"Ế tiền" vì đâu?
Tình hình nền kinh tế đang có nhiều khó khăn, suy giảm về cầu đầu tư, cầu tiêu dùng thấp, như vậy cầu tín dụng cũng không thể tăng cao được là một trong những nguyên nhân lý giải cho việc tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 4,2%.
![]() |
Ngày 4/7, trao đổi với báo chí về tình trạng "ế tiền" của ngành Ngân hàng, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay: Ngay từ đầu năm xác định từ 14-15% tăng trưởng tín dụng để phù hợp với kỳ vọng hay đúng hơn là chỉ tiêu của Quốc hội và Chính phủ đã giao, góp phần tăng trưởng kinh tế 6,5% và kiểm soát lạm phát trong vòng 4,5%.
Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 là 14-15%, nhưng đến hôm nay, dư nợ tín dụng mới tăng 4,2%, số tuyệt đối là 12.423.000 tỷ đồng. Tương đồng với đó là huy động vào khoảng 4,16%. Số tiền gửi huy động là 12.691.000 tỷ đồng. Có nghĩa là huy động cho vay ở thời điểm hiện nay tương đương, kể cả tốc độ, doanh số, số dư. Trong điều hành 14-15%, đến thời điểm hiện nay mới tăng 4,2%, trong giao tín dụng đã giao được khoảng 11% từ đầu năm, như vậy dư địa còn rất nhiều để các ngân hàng có thể cho vay.
Thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang thừa. Tuy nhiên nói đến tiền không hẳn như vậy nhưng chính là tốc độ tín dụng đang tăng trưởng chậm. Đúng ra như các nước khi lãi suất tăng cao thì tín dụng có thể tăng trưởng âm, lãi suất chúng ta đã hạ theo thông thường thì tín dụng tăng.
Vì sao có câu chuyện tăng chậm hơn khi lãi suất giảm nhanh? Dưới góc độ quản lý, điều hành cũng như thực tế của nền kinh tế, Phó Thống đốc đưa ra một số đánh giá:
Thứ nhất, tình hình nền kinh tế đang có nhiều khó khăn, suy giảm về cầu đầu tư, cầu tiêu dùng thấp, như vậy cầu tín dụng cũng không thể tăng cao được.
Thứ hai, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khó khăn, tồn kho nhiều, nhiều doanh nghiệp khó có đơn hàng, xuất khẩu cũng có những khó khăn nhất định. Thị trường bất động sản chưa sôi động lại, nhiều dự án chưa triển khai được, kể cả những dự án bất động sản thương mại và bất động sản nhà ở xã hội chưa được triển khai nhiều mặc dù NHNN tạo điều kiện về tín dụng cho lĩnh vực bất động sản, sẵn sàng đẩy mạnh những lĩnh vực tỉ lệ rủi ro thấp.
Thứ ba, những doanh nghiệp nhỏ và vừa đang khó tiếp cận tín dụng. Trước đây doanh nghiệp khó về năng lực tài chính để đảm bảo vay phải có khả năng trả nợ, đến nay càng khó hơn. Vấn đề này, Chính phủ, các bộ, ngành, các hiệp hội, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành ngân hàng đang quyết liệt tháo gỡ. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp muốn vay nhưng không chứng minh được có thể trả nợ được không, nguyên tắc tối thiểu ngân hàng cho vay phải thu được nợ. Ngược lại, có doanh nghiệp, ngân hàng mời chào vay nhưng lại chưa có nhu cầu vay.
Đây là những nguyên nhân trực tiếp tạo ra những "khác thường" so với những năm trước khi lãi suất giảm mà tín dụng chưa tăng được nhanh. Tuy nhiên, cùng với đồng loạt các chính sách khác mà Chính phủ đang triển khai, hy vọng trong thời gian tới ngành ngân hàng đặt ra yêu cầu phải quản lý tốt, tập trung tăng cường hơn nữa để lãi suất tiếp tục theo hướng giảm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trên cơ sở các ngân hàng thương mại phải tính toán bảo đảm được an toàn tối thiểu cho mình và cắt giảm những chi phí cần thiết có điều kiện hạ lãi suất, cũng như cắt giảm các loại phí.
