Giá gạo Việt Nam đắt nhất thế giới: Doanh nghiệp có nên "đu đỉnh"?
Thông tin giá gạo Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới là tin vui. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, sự biến động về giá này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, các doanh nghiệp cần hết sức cẩn trọng, không nên “đu đỉnh”…
Giá gạo xuất khẩu "vượt mặt" Thái Lan
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước gieo trồng được 7,1 triệu ha, năng suất trung bình đạt 6,07 tấn/ha, sản lượng đạt trên 43,1 triệu tấn, tăng 452.000 tấn so với năm 2022. Với sản lượng lúa dự kiến như trên, ngoài bảo đảm an ninh lương thực trong nước, chế biến, làm giống, chăn nuôi, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023.
Trong 7 tháng đầu năm 2023 đã xuất khẩu 4,83 triệu tấn, trị giá hơn 2 tỷ USD. So với những năm trước, con số này tăng khoảng 15-20%, tăng về cả giá trị lẫn sản lượng xuất khẩu.
Đáng chú ý, theo dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong phiên giao dịch ngày 19/8, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng vượt giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và đắt nhất thế giới.
Cụ thể, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ở mức 628 USD/tấn, gạo Thái Lan cùng lại có giá 618 USD/tấn. Giá gạo 25% tấm của Việt Nam là 618 USD/tấn trong khi loại gạo này của Thái Lan có giá 561 USD/tấn.
Như vậy, giá gạo 5% tấm của Việt Nam ngày 19/8 cao hơn của Thái Lan 10 USD/tấn, còn gạo 25% tấm của Việt Nam cao hơn 57 USD/tấn. Theo đó, giá gạo Việt Nam xuất khẩu đang ở mức cao nhất thế giới.
Doanh nghiệp cần cẩn trọng
Chia sẻ về thông tin giá gạo Việt Nam đắt nhất thế giới, PGS,TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, trước hết đây là tin vui, bởi lẽ, từ trước đến nay, giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo của Thái Lan. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu tăng cao sẽ đẩy giá gạo trong nước cũng tăng. Do đó, việc các doanh nghiệp cần xem xét, tính toán như thế nào cho hợp lý lúc này là vấn đề “căng não”.

“Sự biến động về giá này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, tăng và đứng ở mức rất cao nhưng sau đó sẽ giảm xuống và trở về mức cân bằng. Mức này thường thấp hơn mức đã lập đỉnh khá nhiều. Vì vậy, các doanh nghiệp cần hết sức cẩn trọng, nếu doanh nghiệp không tỉnh táo, “đu đỉnh” sẽ dẫn đến “già néo đứt giây”, chuyên gia nhìn nhận.
Trong khi đó, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho biết, lúa gạo tăng giá, người nông dân vui mừng, đời sống của họ được trực tiếp cải thiện. Điều này tạo động lực để người dân giữ đất, thâm canh sản xuất, chủ động thay đổi các giống lúa chất lượng cao. Từ đó, số lượng và chất lượng của đầu ra lúa gạo được tăng lên.
Không chỉ người dân mà doanh nghiệp cũng mừng bởi doanh thu, lợi nhuận từ xuất khẩu lúa gạo tăng cao.
“Theo tôi, điều mừng lớn nhất là tuy thị trường lúa gạo thế giới biến động lớn nhưng thị trường tiêu dùng nội địa vẫn được duy trì ổn định. Từ những điều kể trên, có thể thấy, đây là một tín hiệu tích cực góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam từ nay đến cuối năm, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn này”, chuyên gia nhận định.
Tích trữ vừa đủ
Tuy vậy, theo ông Phú, thị trường bắt đầu có hiện tượng thu mua gom lúa gạo để đầu cơ, chờ giá trục lợi. Đây là hành vi lợi dụng thị trường để đẩy cao giá lúa gạo một cách vô lý. Mặt hàng lúa gạo vốn chiếm phần lớn trong rổ tính giá CPI.
Chính vì vậy, làm sao phải kiểm soát tốt, không để giá gạo tăng đột biến, gây ảnh hưởng, xáo trộn đời sống người dân. Gạo là mặt hàng thiết yếu, nếu bị tăng giá đột ngột sẽ làm nhiều mặt hàng khác tăng theo. Điều này cần sự quan tâm và chung tay kiểm soát từ Chính phủ, các bộ, ban, ngành đến người dân và doanh nghiệp.
