục vụ lễ 30/4.
Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
Theo chỉ số trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025, Việt Nam hiện xếp thứ 46 trong số hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Đây là thứ hạng cao...
Thông tư số 18/2025 về kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong chuỗi cung ứng
Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, cơ chế điều hành xăng dầu mới, có thể làm mềm hóa thị trường, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong chuỗi cung ứng, dự trữ, và điều hành giá...
Thị trường lao động đầu năm 2025: Nhu cầu tuyển dụng tăng 19% so với năm trước
Nhằm mang đến bức tranh tổng quan về thị trường lao động 2 tháng đầu năm 2025, Vieclam24 cho ra mắt "Tóm lược thị trường lao động Việt Nam đầu năm 2025" từ khảo sát...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 20/3
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 20/3/2025, giá xăng có khả năng đảo chiều...
Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu như thế nào từ ngày 2/5?
Bắt đầu từ ngày 2/5, Bộ Công Thương sẽ chính thức công bố giá cơ sở và giá bán xăng dầu, thay vì duy trì cơ chế điều hành giá xăng dầu thông qua tổ...
2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước tăng gần 26%
Mức thu này tăng 25,7% so cùng kỳ năm 2024, trong khi đó, lũy kế chi 2 tháng ước 293,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2%.
100% bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử
Đó là một trong những yêu cầu của Thủ tướng tại Chỉ thị số 07/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác...
3 lưu ý giúp người tiêu dùng phòng tránh lừa đảo khi mua sắm trực tuyến
Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, chiến dịch cộng đồng “An Tâm Vui Sắm” diễn ra từ ngày 15/3/2025 tới ngày 15/6/2025 nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, các...
UOB dự báo GDP Việt Nam tăng 7,1% vào quý I/2025
Ngân hàng UOB (Singapore) khẳng định, đang duy trì quan điểm lạc quan nhưng thận trọng về triển vọng kinh tế của Việt Nam. Dự báo, GDP quý 1/2025 đạt 7,1%. Đến năm 2026, tốc...
Phân cấp đầu tư công về địa phương để tạo động lực tăng trưởng dài hạn
Đây là nhận định của ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam về giải pháp thúc đẩu đầu tư công của quốc gia.
Xem nhiều




