Giới tỷ phú 2020: Niềm vui đại thắng giữa năm đại dịch của Elon Musk và Jeff Bezos
Trong khi top tỷ phú kiếm được nhiều tiền mùa dịch thì những kẻ thua cuộc trên bảng xếp hạng lại chẳng mất quá nhiều tiền.

Đến hẹn lại lên, CafeBiz sẽ điểm lại những câu chuyện/sự kiện kinh doanh nổi bật và những dấu ấn đáng chú ý của một số ngành kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế trong năm 2020. Toàn bộ nội dung này sẽ được chúng tôi tập hợp tại series "DẤU ẤN KINH DOANH NỔI BẬT 2020". Mời quý độc giả đón đọc.
Đại dịch Covid-19 đã khiến khoảng 1,6 triệu người thiệt mạng trên thế giới và tạo nên một năm đầy khó khăn cho kinh tế toàn cầu. Tất nhiên đối với giới nhà giàu, tài sản của họ cũng có sự phân hóa rõ rệt khi một số người giàu lên nhanh chóng vì đại dịch, trong khi những đại gia khác lại mất tiền vì lệnh cách ly.
Theo thống kê của Forbes, hơn 60% số người giàu ngày càng giàu hơn trong năm 2020 và chỉ 36% là nghèo đi. Top 5 tỷ phú giàu lên nhanh nhất đã kiếm thêm được tới 310,5 tỷ USD trong năm qua bất chấp đại dịch.
Người thắng lớn nhất trong năm đại dịch bất ngờ không phải Jeff Bezos của Amazon mà lại là Elon Musk. Nhà sáng lập hãng Tesla này khởi đầu năm 2020 với tổng tài sản 26,6 tỷ USD và số tiền này tăng lên nhanh chóng sau khi hãng xe điện liên tục phá vỡ mọi dự đoán về doanh số, kích thích các nhà đầu tư rót vốn để rồi đẩy giá cổ phiếu lên cao.

Sau khi giá cổ phiếu tăng gấp 7 lần trong năm nay tính đến phiên 11/12/2020, tổng giá trị tài sản của Elon Musk đã đạt 136,9 tỷ USD, biến nhà sáng lập này thành người giàu thứ 3 thế giới.
Xếp thứ 2 sau Elon Musk là Jeff Bezos của Amazon với tổng tài sản 182,2 tỷ USD, mức tăng 67,5 tỷ USD trong năm nay nhờ đại dịch khiến nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao.
Vào tháng 8/2020, tỷ phú Bezos trở thành nhân vật đầu tiên trong lịch sử có tổng tài sản vượt mức 200 tỷ USD. Dù giá cổ phiếu của Amazon có giảm 10% kể từ mức đỉnh khi đó nhưng vẫn cao hơn 69% so với hồi đầu năm. Mức tăng giá cổ phiếu này hoàn toàn vượt trội so với mức tăng bình quân của chỉ số S&P 500 (13,4%) và Dow Jones Industrial Average (5,3%).
Điều đáng ngạc nhiên là ông trùm Bernard Arnault của tập đoàn thời trang xa xỉ LVMH với tổng tài sản 146,3 tỷ USD cũng kiếm thêm được 35 tỷ USD trong năm nay bất chấp đại dịch, lệnh cách ly và doanh số giảm.
Mặc dù đầu năm doanh số của nhiều cửa hàng thời trang khá thê thảm do lệnh cách ly nhưng nhu cầu mua sắm đã trở lại mạnh mẽ tại nhiều thị trường khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Tâm lý mua "trả thù" những ngày tháng bị cách ly của người tiêu dùng đã kích thích doanh số của hàng loạt thương hiệu dưới quyền LVMH như Dior hay Louis Vuitton.
Trong khi top tỷ phú kiếm được nhiều tiền mùa dịch thì những kẻ thua cuộc trên bảng xếp hạng lại chẳng mất quá nhiều tiền. Tỷ phú ngành viễn thông Carlos Slim Helu và đại gia casino Sheldon Andelson là những người mất "nhiều" tiền nhất năm 2020 với 5 tỷ USD/người. Tổng cộng 5 đại gia chịu thiệt nhiều nhất năm vừa qua cũng chỉ mất 23,7 tỷ USD, một con số chẳng thấm gì so với tổng tài sản của những người giàu này.
KẺ THẮNG
1. Elon Musk
Quốc tịch: Mỹ
Tài sản: 136,9 tỷ USD ( 110,3 tỷ USD)
Năm 2020, Elon Musk là tỷ phú có tài sản tăng mạnh nhất theo tạp chí Forbes. Ngoài hưởng lợi từ giá cổ phiếu hãng xe Tesla, tỷ phú Elon Musk còn được nhận thưởng cổ phiếu từ thỏa thuận với hãng này mỗi khi doanh thu đạt mức mục tiêu. Kể từ tháng 5/2020, Elon Musk đã được thưởng quyền chọn mua cổ phiếu với tổng trị giá 27,5 tỷ USD.

