Giấc mơ kinh tế số 43 tỷ USD: Khoảng trống pháp lý
Các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ đầy đủ các quy trình về cấp phép, về kiểm duyệt, biên tập, biên dịch...
Kinh nghiệm từ nước Úc
Khi công nghệ số ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực và ngành kinh tế số, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài diễn ra gay gắt và là điều tất yếu xảy ra.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam thấm thía điều này hơn ai hết, chỉ có điều, theo ông Lê Đình Cường, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV), đây là cuộc chiến không cân sức khi các doanh nghiệp trong nước chịu lép vế trước các nền tảng xuyên biên giới có tiềm lực tài chính và công nghệ lớn mạnh.
Đáng lưu ý, các nền tảng xuyên biên giới cho đến nay vẫn không chịu các cơ chế kiểm duyệt cũng như không thực hiện các nghĩa vụ thuế với Việt Nam. Vấn đề này cũng đã được các đại biểu Quốc hội đưa ra chất vấn tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
Nhấn mạnh lại yêu cầu cần có một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, ông Lê Đình Cường cũng biết đây là vấn đề nóng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới, kể cả các quốc gia phát triển.
"Điển hình là cuộc chiến giữa chính phủ Úc và Facebook đang thu hút sự chú ý của dư luận toàn thế giới. Theo đó, Úc chuẩn bị thông qua dự luật đàm phán truyền thông, trong đó yêu cầu các hãng công nghệ phải trả tiền cho nội dung báo chí.
Với dự luật này, Facebook, Google phải đạt được thỏa thuận thương mại với báo chí Úc hoặc sẽ phải tuân theo quy định bắt buộc của chính quyền về việc trả tiền để sử dụng các nội dung tin tức trên nền tảng của họ.
Đáp lại, ngày 18/2 Facebook đã xóa bỏ các trang tin tức của các đơn vị báo chí, truyền thông trong và ngoài nước ở Úc. Đồng thời, mạng xã hội này cũng ngăn không cho người dùng tại Úc đăng hay chia sẻ nội dung tin tức trên nền tảng này. Không chỉ vậy, Facebook còn xóa bỏ nhiều trang cung cấp thông tin, chính sách của các cơ quan ban ngành thuộc Chính phủ Úc, các trang của các tổ chức phi lợi nhuận, làm từ thiện và khiến dư luận Úc rất bức xúc.
Tuy nhiên, sau động thái trên, đến ngày 20/2, mạng xã hội này đã đồng ý quay trở lại bàn đàm phán với chính phủ Úc.
Trong khi đó, Google, ban đầu đe dọa đóng công cụ tìm kiếm của công ty này tại Úc, hiện đang phải chạy đua để đạt thỏa thuận với các cơ quan báo chí Úc", vị chuyên gia dẫn chứng.
![]() |
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam đang mong chờ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình được ban hành để tạo sân chơi bình đẳng với các nền tảng xuyên biên giới |
Từ câu chuyện của nước Úc, Tổng Thư ký Hiệp hội Truyền hình trả tiền khẳng định sự tham gia của các nền tảng xuyên biên giới là bình thường và cần thiết, giúp người dùng có thể lựa chọn nhiều chương trình giải trí có chất lượng, song cần phải quản lý các doanh nghiệp này để đem tới sự hài hòa giữa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng, bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh, có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển văn hóa, con người.
Cuộc chiến chưa kết thúc
Ở lĩnh vực vận tải, ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết, cuộc đấu tranh giữa hai loại xe công nghệ và xe truyền thống vẫn chưa kết thúc, nhưng sự áp đảo của Grab trên thị trường gọi xe công nghệ đã thấy rõ.
Ông nhắc lại khoảng thời gian 4 năm thí điểm taxi công nghệ, những tranh cãi gay gắt đã nổ ra giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ, đỉnh điểm là vụ kiện đình đám giữa Vinasun và Grab trong suốt thời gian dài để đòi bồi thường phần thiệt hại mà Vinasun cho rằng chính Grab gây ra.
Đến năm 2020, taxi công nghệ đã có một hành lang pháp lý để hoạt động mà không cần tranh cãi taxi công nghệ có phải là loại hình vận tải không, còn taxi truyền thống cũng có động lực đổi mới để cạnh tranh.
Theo ông Bùi Danh Liên, cạnh tranh là tất yếu, bên nào phát triển, phục vụ lợi ích của người dân tốt hơn thì sẽ giữ chân được khách hàng.
"Taxi truyền thống đang chết dần, mà nguyên nhân do đại dịch Covid-19 chỉ là một phần, quan trọng là sự phát triển của thị trường đã khác.
Grab đầu tư vào công nghệ, có nhiều chính sách giảm giá có lợi cho người tiêu dùng, lại không cần chủ sở hữu, ai có xe là có thể huy động chạy được nên cơ động hơn rất nhiều. Còn taxi truyền thống buộc phải có chủ sở hữu là hãng taxi, họ đầu tư nhiều vốn vào phương tiện.
Ngặt nỗi hạ tầng giao thông không phát triển nhanh được, đường sá vẫn thế mà taxi tăng lên nhiều sẽ gây tắc đường, hoặc giá thành sẽ tăng lên vì chi phí nhiên liệu cao. Chưa kể, bây giờ nhiều người ngần ngại đi taxi vì nhược điểm của taxi truyền thống là bị cấm đường nhiều, phải chạy đường vòng nhiều, cây số tăng lên, số tiền người dân phải bỏ ra tăng lên.
Quan trọng hơn là đối tượng đi taxi ngày càng thu hẹp lại, không còn như trước. Rồi đây, các phương tiện công cộng như đường sắt trên cao, tàu điện ngầm... sẽ phát triển mạnh mẽ, với các ưu đãi của Nhà nước, người dân sẽ lựa chọn đi phương tiện công cộng nhiều hơn.
Thị phần trước sau sẽ bị thu hẹp, lại bị cạnh tranh bởi taxi công nghệ, taxi truyền thống không thay đổi sẽ chết. Phải ứng dụng công nghệ để giảm chi phí cho doanh nghiệp, giảm giá thành để nâng cao sức cạnh tranh", ông Bùi Danh Liên nói.
Cùng chung mong muốn với lĩnh vực vận tải, ông Lê Đình Cường bày tỏ, các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ đầy đủ các quy trình về cấp phép, về kiểm duyệt, biên tập, biên dịch chặt chẽ theo luật định, đồng thời, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước Việt Nam, giống như doanh nghiệp trong nước.
"Thời gian qua, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền của Việt Nam vẫn mong chờ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình được ban hành.
Đây là hành lang pháp lý hoàn chỉnh, quản lý được các dịch vụ cung cấp nội dung truyền hình xuyên biên giới, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước", Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam mong mỏi.
TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
Trung Quốc hôm thứ Sáu (4/4) cho biết sẽ áp thuế đáp trả 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ kể từ ngày 10/4/2025.
Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng...
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Tour nước ngoài hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, giá tour trong nước và nước ngoài không chênh nhau nhiều, đó là những lý do khiến du lịch quốc tế trở thành...
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Bổ sung quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xổ số, casino
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Xem nhiều




