‘Giải cứu’ những con đường tắc nghẽn ở TP.HCM: Hàng loạt dự án chậm tiến độ, do đâu?
Để giảm thiểu tình trạng ùn tắc, TP.HCM triển khai hàng loạt dự án giao thông trọng điểm nhưng các dự án này vẫn “giậm chân tại chỗ” nhiều năm qua.
TP.HCM thời gian qua luôn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước và là đô thị trung tâm của Nam Bộ. Đặc biệt, thành phố luôn chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.
Tuy nhiên, việc triển khai chưa đồng bộ dẫn đến nhiều dự án trọng điểm vẫn đang bị chậm tiến độ, ngừng thi công trong thời gian dài, vô tình làm ảnh hưởng đến quy hoạch chung của thành phố. Đặc biệt một số khu vực trở thành “điểm nóng” về ùn tắc, kẹt xe vào mỗi giờ cao điểm khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều trở ngại.
Hàng loạt dự án chậm tiến độ
Lý giải về nguyên nhân ùn tắc giao thông tại TP.HCM, ông Ngô Hải Đường - Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP.HCM) cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, như: Ý thức chấp hành Luật Giao thông của người dân còn quá thấp; việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán, kinh doanh; hay những sự cố như tai nạn giao thông, đổ ngã cây xanh,…
“Một nguyên nhân nữa không thể phủ nhận là việc hạ tầng giao thông tại TP.HCM vẫn chưa thật sự phát triển, nhiều dự án còn bỏ ngỏ chưa thể thực hiện hoặc chậm tiến độ, trong khi phương tiện cá nhân tham gia giao thông tăng cao”, ông Đường đánh giá.
Tại khu vực gần sân bay Tân Sơn Nhất có nhiều dự án được phê duyệt, lên kế hoạch triển khai từ năm 2016, như: Dự án cải tạo đường Cộng Hòa (từ hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long, quận Tân Bình) với tổng mức đầu tư 141,8 tỷ đồng; mở rộng đường Hoàng Hoa Thám (từ cổng doanh trại quân đội đến đường Cộng Hòa) có tổng đầu tư 257 tỷ đồng. Nhưng các dự án này hiện vẫn “án binh bất động” do phía quận Tân Bình chưa thể bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
Trong đó, dự án đường nối đường Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (song hành với đường Cộng Hòa, dài 4km, thiết kế 6 làn xe), cửa ngõ thứ 2 vào sân bay Tân Sơn Nhất cũng được phê duyệt từ năm 2016, sau nhiều lần điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đã hơn 4.800 tỷ đồng.
Công trình dự kiến sẽ khởi công trong quý 2/2022 và khai thác sau 18 tháng, khi hoàn thành dự án sẽ giúp đồng bộ với nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, cũng như góp phần giảm ùn tắc giao thông ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất, hoàn thiện hệ thống tại khu vực quận Tân Bình… Thời điểm hiện tại, công trình chưa thể giải phóng mặt bằng.

Nhiều dự án giao thông dang dở, chậm tiến độ làm ảnh hưởng đến lưu thông trên đường, gây ra ùn tắc, kẹt xe.
Tương tự, hai dự án nâng cấp, mở rộng đường Tân Kỳ - Tân Quý (đoạn từ Lê Trọng Tấn đến Cộng Hòa) với tổng mức đầu tư hơn 742 tỷ đồng và dự án nâng cấp, mở rộng đường Trường Chinh tổng mức đầu tư là 2.147 tỷ đồng được phê duyệt từ năm 2018 nhưng hiện tại vẫn chưa thể giải phóng mặt bằng.
Một dự án quan trọng nữa là đường Vành đai 2 được quy hoạch từ năm 2007, với tổng chiều dài 64km, quy mô 6 - 10 làn xe, chạy qua TP. Thủ Đức, quận 2, 7, 8, 12, Bình Tân và huyện Bình Chánh, Hóc Môn. Đến nay toàn tuyến chỉ mới hoàn thành xong 50km, còn 14km chia làm 4 đoạn vẫn đang dang dở. Hiện, TP.HCM đang phấn đấu tái khởi động và cân đối vốn đầu tư cho 4 đoạn còn lại để khép kín toàn tuyến vào năm 2025. Khi hoàn thành Vành đai 2 giúp phân luồng, giảm áp lực giao thông nội đô.
