Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Bộ GTVT cần tiếp thu
ĐBQH Lê Công Nhường đề nghị phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 200km/h trong điều kiện ngân sách và trình độ KHKT có hạn.
Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ GTVT nghiên cứu nội dung phản ánh trên báo Đất Việt về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam.
Theo bài viết "Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Chờ thời điểm thích hợp hơn?" đăng tải ngày 19/10, tính cấp thiết, thời sự và tính khoa học của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam cần được xem xét thận trọng. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT nghiên cứu nội dung này.
Bài viết nêu ghi nhận ý kiến đóng góp của chuyên gia trong khuôn khổ diễn đàn "Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, những vấn đề đặt ra" do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.
Tại diễn đàn này, đa số các ý kiến đều khẳng định việc xây dựng một tuyến đường sắt an toàn, tin cậy cao, sức chuyên chở lớn, tốc độ nhanh là rất cần thiết, nhưng làm thế nào trong thời gian tới thì còn nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có vấn đề về tốc độ, công nghệ, đầu tư, phương án tài chính, nguồn nhân lực, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả kinh tế-xã hội...
Trao đổi với Đất Việt, ĐBQH Lê Công Nhường (đoàn Bình Định), Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, người từng chất vấn về việc xây dựng đường sắt tốc độ cao ở Việt Nam, cho rằng, Bộ GTVT cần tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.
Góp ý cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, ĐBQH Lê Công Nhường ủng hộ quan điểm của nhiều chuyên gia và cũng là đề xuất đã được ông nêu ra nhiều lần, đó là Việt Nam nên phát triển đường sắt tốc độ cao 200km/h trong điều kiện ngân sách và trình độ khoa học kỹ thuật có hạn, kinh tế chưa phát triển cao.

"Với tốc độ khai thác 200km/h thì từ Hà Nội đi TP.HCM mất chừng 6-7 tiếng, như thế là chấp nhận được, hơn là đi máy bay vừa gây kẹt đường ở các cửa ngõ ra vào sân bay, thời gian làm thủ tục lâu. Một gia đình còn nghèo thì không cần sử dụng tàu quá hiện đại, gây lãng phí", đại biểu Lê Công Nhường nói và cho rằng lựa chọn tốc độ chạy tàu 200km/h thay vì 320km/h sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, bởi tổng mức đầu tư dự án tỷ lệ thuận với tốc độ chạy tàu, tốc độ càng cao, tổng mức đầu tư càng lớn.
"Các chuyên gia đã tính toán, kinh phí đầu tư cho đường sắt tốc độ cao 200km/h sẽ sẽ chỉ bằng 80% kinh phí so với đường sắt 320 km/h mà tư vấn đề xuất", vị đại biểu cho hay và nhắc lại ví dụ ông từng dẫn chứng, đó là tuyến đường sắt từ Nong Khai đi Bangkok (Thái Lan) khoảng 800 km có chi phí hơn 8 tỷ USD, từ đây ông ước tính đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam gần 1.600 km, dự kiến 20 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam có thể xoay xở được.
Bên cạnh đó, đại biểu Lê Công Nhường cũng đề nghị Bộ GTVT cần lưu tâm đến lưu ý của các chuyên gia về mối quan hệ giữa tốc độ vận hành với chiều dài cho sự tăng tốc, giảm tốc. Theo đó, tốc độ vận hành càng cao thì tổng chiều dài của các quãng đường cần có cho sự tăng tốc và giảm tốc trên một khu gian chạy tàu giữa hai nhà ga sẽ càng lớn, việc bố trí các khu gian giữa các nhà ga của đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam có đáp ứng được yêu cầu nếu lựa chọn tốc độ 320 km/h?
Một điểm khác, theo vị đại biểu, Bộ GTVT cần có phương án tài chính chặt chẽ, có cơ chế đặc biệt để giảm những chi phí không cần thiết.
Việc giải quyết nguồn vốn cho dự án sẽ hiệu quả với điều kiện dự án phải công khai, minh bạch. Giai đoạn làm dự án phải thiết thực, có sự lựa chọn, so sánh, suất đầu tư phải ngang bằng với các nước Đông Nam Á, không thể vống lên. Khi có dự án rồi, dự án phải được công khai, minh bạch cho các nhà trí thức, người dân để tham gia đóng góp ý kiến.
Đặc biệt, phải công khai, minh bạch trong đấu thầu. Những người tham gia đấu thầu phải có đủ nguồn lực, tránh tình trạng tay không bắt giặc như các dự án BT, BOT thời gian qua.
"Nếu Việt Nam làm tốt tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, chúng ta có thể dần làm chủ công nghệ, phát triển ngành dịch vụ đường sắt tốc độ cao cho các nước khác trong khu vực ASEAN, biến ngành này thành ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cho đất nước", ông Nhường kỳ vọng.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm 28/10 về dự thảo báo cáo trình Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 27-KL/TW về Chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phát triển hệ thống đường sắt Việt Nam là rất cần thiết, do hệ thống đường sắt Việt Nam đã lạc hậu, phải được cải tạo, xây dựng mới để phát triển đất nước.
“Không gian mở rộng hệ thống đường sắt Việt Nam còn nhiều, một đất nước không thể không có hệ thống đường sắt, nhất là có bờ biển trải dài trên 3.000 km”, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh hệ thống đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý đến việc chọn công nghệ nào cần có tư duy mới; một mặt giảm đầu tư công để bảo đảm an toàn tài chính quốc gia, mặt khác phải tìm nguồn lực để phát triển các công trình hạ tầng quan trọng của đất nước. Đồng thời, chuẩn bị mặt bằng cho các dự án này một cách chủ động chứ không “nóng đâu phủi đó”. Chuẩn bị một bước về kết nối quốc tế.
Đề nghị tiếp tục hoàn thiện báo cáo để sớm báo cáo Bộ Chính trị, trình Quốc hội, Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn 2050 với tinh thần lớn là phải cải cách mạnh mẽ ngành đường sắt. Đưa ra phương án khả thi, cụ thể, đặc biệt là đối với đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, coi đây là xương sống của chiến lược, cùng với các nhánh đường sắt liên tỉnh, liên vùng, đô thị. Báo cáo cần đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện tốt nhất để phát triển đường sắt Việt Nam, nhất là làm chủ công nghệ mới, những công trình cụ thể, phương án huy động vốn.
TIN LIÊN QUAN
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Xem nhiều




