Đứt gãy chuỗi cung ứng do Covid-19: 5 điểm yếu logistics
Chuyên gia khuyến nghị để khắc phục những đứt gãy chuỗi cung ứng cần khắc phục ngay những
LTS: Bên cạnh việc chỉ ra 5 nguyên nhân trực tiếp làm đứt gãy chuỗi cung ứng, GS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, ĐH KTQD Hà Nội cho rằng còn nhiều nguyên nhân khác. Qua đó, ông cũng đưa ra nhiều khuyến nghị chính sách nhằm hạn chế đứt gãy chuỗi cung ứng từ góc độ logictics. Báo Đất Việt xin đăng tải bài viết của ông về vấn đề này.

Nguyên nhân làm đứt gãy chuỗi cung ứng hiện nay
Ngoài nguyên nhân trực tiếp do đại dịch Covid-19 phải giãn cách và phong tỏa xã hội, đóng băng nhiều khu vực kinh tế đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, còn có nhiều nguyên nhân khác như:
Trước hết, từ sản xuất, phân phối, lưu thông đến tiêu dùng luôn cần phải được quan tâm đồng bộ trong suốt cả chuỗi cung ứng nhằm phát triển bền vững trong mọi tình huống thì hình như chúng ta quá thiên về khuyến khích thu hút đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng theo quy mô, theo số lượng…trong khi phân phối, lưu thông và tiêu dùng – khâu logistics cho sản xuất, nâng cao giá trị hàng hóa lại chưa được quan tâm đúng mức.
Điều này làm cho chi phí cao, thị trường gần 100 triệu dân rất nhiều phân khúc còn bị bỏ ngõ, cầu tiêu dùng trong nước một thời gian dài bị bỏ ngõ, hàng tốt và chất lượng chỉ để dành xuất khẩu,thị trường nội để cho hàng bên kia biên giới phẩm cấp thấp tràn lan, vào tận từng ngõ ngách !gây khó khăn cho các doanh nghiệp nội trong tiêu thụ sản phẩm… Sự “Đứt gãy” giữa sản xuất và logistics diễn ra ngay từ khâu hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ở hầu như các ngành và các địa phương.
Thứ hai, trong xây dựng và mở rộng các tuyến quốc lộ, đường cao tốc và các hành lang kinh tế, ta chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng hạ tầng kết nối (hạ tầng logistics-trung tâm logistics, KCN logistics...) để kết hợp các phương thức vận tải nhằm nâng cao hiệu quả trong khai thác các hành lang kinh tế, các công trình và phát triển logistics.
Sự có mặt của các trung tâm logistics trên các hành lang kinh tế được quy hoạch, xây dựng bài bản, đúng vị trí có khả năng kết nối sẽ giảm được tai nạn giao thông, tránh được hiện tượng xe dừng nghỉ ngay bên lề đường quốc lộ, trên cao tốc hoặc người dân tự phá rào ban đêm để phục vụ xe khách, xe tải trên các tuyến cao tốc hay trải chiếu ăn trưa ngay bên lề đường dừng nghỉ khẩn cấp… Đồng thời, giúp xóa bỏ các điểm dừng nghỉ “tự phát” ,”cưởng bức” gây mất mỹ quan giao thông, đô thị, mất an toàn giao thông, an toàn thực phẩm và xa hơn là tiết kiệm được rất lớn chi phí ngân sách đầu tư cho đền bù mỗi lần mở rộng hay cải tạo các tuyến quốc lộ…
Thứ ba, tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, việc xây dựng hàng loạt khu chung cư, khu đô thị đang phát triển mạnh thời gian qua, nhất là khi hễ có một doanh nghiệp, công ty hay cơ quan chuyển ra ngoại thành hoặc khi thực hiện chủ trương “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng” … nhưng lại không hề tính đến một cách tổng thể khâu hậu cần( logistics) về hạ tầng giao thông, hạ tầng thoát nước, hệ thống trường học và cả khu vui chơi giải trí cho cư dân… Điều này đã dẫn đến nhiều bất cập trong phát triển bền vững, tình trạng ùn tắc,tai nạn giao thông, ngập nước… ngày càng nghiêm trọng ở nhiều địa phương, thành phố hiện nay.
Thứ tư, vận tải là hoạt động logistics có vai trò đặt biệt quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, Việt Nam với nhiều lợi thế về phương tiện vận tải như đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường ống và cả phương tiện vận tải điện tử nhưng thời gian qua giường như chúng ta quá chú trọng vào các chính sách phát triển và đầu tư cho đường bộ, làm các BOT, đua nhau làm cảng biển, đường cao tốc, sân bay…
Nhưng lại thiếu đầu tư xây dựng hệ thống đường gom, đường kết nối đồng bộ, thiếu quan tâm phát triển đường sắt quốc gia,đường sắt kết nối các cảng biển quốc tế, đường thủy và đặc biêt là xây dựng các trung tâm logistics để phát triển vận tải đa phương thức, xây dựng các khu công nghiệp logistics hậu cần cho sản xuất. Điều này làm cẳn trở tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu của các địa phương và doanh nghiệp…làm đứt gãy chuỗi cung ứng khi có thiên tai và dịch bênh xảy ra như đại dịch Covid-19.
Thứ năm, môi trường logistics bao gồm các yếu tố thể chế pháp luật logistics, cơ sở hạ tầng logistics, phát triển hệ thống các doanh nghiệp logistics có sức cạnh tranh cao và hệ thống các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics… thúc đẩy các ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng phát triển nhằm hậu cần cho tăng trưởng bền vững kinh tế Việt Nam trong hội nhập chưa được quan tâm đúng mức cùng với cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta.