Đáng chú ý là dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội. Đây là trục giao thông kinh tế – xã hội đặc biệt quan trọng nối TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, đã có kế hoạch mở rộng xa lộ Hà Nội dài 15,7km đi qua TP.HCM và Bình Dương. Nhưng do chờ nhận mặt bằng để thi công và trùng lặp mặt bằng với các dự án khác nên một số hạng mục mở rộng Xa lộ Hà Nội phải “giậm chân tại chỗ”.
Hay dự án xây dựng đường song hành cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, dù được khởi công từ năm 2015 nhưng đến dự án mới chỉ làm xong phần phát quang, đắp nền mà không tiến triển thêm. Dự án đường song hành này có chiều dài 3,2km từ nút giao An Phú đến đường Vành đai 2 (TP Thủ Đức), có tổng mức đầu tư 869 tỷ đồng. Nguyên nhân bị ngưng trệ được cho là vướng thủ tục pháp lý thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, dự án mở rộng đường Lương Định Của (đoạn từ Trần Não đến Nguyễn Thị Định), có chiều dài 2,5km, mở rộng lên 30m gồm 4 làn xe được khởi công từ năm 2015. Đến nay, dự án hoàn thành được khoảng 60% rồi tạm ngưng đã gần 7 năm. Chủ đầu tư đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị chính quyền TP Thủ Đức đẩy nhanh tiến độ bồi thường bàn giao mặt bằng.
Đời sống người dân bị ảnh hưởng
Thời gian qua, người dân tại TP.HCM thường xuyên phải sống trong cảnh kẹt xe, tắc đường hàng giờ đồng hồ khi di chuyển từ ngoại thành đến trung tâm thành phố, đặc biệt là tại các khu vực cửa ngõ.
Trong đó, phía Tây, Tây Bắc được xem là “điểm nóng” về tình trạng ùn tắc, kẹt xe, khi có nhiều tuyến đường huyết mạch kết nối với sân bay Tân Sơn Nhất và đi các tỉnh miền Tây như: Trường Chinh, Cộng Hòa; quốc lộ 1A, quốc lộ 50, hay đoạn Tân kỳ - Tân Quý,…
Anh Lê Nam (32 tuổi), sống cạnh trục đường Cộng Hòa, quận Tân Bình cho biết tình trạng kẹt xe ở tuyến đường này đã diễn ra từ nhiều năm. Đặc biệt là ở các nút giao, có thời điểm lực lượng giao thông phải mất hàng giờ đồng hồ mới điều tiết được tình trạng kẹt xe. Mặc dù, ở khu vực này đã có nhiều công trình như cầu vượt Hoàng Văn Thụ, hay tuyến đường Cộng Hoà được xây dựng nâng cấp mở rộng nhưng vào những giờ cao điểm vẫn thường xuyên kẹt xe.
“Dù sống trong khu vực này, biết khi nào tắc đường nhưng cứ đi trúng vào giờ cao điểm, tôi phải mất đến cả tiếng đồng hồ mới đến nơi làm việc, thật sự ám ảnh”, anh Nam chia sẻ.

Trục đường Cộng Hoà luôn trong tình trạng tắc đường mỗi khi đến giờ cao điểm, đặc biệt là đoạn vòng xoay Lăng Cha Cả.
Tương tự, ở cửa ngõ phía Bắc, với các tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quốc lộ 13, Quang Trung (Gò Vấp, TP Thủ Đức, Bình Thạnh). Trong đó, quốc lộ 13 đoạn TP.HCM được ví như “nút thắt cổ chai” khiến việc lưu thông của người dân vào trung tâm thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì dự án mở rộng tuyến đường vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Đáng chú ý, ở cửa ngõ phía Đông, khu vực được đánh giá có tốc độ phát triển đô thị nhanh nhất ở TP.HCM với khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thế nhưng, hạ tầng giao thông ở khu vực này vẫn khá hạn chế nên tình trạng ùn tắc, kẹt xe thường xuyên diễn ra, đặc biệt tại khu vực cảng Cát Lái và phà Cát Lái nơi có lưu lượng xe container rất lớn di chuyển. Các tuyến đường trong khu vực như: Nguyễn Duy Trinh, Đồng Văn Cống, Vành đai 2,… còn chật hẹp, chưa được nâng cấp mở rộng nên cũng trong tình cảnh tương tự.