Trong bối cảnh thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ và xuất khẩu gạo của Việt Nam, Bộ Công Thương đã liên tục đưa ra khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu gạo vừa tận dụng cơ hội xuất khẩu gạo vừa bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Mới đây nhất, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 07 với những giải pháp dài hơi. Trong đó yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm về đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý với mặt hàng gạo…
Cho rằng an ninh lương thực là vấn đề sống còn của nền kinh tế, PGS, TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, không thể để chuỗi cung ứng bị đứt gãy, người dân thiếu lương thực hoặc phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu. Để có được an ninh lương thực thì trước hết phải có tích trữ phù hợp.
Bên cạnh đó, cần xem xét mức độ chúng ta bán được đến đâu. Bởi việc bán được hàng hóa với mức giá hấp dẫn cũng là cơ hội không phải khi nào cũng có.
“Tích trữ là cần thiết, nhưng cần vừa đủ. Cần tính toán cẩn trọng, nếu không, khi mùa vụ mới đến, thị trường gạo trở về trạng thái bình thường, gạo tồn trong kho không bán được giá cao sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp và cho ngành gạo”, ông Thịnh nêu.
Cùng góc nhìn, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, không thể vì giá lúa gạo tăng cao mà ta tăng theo mãi. Không nên quá đặt lợi ích ngắn hạn mà phải tìm cách giữ được bạn hàng. Giả thiết đặt ra, nếu như Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu lúa gạo, có khi Việt Nam lại “trượt chân” trên chính sân nhà.
Theo chỉ thị của Thủ tướng, cần làm ngay việc quy hoạch lại vùng trồng lúa bảo đảm sản lượng một năm phải đạt 42 triệu tấn, trong đó xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn.
Ngoài ra, cần phải tính toán lại chi phí vận chuyển logistics và các chi phí khác phục vụ cho xuất khẩu. Hiện nay, chi phí logistics của Việt đang cao hơn từ 17 – 20%, thậm chí gấp đôi so với các nước tiên tiến. Đây chính là nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh, một rào cản vô hình đối với lúa gạo xuất khẩu.
Thêm vào đó, hiện nay số lượng kho cảng rất ít, thậm chí có tình trạng làm cảng rồi nhưng không có đường ra cảng. Việc triển khai, xây dựng hệ thống cảng bãi không đồng bộ cũng gây khó khăn cho xuất khẩu lúa gạo. Chính vì vậy, Việt Nam nên phát triển những phương tiện vận chuyển hiệu quả như đường biển, đường sắt.
“Các bộ, ngành liên quan phải tìm cách hiệu quả nhất để nâng cao năng lực xuất khẩu lúa gạo trên thị trường quốc tế. Từ việc hoàn thiện chuỗi sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ cho tới hệ thống kho bãi, cảng biển xuất khẩu”, chuyên gia kiến nghị.
TIN LIÊN QUAN
-
Giá gạo thế giới gần mức cao nhất trong 15 năm
-
Giá gạo xuất khẩu từ Việt Nam tăng đột biến, cao nhất trong hơn một thập kỷ
-
Giá gạo châu Á lập đỉnh do nhiều nước mua tích trữ vì hiện tượng El Nino
-
Đảm bảo đủ nguồn lương thực dự trữ quốc gia, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống
-
Đề xuất mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội
-
Hơn 50.000 ô tô Kia Sorento bị triệu hồi, nguyên nhân chỉ do 1 lỗi rất nhỏ nhưng vô cùng nguy hiểm
REE lên kế hoạch mở rộng đầu tư vào điện khí LNG trong 2025
Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 của CTCP Cơ Điện Lạnh (MCK: REE) ngày 1/4, công ty đã trình thông qua kế hoạch doanh thu 10.248 tỷ, tăng hơn 22%...
WinMart báo lãi lần đầu tiên sau 5 năm về tay tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, chiến lược nào giúp Masan thắng lớn?
Theo đó, năm 2024, WinCommerce đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 5,7 tỷ đồng, đảo ngược hoàn toàn so với khoản lỗ hơn 599 tỷ đồng trong năm 2023.
