Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tính đường dài
Dự kiến, việc xây dựng và khai thác đường sắt tốc độ cao sẽ vào giữa thế kỷ, với công nghệ hiện tại được đề xuất, lúc đó đã lạc hậu hay chưa?
Đó là câu hỏi được GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) đặt ra khi ông theo dõi tóm tắt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tại diễn đàn do LHHVN tổ chức.
Về bài toán kinh tế của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, GS Tăng cho rằng liên danh tư vấn và Bộ GTVT cần nghiên cứu toàn bộ hệ thống đường sắt, có so sánh, từ đó mới đánh giá được hiệu quả đến đâu. Còn nếu chỉ nghiên cứu về đường sắt cao tốc/tốc độ cao thì e rằng khó hiểu được việc nên đầu tư như thế nào cho hợp lý.
"Hệ thống đường sắt truyền thống của Việt Nam hiện đã rất lạc hậu, nhưng chúng ta phải đi từng bước, nếu chỉ nhìn dự án này không có khi bị choáng ngợp, không biết lựa chọn thế nào.
Nhiều nước hiện nay không làm đến đường sắt cao tốc nhưng hệ thống của họ vẫn hoạt động tốt, Việt Nam cần cân nhắc", GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng nói.

Theo nguyên Phó Chủ tịch LHHVN, vấn đề đầu tư đường sắt tốc độ cao vẫn đang còn vướng mắc. Ông đề nghị, trong phương án đầu tư, ngoài 3 phương án tư vấn nêu ra (sử dụng toàn bộ vốn đầu tư Nhà nước từ nguồn trong nước; Sử dụng toàn bộ vốn Nhà nước từ nguồn vay ODA hoặc vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính; Sử dụng vốn Nhà nước kết hợp với vốn tư nhân (PPP), trong đó Nhà nước tối thiểu 80% tổng mức đầu tư và tư nhân 20% tổng mức đầu tư), có thể nghiên cứu thêm phương án giao cho Nhật đầu tư hết và cho họ khai thác.
"Đầu tư toàn bộ hơn 58 tỷ USD Nhật Bản có dám làm không? Nếu lời, tôi tin rằng họ sẽ đầu tư, còn nếu dự án không có hiệu quả kinh doanh thì khó làm được", ông Tăng cho biết.
Về bài toán kỹ thuật, vị chuyên gia lưu ý, đường sắt tốc độ cao là công nghệ cao, do đó cần suy nghĩ việc xây dựng và khai thác dự án này dự kiến là vào giữa thế kỷ, nếu sử dụng công nghệ như của Nhật Bản hiện tại (theo đề xuất của tư vấn), liệu lúc đó đã lạc hậu hay chưa? Đáng lo hơn, khi đường sắt lạc hậu thì thiết bị thay thế cũng lạc hậu.
Về bài toán kỹ thuật, vị chuyên gia lưu ý, đường sắt tốc độ cao là công nghệ cao, do đó cần suy nghĩ việc xây dựng và khai thác dự án này dự kiến là vào giữa thế kỷ, nếu sử dụng công nghệ như của Nhật Bản hiện tại (theo đề xuất của tư vấn), liệu lúc đó đã lạc hậu hay chưa? Đáng lo hơn, khi đường sắt lạc hậu thì thiết bị thay thế cũng lạc hậu.
Điểm khác, xây dựng đường sắt tốc độ cao thì khả năng cung cấp điện như thế nào? Hiện năng lượng điện của Việt Nam đang thiếu, làm đường sắt tốc độ cao sẽ tiêu tốn năng lượng thế nào? Nếu thiếu điện, đường sắt tốc độ cao có đảm bảo tính bền vững?
"Chúng ta phải tính đến bài toán kinh tế. Nước ta hẹp, người đông, nếu chỉ có một đường thì không ổn, về lâu dài phải tính toán có các đường nhánh. Chưa kể, cũng phải nghĩ tới việc Việt Nam có tự túc được các nguyên liệu để thay thế không, hay phải phụ thuộc vào nước ngoài?", GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng nêu một loạt vấn đề.
Về nguồn nhân lực, vị chuyên gia đặc biệt lưu ý đến ý thức tổ chức của người Việt, ngoài vấn đề chuyên môn. Phải có trình độ giáo dục cao thì mới có ý thức tổ chức tốt.