Tình trạng kẹt xe, ùn tắc cũng xảy ra thường xuyên tại nhiều tuyến đường bên trong trung tâm thành phố. Tại ngã sáu vòng xoay Công trường Dân Chủ (gồm các đường: Cách Mạng Tháng 8, 3 tháng 2 (quận 10), Nguyễn Thượng Hiền, Võ Thị Sáu, Lý Chính Thắng, Nguyễn Thông (quận 3)) có hàng ngàn phương tiện lưu thông dồn về một lúc tại vòng xoay này khiến tình trạng ùn tắc, kẹt xe cả tiếng hồ trong các giờ cao điểm sáng và chiều.
Ông Nguyễn Văn Đạt (59 tuổi), làm nghề sửa xe gần vòng xoay Công trường Dân Chủ cho biết việc tắc đường tại đây diễn ra mỗi ngày, dù đi từ hướng nào.
“Có thời điểm đi từ đường Võ Thị Sáu ra 3 tháng 2, đoạn đường ngắn chừng 50m nhưng phải mất đến 30 phút”, ông Đạt nói.
Nhìn nhận ở góc độ kinh tế, TS. Lê Bá Chí Nhân - Chuyên gia kinh tế cho rằng vấn nạn ùn tắc kẹt xe đang tác động rất tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội của thành phố. Ước tính, có hàng triệu giờ công lao động bị tiêu tốn vô ích với hàng ngàn tỷ đồng sản phẩm bị mất mát vì ùn tắc, kẹt xe.
“Mặc dù là trung tâm của khu vực phía Nam nhưng hạ tầng giao thông ở TP.HCM đang có dấu hiệu bị tụt hậu, chậm phát triển hơn so với một số tỉnh, thành khác như Bình Dương, Biên Hoà hay Bà Rịa-Vũng Tàu. Vì vậy, TP.HCM cần có những giải pháp đồng bộ để triển khai các dự án hạ tầng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khu vực”, TS. Lê Bá Chí Nhân nhận định.
TIN LIÊN QUAN
Công ty con của Hòa Phát lên kế hoạch GPMB dự án hơn 4.200 tỷ đồng
Trong tổng vốn đầu tư dự án hơn 4.200 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Đồng Phúc lên kế hoạch cho chi phí xây dựng là hơn 2.000...
Danko Riverside - “Cú hích” đánh thức tiềm năng bất động sản Bắc Giang
Giữa bức tranh thị trường bất động sản Bắc Giang đang tăng trưởng mạnh mẽ, Danko Riverside nổi lên như một điểm sáng, không chỉ “đánh thức” tiềm năng vốn có của vùng đất này...
Vốn FDI vào bất động sản tăng mạnh: Điểm danh loạt doanh nghiệp ngoại thành công lớn khi đầu tư vào bất động sản Việt...
Bất động sản Việt Nam hút dòng vốn FDI mạnh mẽ năm 2025. Hàng loạt tập đoàn lớn như Trump Organization, Keppel Land, Frasers Property… đầu tư vào khu công nghiệp, đô thị cao cấp...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 9/4: Hà Nội mở bán nhà ở xã hội Kiến Hưng giá từ 488,5 triệu đồng/căn
Giao công an điều tra việc rao bán "Siêu dự án đô thị biển Vũng Tàu"; Giá nhà riêng ở Hà Nội phân khúc dưới 8 tỷ đồng tiếp tục tăng; Đề xuất hơn 7.660...
Phân khúc bất động sản nào bị ảnh hưởng nếu Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam?
Theo chuyên gia, Nguyễn Quang Huy - CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Nguyễn Trãi, việc Mỹ dự kiến áp mức thuế suất lên đến 46% đối với một số mặt...
Vì sao nhà phố Kim Ngân tại đô thị Sun Group Hà Nam nhân đôi lợi thế thương mại?
Sở hữu vị trí đẹp nhất trong số 4 phân khu thấp tầng ra mắt đầu tiên của Đại đô thị Sun Urban City, Kim Ngân 1 cộng hưởng lợi thế từ dòng khách đến...
