G-20 họp bàn cách giải quyết các mối đe dọa kinh tế toàn cầu
Các nhà lãnh đạo tài chính của Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu sẽ tập trung tại trung tâm công nghệ Bengaluru ở miền nam Ấn Độ trong tuần này để giải quyết vô số thách thức đặt ra đối với tăng trưởng và ổn định toàn cầu, bao gồm cả lạm phát tăng cao và nợ gia tăng.
Ấn Độ đăng cai tổ chức hội nghị tài chính G-20 lần đầu tiên sau 20 năm. Cuối năm nay, Ấn Độ sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nền kinh tế G-20.
Các cuộc họp quan trọng này mang đến cho quốc gia đông dân thứ hai thế giới cơ hội thể hiện sự đi lên của mình với tư cách là một cường quốc kinh tế và vị thế là nước đi đầu trong các quốc gia đang phát triển.

Cuộc họp tuần này của Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của các nước thành viên G20 diễn ra chỉ một năm sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, tạo ra một loạt cú sốc đối với nền kinh tế thế giới, chủ yếu trong số đó là tình trạng lạm phát leo lên các mức cao nhất trong hàng thập kỷ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen dự kiến sẽ có bài phát biểu về những tác động kinh tế toàn cầu gây ra từ cuộc chiến ở Ukraine trong các cuộc họp G-20.
Ấn Độ là một trong những quốc gia duy trì lập trường cân bằng, thận trọng giữa các nước phương Tây và Nga, mong muốn khẳng định thêm ảnh hưởng toàn cầu nhưng cảnh giác với việc bị lôi kéo vào các cuộc đối kháng khi nền kinh tế của họ được hưởng lợi từ việc mua dầu thô giảm giá từ Nga.
“Ấn Độ có vai trò lãnh đạo ngày càng tăng trên toàn cầu,” Bộ trưởng Thông tin Ấn Độ Anurag Thakur hôm qua (22/2) đã phát biểu như vậy đồng thời nhắc lại lập trường của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về việc “thời đại ngày nay không phải là chiến tranh. Đối thoại và thảo luận là cách duy nhất để tiến lên.”
Với tư cách là chủ nhà của hơn 200 cuộc họp G20 tại 28 thành phố trước hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11, Thủ tướng Modi dự kiến sẽ tận dụng vai trò đó để đánh bóng vị thế của Ấn Độ với tư cách là một nhà lãnh đạo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và đóng vai trò là cầu nối giữa lợi ích của các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển.
Bộ trưởng Thakur cho biết: “Chúng tôi không có các nguồn lực như các nước phát triển nhưng với các nguồn lực tối thiểu của mình, chúng tôi cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu trong các lĩnh vực như vũ trụ và năng lượng tái tạo như hydro xanh”.
Đây là một ưu tiên cấp bách, do tầm quan trọng ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi đối với tăng trưởng toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước (IMF) ước tính rằng chỉ riêng Ấn Độ và Trung Quốc sẽ đóng góp hơn một nửa tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, các nước châu Á khác đóng góp 1/4 vào sự tăng trưởng đó bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 6% đến 7%.
Nền kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 6,1% trong năm nay sau khi tăng trưởng 6,8% trong năm ngoái, IMF cho biết trong một báo cáo được công bố hồi đầu tuần.
“Các điều kiện khó khăn ở cấp độ kinh tế vĩ mô đã phần nào giảm bớt nhưng tỷ lệ lạm phát vẫn còn cao. Trong tình huống này, sự phối hợp giữa các nền kinh tế lớn là rất quan trọng,” ông Ajay Seth - một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Ấn Độ đã nói như vậy với các phóng viên hôm 21/4.
Thành phố Bengaluru là trung tâm công nghệ và khởi nghiệp của Ấn Độ. Ban đầu thành phố này được công nhận là một trung tâm gia công phần mềm nhưng giờ đây nó là cái tên quen thuộc đối với các doanh nhân và công ty công nghệ thông tin. Tuy nhiên, thành phố Bengaluru đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng quy hoạch kém. Năm ngoái, nó đã trải qua trận lũ lụt nghiêm trọng, một phần do sự nóng lên toàn cầu, gây thiệt hại ước tính 30 triệu USD.
Việc cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị sẽ được đưa ra trong các cuộc gặp gỡ tuần này - cuộc họp đầu tiên trong bốn cuộc họp Bộ trưởng Tài chính G-20 dự kiến diễn ra trong năm nay tại Ấn Độ.
G20 bao gồm các nền kinh tế lớn nhất thế giới và có một chủ tịch luân phiên. Năm ngoái, Indonesia là chủ nhà và năm tới Brazil sẽ tiếp quản, tiếp theo là Nam Phi vào năm 2025.
Ở các quốc gia như Ấn Độ, G20 được coi là đối trọng với nhóm các nền kinh tế giàu có hơn – G7.
Tại các cuộc họp ở Bengaluru sắp tới, các quan chức sẽ thảo luận về một loạt vấn đề liên quan đến tài chính khí hậu, tìm kiếm sự đồng thuận trong việc điều chỉnh các loại tiền kỹ thuật số, các vấn đề thuế toàn cầu và các ưu tiên tài chính khác.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen và các quan chức khác cho biết họ cũng sẽ thảo luận về rủi ro gánh nặng nợ nần cho nhiều quốc gia sau những nỗ lực tốn kém để giảm bớt những tác động tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19. Những tai ương đó càng trở nên sâu sắc hơn khi hóa đơn nhập khẩu của các quốc gia tăng cao do giá lương thực, dầu và phân bón tăng cao kéo dài và đồng tiền suy yếu.
UOB: "Chính sách thuế vẫn là rào cản lớn với Việt Nam"
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất về thuế quan đã qua, United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên mức 6,9% và nhận định...
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả chứa mã độc
Theo Bộ Công an, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện từ thuê bao di động thông thường hoặc tổng đài ảo, giả mạo danh nghĩa cơ quan, tổ chức giới thiệu...
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Xem nhiều