Cuối cùng, ông đề nghị cần nghiên cứu phản ứng của xã hội bởi đây là một đại dự án, tác động lớn đến đời sống kinh tế-xã hội của đất nước.
Đồng tình với ý kiến của các đại biểu tại diễn đàn, nguyên ĐBQH Bùi Thị An cho rằng, giao thông phải đi trước một bước thì kinh tế mới phát triển bền vững, đặc biệt, trong giao thông, đường sắt phải đi đầu tiên.
Thế nhưng, thực tế tại Việt Nam lại cho thấy điều ngược lại, ngành đường sắt đi sau cùng trong ngành giao thông. Cho nên, bà tán thành làm đường sắt tốc độ cao, nhưng làm thế nào, chọn phương án ra sao, tốc độ, công nghệ nào, công tác chuẩn bị... thì phải tính kỹ và Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm cao nhất.
"Làm thế nào để Việt Nam lợi nhất? Tại sao có nhiều con số khác nhau về tổng mức đầu tư? Tôi đề nghị phải tính lại kỹ càng, chi li để không có chuyện rơi rụng. Như vấn đề tốc độ, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng tốc độ 200km/h là phù hợp, còn 350km/h thì cao quá, dẫn tới tổng mức đầu tư tăng vọt. Cho nên, phải chuẩn bị thật kỹ, với tinh thần trách nhiệm cao để trình Quốc hội xem xét", bà Bùi Thị An nhấn mạnh.
Năm 2019, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Theo đề xuất của tư vấn, dự án đường sắt tốc độ cao dài 1.559 km chạy dọc hành lang Bắc - Nam, nối Hà Nội và TP HCM. Tốc độ thiết kế đoàn tàu 350 km/h, tốc độ khai thác 320 km/h; được xây dựng để khai thác riêng tàu chở khách.
Dự án có tổng mức đầu tư 58,7 tỷ USD.
Ngày 30/10, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Theo đó, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam cần được nghiên cứu kỹ, lấy ý kiến của các chuyên gia, tư vấn, nhà khoa học; so sánh để lựa chọn phương án tối ưu về công nghệ, suất đầu tư, huy động vốn.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được coi là xương sống của chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
TIN LIÊN QUAN
Đề xuất miễn học phí trường công, hỗ trợ học sinh trường tư
Sáng 22/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi đến năm 2030,...
Đề xuất giảm 2% VAT với toàn bộ hàng hóa, dịch vụ
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% áp dụng đồng loạt cho tất cả hàng hóa, dịch vụ.
Hà Nội triển khai bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện trước 30/9/2025
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tối ưu hóa quy trình quản lý, vận hành hệ thống y tế, đồng thời từng bước xây dựng nền y tế số hiện...
Hải Phòng: 100% người có công với cách mạng đã nhận trợ cấp qua tài khoản
Theo số liệu báo cáo của Sở Nội vụ Hải Phòng, đến nay, thành phố Hải Phòng đã hoàn thành mục tiêu 100% người có công với cách mạng được mở tài khoản và nhận...
Miễn thuế 3 năm: Cú hích đáng kể cho kinh tế tư nhân
Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín, việc Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù...
Phạt tới 200 triệu đồng với hành vi mua bán, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng
Hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng... có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, tăng gấp 2-4 lần so với mức hiện hành.
Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và phát triển ngành công nghiệp y tế Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND về hợp tác quốc...
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Nợ toàn cầu đạt vượt 324.000 tỷ USD đạt mức cao kỷ lục
Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.
Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
Để đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới, UBND Thành phố yêu các đơn vị huy động, tận dụng tối đa các nguồn điện rác, mặt...
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Ngày 13/5, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình đề xuất mở rộng danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
Ngày 12/5, Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội: Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo...
Sáng 12/5, trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày...
EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% được xác định là hợp lý và cần thiết. Mức tăng...
Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
Theo ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình...
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
Sáng ngày 9/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc...
Lộ diện nhiều khí tài "khủng" tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
Nga hôm nay tổ chức lễ duyệt binh tại thủ đô Moscow để kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).
Thị trường lao động trước thách thức từ cải cách và thuế đối ứng của Mỹ
Thị trường lao động Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, các rủi ro tiềm ẩn bắt...
Xem nhiều