Bên cạnh đó, tăng cường cải cách thủ tục hành chính. Vừa qua, NHNN đã sửa Thông 39 và 06, qua đó tháo gỡ rất nhiều nội dung, đặc biệt ứng dụng công nghệ số nên đã tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp và ngân hàng tiếp cận tín dụng nhanh hơn, thuận lợi hơn.
Tiếp tục xem xét các đối tượng, lĩnh vực để cùng với các bộ, ngành có những chính sách đồng bộ. Chính sách giãn, hoãn, tái cơ cấu các khoản nợ sẽ tiếp tục được tăng cường cũng như chỉ đạo các ngân hàng thương mại, các hiệp hội quan tâm triển khai tốt. Đây là những chính sách rất trực tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp, tháo gỡ cho doanh nghiệp hiện nay.
Cũng theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, về điều hành lãi suất, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất 4 lần từ 0,5%-2% cho những mức lãi suất điều hành của mình; năm ngoái tăng 2 lần. Từ đó, các ngân hàng thương mại với số liệu tính đến hết tháng 6/2023, lãi suất huy động bình quân giảm từ 0,7-0,8%; lãi suất cho vay bình quân đã giảm từ 1-1,2%.
Tuy nhiên, các ngân hàng thương mai có vốn Nhà nước bao giờ cũng đi đầu thực hiện các chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Nhiều ngân hàng có gói giảm rất sâu, dành cho những đối tượng, lĩnh vực cần có sự ưu đãi của Chính phủ và Nhà nước. Nhìn chung, đã đưa ra rất nhiều gói chủ động hạ lãi suất. Xu hướng chung tiếp tục hạ lãi suất trong thời gian tiếp theo.
Đối với lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, hiện nay cho vay theo nghiệp vụ thị trường mở chỉ có 4%, cho vay OMO hoặc cho vay để bù đắp thiếu hụt trong tính toán tạm thời của các ngân hàng thương mại, cho vay qua đêm chỉ 5%. Hai khoản cho vay này hầu như các ngân hàng thương mại thông thường đang thừa thanh khoản, không mặn mà với khoản cho vay của Ngân hàng Nhà nước vì đây là khoản cho vay cuối cùng khi các ngân hàng thương mại cần để hưởng nguồn của Ngân hàng Nhà nước.
Cho vay thông qua thị trường liên ngân hàng, cho vay qua đêm cũng từ 0,4-1%. Có thể nói là rất thấp; một tuần từ 0,8-1,5%, một tháng từ 3-3,2%. Có nghĩa là mức cho vay giữa các ngân hàng với nhau qua thị trường liên ngân hàng rất thấp.
"Nhìn chung, lãi suất đang giảm tích cực, kể cả lãi suất điều hành và lãi suất cho vay", Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.
TIN LIÊN QUAN
-
Nhận định phiên giao dịch ngày 5/7: Đà tăng tiếp tục được củng cố
-
Một công ty bất động sản xin chậm thanh toán 750 tỷ đồng tiền trái phiếu
-
Bị Kiểm toán Nhà nước "điểm tên", nợ xấu tại OCB, BVBank hiện ra sao?
-
Tỷ lệ nợ xấu vượt mức quy định, OCB tích cực huy động hàng chục nghìn tỷ đồng từ trái phiếu
-
Nợ có khả năng mất vốn tại MB liên tục tăng
-
Ngân hàng và công ty chứng khoán cảnh báo về những thủ đoạn lừa đảo mới
-
“Sức khỏe” nhóm công ty xây dựng "bắt tay" làm gói thầu sân bay Long Thành 35.000 tỷ đồng
Tin ngân hàng ngày 23/9: Dự báo GDP quý III sẽ tiếp tục phục hồi
Sacombank tiếp tục giảm lãi suất cho vay; Ngân hàng Nhà nước thay Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB; ACB huy động thành công 13.000 tỷ đồng …là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật
Nga hưởng lợi từ việc tích trữ vàng
Nga đang được hưởng lợi từ lượng vàng dự trữ tăng lên, đạt mức cao nhất trong hai thập kỷ vào cuối năm ngoái,...