Hệ quả là xây dựng đường cao tốc, các tuyến quốc lộ nâng cấp, mở rộng nhưng lại không quy hoạch xây dựng các trung tâm logistics, các đường kết nối với hệ thống đường gom và với các phương tiện vận tải khác,thiếu đầu tư xây dựng hệ thống công nghiệp chế biến hiện đại và bảo quản sau thu hoạch, phương tiện vận chuyển, kho tàng quá lạc hậu, thiếu kho lạnh bảo quản sâu hàng hóa, cảng lại thiếu đường vào, chỉ sử dụng một loại phương tiện vận tải là ô tô, do các cảng không kết nối với đường sắt, làm chi phí logistics Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước…
Khuyến nghị chính sách logistics nhằm hạn chế đứt gãy chuỗi cung ứng
Về giải pháp trước mắt để khắc phục những “đứt gãy” ngay trong tư duy, chính sách đầu tư phát triển mà làm đứt gãy chuỗi cung ứng:
Đầu tiên, cần phải có tư duy logistics ngay trong khâu hoạch định, thực thi chiến lược phòng chống dịch Covid-19 nhằm bảo đảm đầy đủ, đồng bộ và kịp thời các yếu tố vật chất và con người cho phòng chóng dịch covid-19. Không nên coi logistics chỉ là dịch vụ vận tải hay dịch vụ giao nhận đơn thuần mà cần được hiểu rộng hơn nhiều như là một khoa học tổ và quản lý, một nghệ thuật, vừa là một ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng bảo đảm cho phát triển bền vững và phòng chóng dịch thành công. Chiến lược phòng chống dịch Covid-19 phải đi kèm chiến lược hậu cần-logistics
Tiếp đến, Chính phủ và các Bộ ngành cần rà soát để bổ sung kịp thời các chính sách phát triển logistics, trực tiếp hậu cần cho sản xuất –tiêu thụ và phòng chóng dịch hiện nay trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị đứt gãy.
Cần có chính sách quyết liệt nhằm huy động toàn bộ CSHT logistics cho phát triển triển sản xuất và phòng chống dịch hiệu quả như vận tải hàng hóa đường sắt Bắc –Nam, đường thủy, đường biển mà lâu nay chưa được khai thác hiệu quả, huy động mọi lực lượng của dự trữ Quốc gia đóng tại các khu vực tham gia vào các hoạt động cung ứng hàng hóa, phòng chóng dịch ở các địa phương Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, bao gồm cả hoạt động hỗ trợ tiêu thụ và dự trữ đối với các sản phẩm trong vùng.
Vấn đề nữa, tập trung ưu tiên các chính sách kết nối lưu thông hàng hóa trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị đứt gãy do Covid-19 trong vùng, từ thông tin, nhu cầu, hạ tầng kết nối liên vùng và tổ chức, quản lý khoa học luồng hàng hóa vận chuyển phục vụ phòng chóng dịch, bảo đảm hoạt động tiêu thụ và XNK hàng hóa không bị đứt gãy do phải phòng chóng dịch ở các địa phương gây ra bởi luồng xanh,luồng đỏ....
Và, đẩy nhanh việc miễn dịch cộng đồng đối với nguồn nhân sự logistics trong khu vực và nền kinh tế quốc dân, bằng việc thúc đẩy nhanh hơn tiêm Vacxin đủ liều cho nhóm lao động này. Vì vậy, tăng cường nguồn nhân lực logistics và có chính sách khuyến khích kịp thời là rất cần thiết hiện nay từ đội ngũ vận chuyển, kho hàng, bán hàng, giao hàng...
Về giải pháp lâu dài hơn để khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng:
Chính phủ và các bộ cần hoàn thiện thể chế, pháp luật logistics nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các hoạt động logistics trên thị trường trong mọi tình huống;
Đổi mới toàn diện hệ thống dự trữ Quốc gia để nâng cao hơn nữa vai trò, sứ mệnh, công cụ dự trữ quốc gia trong hệ thống logistics trước những biến động khó lường;
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics (bao gồm các khu công nghiệp logistics, trung tâm logistics ,cum logistics…) đồng bộ, hiện đại, tiến tới xây dựng thị trường bất động logistics Việt Nam;
Bổ sung và hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp logistics thông qua xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp này với tất cả các loại hình vận tải;
Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư hiện đại hóa các phương tiện vận tải, nhất là các phương tiện vận tải đường bộ (ô tô), đường sắt, đường thủy vốn đã quá lạc hậu;
Ưu tiên thực hiện dự án đường sắt đôi tốc độ cao Bắc –Nam và tuyến đường sắt kết nối với vùng đồng Bằng Sông Cửu long, xây dựng các trung tâm logistics trên các hành lang kinh tế Quốc lộ 1A, đường HCM ,đường cao tốc…, đẩy nhanh kết nối đường sắt quốc gia với các cảng biển quốc tế ,các hành lang kinh tế qua các cửa khẩu quốc tế với các nước Trung Quốc, Lào Campuchia, …), tiếp đến là xây dựng các khu công nghiệp logistics, cụm logistics trên địa bàn cả nước để kết nối các địa phương , các vùng kinh tế nhằm thực hiện hiệu quả liên kết kinh tế ,khai thác hiệu quả các tuyến hành lang kinh tế trên địa bàn, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong mọi tình huống...; Cần cải thiện môi trường logistics từ cơ chế, chính sách, cơ sở hạ tầng logistics, hệ thống các doanh nghiệp logistics và thị trường đến doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics bảo đảm tính bền vững của chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch và thiên tai.
- GS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, ĐH KTQD Hà Nội
TIN LIÊN QUAN
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024...
Xem nhiều