Huyền thoại “Cá mập trắng” Greg Norman khảo sát sân golf T&T Văn Lang Empire chuẩn bị cho trải nghiệm 18 hố
Ngày 7/4/2025, huyền thoại “Cá mập trắng” Greg Norman – biểu tượng lừng danh của làng golf thế giới, và là kiến trúc sư đứng sau thiết kế tổng thể sân golf T&T Văn Lang...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/4: Bình Định sẽ đấu thầu Dự án Khu đô thị nghìn tỷ sau gần 10...
4 Dự án Cao tốc Bắc - Nam sẽ thông xe dịp 30/4; Chuyển công an gần 250 hồ sơ bất động sản có dấu hiệu vi phạm; Lý do dự án công nghệ thông...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/4: Công bố khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội
Doanh nghiệp BĐS Bình Dương lo lắng vì chậm phê duyệt đơn giá đất; Giải quyết "treo" cho 343 dự án tại TP.HCM; Đất vùng giáp ranh Đà Nẵng – Quảng Nam tăng giá chón...
KCN hơn 100ha tại Bắc Giang sẽ tạo công việc cho khoảng 15.000 lao động
Công ty CP Đầu tư hạ tầng S-Dragon đang lên kế hoạch đền bù giải phóng mặt bằng để triển khai dự án Khu công nghiệp Xuân Cẩm - Hương Lâm giai đoạn 1, khi...
Khách hàng lắc đầu với gói vay mua nhà lãi suất thấp
Mới đây, chị Hoàng Thuỳ Linh (32 tuổi), một giáo viên dạy tiếng Anh tại Hà Nội đã liên hệ với một số ngân hàng để hỏi các gói vay ưu đãi mua nhà. Tuy...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/4: Hà Nội thu hơn 6.800 tỷ đồng từ đấu giá đất trong quý 1
Nghệ An xử lý 278 trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả; Thanh Hóa sắp đấu giá 12 lô đất "vàng", dự kiến thu gần 1.000 tỷ đồng; Khánh Hòa...
Chung cư tại TPHCM bị nứt tường nghi do dư chấn động đất: Sở Xây dựng nói gì?
Theo Sở Xây dựng TPHCM, bước đầu đánh giá các vết nứt, bong tróc được ghi nhận tại các căn hộ chung cư Diamond Riverside (quận 8) có độ sâu...
Chung cư 2 phòng ngủ giá dưới 3 tỷ gần như “biến mất”, người trẻ có xu hướng chọn thuê nhà
Dù lãi suất vay mua nhà hiện nay có xu hướng giảm, nhưng ưu đãi chỉ áp dụng ưu đãi trong thời gian ngắn, sau đó chuyển sang lãi suất thả nổi khó dự báo...
Khốn đốn vì dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ
Nhiều dự án nhà ở xã hội đang rơi vào tình trạng chậm tiến độ khiến hàng nghìn người lâm vào cảnh khốn đốn. Họ không chỉ mất tiền, mất thời gian mà còn phải...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 4/4: Bộ Xây dựng bị thanh tra Chính phủ chỉ ra vi phạm trong nhiều dự...
Quảng Ngãi đề xuất dừng đầu tư dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng; Huyện Đông Anh ( Hà Nội ) sắp có thêm hai khu nhà ở xã hội hơn 1600 tỷ đồng;,,,
Dự án Siêu cầu vượt sông Hồng hơn 15.000 tỷ đồng chuẩn bị bước vào giai đoạn triển khai
UBND TP Hà Nội mới phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, với kinh phí dự kiến trên 15.000 tỷ đồng. Dự án này sẽ góp phần giảm tải cho các....
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/4: Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm tại các dự án BĐS...
Quảng Nam đề nghị công an vào cuộc xử lý tình trạng bất động sản "sốt ảo"; Ban hành cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án tại 3 địa phương;...
Giá đất tại Vinhomes Đan Phượng đang ở đâu so với thị trường phía Tây Hà Nội?
Chủ đầu tư Vinhomes Wonder City phát triển đa dạng sản phẩm với nhiều mức diện tích và giá bán, đồng thời mở rộng tiện ích nội khu và áp dụng chính sách ưu đãi...
Xem nhiều