Giá vàng hôm nay (23/9): Quay đầu tăng giá
Giá vàng thế giới hôm nay (23/9) tăng nhẹ khi thị trường chứng kiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất và báo hiệu rằng...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 23/9: Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ
Diễn biến trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,22%
Ngân hàng "thừa tiền", huy động bằng chứng chỉ tiền gửi vẫn tăng
Giữa thời điểm lãi suất tiết kiệm hạ nhiệt, ngân hàng bị bệnh "thừa tiền" thì chỉ tiêu huy động vốn bằng chứng chỉ tiền gửi tại nhiều ngân hàng vẫn có xu hướng tăng.
Nợ toàn cầu lên mức cao nhất mọi thời đại: 307.000 tỷ USD
Mức nợ toàn cầu đã tăng 10.000 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023 và 100.000 tỷ USD trong cả một thập kỷ. Cụ thể, nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 307.000 tỷ...
Loạt ngân hàng chi gần 90.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trong tháng 9
Trong 15 ngày đầu tháng 9, các doanh nghiệp đã mua lại 2.225 tỷ đồng trái phiếu. Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị mua lại, chiếm 51.7%...
Tin ngân hàng ngày 22/9: Tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 5,56%
Manulife chi trả 4,5 tỷ đồng cho 3 khách hàng trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội; Gần 17.000 tỷ đồng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn chưa nộp về ngân sách;...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 22/9: Đồng USD nhích nhẹ
Diễn biến trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF)...
Giá vàng tiếp tục giảm sâu phiên thứ 3 liên tiếp
Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (22/9), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục có thêm một phiên giảm sâu...
Chưa có pháp lý rõ ràng: Tiền mã hóa tại Việt Nam có khối lượng giao dịch đứng thứ 15 thế giới
Ngày 20/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội nghị “Quy định về phòng, chống rửa tiền và vai trò của...
Tin ngân hàng ngày 21/9: Việt Nam có gần 140 triệu thẻ ngân hàng đang lưu hành
SHB giảm lãi suất cho vay tới 2.5%/năm hỗ trợ khách hàng cá nhân; LPBank phát hành 3.000 tỷ đồng Chứng chỉ tiền gửi với lãi suất 7,9%/năm;...
Lãi suất ngân hàng liên tục giảm sâu, vì sao thị trường bất động sản vẫn trầm lắng?
Ngoài việc giảm lãi suất cho vay, hiện nay nhiều ngân hàng còn tung ra gói vay ưu đãi tiêu dùng, mua nhà, thậm chí vay để trả nợ cho các ngân hàng khác...
Giá vàng hôm nay (21/9): Giảm sau khi Fed tuyên bố giữ nguyên lãi suất
Giá vàng thế giới hôm nay (21/9) giảm khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất nhưng vẫn củng cố lập...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/9: Đồng USD hồi phục trở lại
Diễn biến trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt...
SHB giảm lãi suất cho vay tới 2,5%/năm hỗ trợ khách hàng cá nhân
Thấu hiểu nhu cầu sử dụng vốn vào mùa cao điểm cuối năm, từ nay đến 31/12/2023, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai chương trình...
"Chưa bao giờ điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như thời gian qua"
Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, việc điều hành chính sách tiền tệ của các quốc gia khác trên thế giới đã ảnh hưởng đến điều hành...
Tin ngân hàng ngày 20/9: NHNN nới rộng tín dụng, sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp
Lãi suất tiền gửi và cho vay vẫn chênh lệch lớn;VPBank dành 13.000 tỷ đồng cho vay mua ô tô, mua nhà, sản xuất kinh doanh, lãi suất chỉ từ 5%/năm;...
Cảnh báo một số thủ đoạn tinh vi, biến tướng nguy hiểm của “tín dụng đen”
Cơ quan công an cho biết, một thủ đoạn tinh vi, biến tướng nguy hiểm của “tín dụng đen” là lập các hợp đồng “giả cách” với người vay tín chấp, thế chấp. Người vay...
Xem nhiều