Từng làm F&B, doanh nghiệp Việt gây bất ngờ khi lấn sân năng lượng, vừa ký hết hợp tác cùng ông lớn châu Âu
Từng bắt đầu từ một lĩnh vực khác, doanh nghiệp Việt này đang khiến giới chuyên môn bất ngờ khi chính thức ký kết hợp tác với một tập đoàn sừng sỏ trên thế giới.
KCN Dốc Đá Trắng – "Cứ điểm" chiến lược mới của Viglacera
Với quy mô lên tới 288ha và tổng vốn đầu tư hơn 1.807 tỷ đồng, Dự án Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Kết cấu Hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Dốc Đá Trắng...
Mua lại Altair Engineering, Siemens mở rộng danh mục phần mềm công nghiệp
Tập đoàn Siemens mới đây ra công bố đã hoàn tất việc mua lại Altair Engineering Inc., một nhà cung cấp phần mềm hàng đầu trong thị trường mô phỏng và phân tích công nghiệp,...
Thâu tóm công ty AI tạo sinh của Vingroup, ‘gã khổng lồ’ ngành chip Qualcomm đang toan tính điều gì?
Vingroup vừa hoàn tất thương vụ chuyển nhượng Movian AI cho Qualcomm, đánh dấu bước tiếp theo trong chiến lược tái cấu trúc trong lĩnh vực AI của tập đoàn.
The Coffee House ngậm ngùi về tay "đại gia" với giá cực sốc sau nhiều năm lỗ nặng
Golden Gate đã hoàn tất thương vụ mua lại The Coffee House với giá 270 tỷ đồng, chỉ bằng một phần tư định giá vào năm 2021, khi chuỗi chuỗi đồ uống này được....
Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản...
Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, không chỉ tập trung vào việc cải thiện công suất, hiệu quả hoạt động mà còn chú trọng đến bảo vệ môi trường và cải thiện các tiêu chuẩn an toàn.
Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con
Trong năm 2024, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã thu về 189.068 tỉ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm 2023. Đặc biệt, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT tiếp tục...
VinFast hợp tác ‘ông lớn’ logistics hàng đầu thế giới: Giao phụ tùng siêu tốc phủ sóng châu Âu chỉ trong 24h
VinFast vừa công bố hợp tác với công ty logistics và vận chuyển hàng đầu DHL để tối ưu hóa mạng lưới phụ tùng thông tin qua gói giải pháp quản lý hậu cần.
Vì sao công ty Bách Việt chậm công bố thông tin khi không đủ điều kiện là công ty đại chúng?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa quyết định xử phạt công ty Bách Việt do không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo quy định pháp luật...
LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm
Khi đi vào hoạt động, Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm, điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu điện năng cho khu...
Cập nhật tiến độ dự án khu công nghiệp hơn 2.100 tỷ đồng của THACO tại Thái Bình...
Mới đây, lãnh đạo tỉnh Thái Bình vừa tiến hành kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ xây dựng hạ tầng tại khu công nghiệp THACO Thái Bình.
Vụ sáp nhập dầu khí lớn nhất khu vực Biển Bắc nước Anh
NEO Energy và Repsol Resources UK đã đạt thỏa thuận sáp nhập chiến lược, tạo ra một trong những công ty dầu khí độc lập lớn nhất khu vực Biển Bắc của Anh với tên...
Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện
Ngày 28/03/2025, Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân (Nhị Vân Media) đã ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện về việc phối hợp trong hoạt động...
VinFast Energy bắt tay ‘huyền thoại’ bóng đèn 65 năm tuổi, tham vọng thống trị thị trường năng lượng sạch?
Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và VinFast Energy vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển các giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến.
Bảo hiểm số OPES tăng vốn điều lệ lên 1.900 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Bảo hiểm OPES được Bộ Tài chính phê duyệt tăng vốn điều lệ từ 1.265 tỷ đồng lên 1.900 tỷ đồng.
Tập đoàn Hòa Phát đề xuất đầu tư dự án thép chất lượng cao tại Quảng Ngãi
Theo báo cáo, Thép Hòa Phát Dung Quất đề xuất triển khai một số dự án mới, nổi bật trong đó là dự án cán thép chất lượng cao với mục tiêu sản xuất các...
Xem nhiều