Một dự án khác của tỷ phú Musk là SpaceX cũng đang đem về lợi nhuận. Vào tháng 5/2020, hãng đã đưa thành công phi hành gia lên trạm không gian từ lãnh thổ Mỹ, điều chưa từng xảy ra kể từ năm 2011 đến nay. Tháng 11/2020, công ty được Nasa đồng ý hợp tác chương trình đưa phi hành gia lên trạm không gian quốc tế.
Theo ước tính của Forbes, tổng tài sản của Musk trong dự án SpaceX vào khoảng 20 tỷ USD.
2. Jeff Bezos
Quốc tịch: Mỹ
Tài sản: 182,2 tỷ USD ( 67,5 tỷ USD)
Mặc dù tài sản rơi khỏi ngưỡng 200 tỷ USD khi cổ phiếu ở đỉnh nhưng tỷ phú Bezos vẫn là người giàu nhất thế giới. Nhà sáng lập này hiện nắm giữ 11,1% cổ phần của Amazon, tập đoàn thương mại điện tử hiện có tổng mức vốn hóa hơn 1,5 nghìn tỷ USD.
Giá cổ phiếu của Amazon liên tục hút các nhà đầu tư khi dịch Covid-19 khiến các hãng bán lẻ truyền thống buộc phải đóng cửa do cách ly.
3. Zhong Shanshan
Quốc tịch: Trung Quốc
Tài sản: 62,5 tỷ USD ( 60,5 tỷ USD)
Tỷ phú Zhong đã bứt phá ngoạn mục trong năm 2020 với 2 đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công. Hãng nước khoáng đóng chai chiếm 1/5 thị trường Trung Quốc là Nongfu Spring đã IPO thành công vào tháng 9/2020 với giá 2,77 USD/cổ. Tính đến phiên 11/12/2020, cổ phiếu này đã tăng giá gần 100%.

Ngoài ra, tỷ phú Zhong cũng có cổ phần trong hãng phát triển Vaccine Beijing Wantai Biological Pharmacy, vốn IPO vào tháng 4/2020. Với việc phát triển Vaccine chống dịch Covid-19, giá cổ phiếu của hãng này đã tăng 15 lần kể từ thời điểm IPO.
4. Dan Gilbert
Quốc tịch: Mỹ
Tài sản: 43,9 tỷ USD ( 37,1 tỷ USD)
Dịch Covid-19 khiến những tỷ phú ngành thương mại điện tử, công nghệ phất lên nhanh chóng và việc Gilbert xếp thứ 4 trong số những người giàu kiếm lời nhiều nhất năm 2020 không có gì lạ. Tỷ phú Gilbert là người đồng sáng lập ứng dụng cho vay thế chấp trực tuyến Quicken Loans vốn IPO từ đầu năm nay. Công ty mẹ của Quicken là Rocket Companies cũng IPO vào tháng 8/2020.
Hiện tỷ phú Gilbert nắm giữ 95% cổ phần của Rocket, công ty có tổng mức vốn hóa hơn 41 tỷ USD tính đến phiên 11/12/2020. Kể từ đầu năm đến nay, tài sản của Gilbert đã tăng hơn 6 lần.
5. Bernard Arnault
Quốc tịch: Pháp
Tài sản: 146,3 tỷ USD ( 35 tỷ USD)

Bất chấp một năm đầy thảm họa với các hãng thời trang xa xỉ Pháp, tài sản của tỷ phú Arnault vẫn tăng trưởng hơn 30%. Đế chế LVMH của ông dù chịu ảnh hưởng nặng nề đầu năm nhưng doanh số của các thương hiệu Dior hay Louis Vuitton bất ngờ tăng trở lại kể từ mùa thu năm nay, nhất là tại các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc khi dịch Covid-19 đã được khống chế.
Ngoài ra, việc đồng Euro tăng giá 8% so với đồng USD kể từ đầu năm đến nay cũng khiến Arnault giữ vững được vị trí người giàu thứ 2 thế giới sau Bezos.
NGƯỜI THUA
1. Carlos Slim Helu
Quốc tịch: Mexico
Tài sản: 58,2 tỷ USD (-5 tỷ USD)
Gia đình của tỷ phú Slim Helu nắm giữ America Movil, tập đoàn viễn thông lớn nhất Mỹ Latin. Dù mảng viễn thông khá ổn định mùa dịch nhưng tổng tài sản của vị tỷ phú này vẫn sụt giảm do đồng Peso tại Mexico mất giá.

Vào cuối tháng 3/2020, đồng Peso đã giảm tới 26% so với đồng USD và dù đã hồi phục lại nhưng vẫn thấp hơn 5% giá trị so với cuối năm 2019.
2. Sheldon Anderson
Quốc tịch: Mỹ
Tài sản: 35,1 tỷ USD (-5 tỷ USD)
Đại dịch Covid-19 khiến năm 2020 là thời gian khủng hoảng cho ngành cờ bạc. Bởi vậy tài sản của ông trùm casino Sheldon Anderson thâm hụt cũng là điều dễ hiểu. Những sòng bạc lớn như The Venetian hay The Palazzo bị buộc phải đóng cửa đã khiến tỷ phú Anderson thất thu.
Ngay cả khi ngành du lịch của Las Vegas phục hồi nhẹ sau mùa hè nhưng doanh thu của tập đoàn Las Vegas Sands thuộc Anderson vẫn giảm 82% trong quý III/2020 so với cùng kỳ năm trước.
3. Sun Hongbin
Quốc tịch: Trung Quốc
Tài sản: 8,1 tỷ USD (-4,8 tỷ USD)
Đối với những công viên giải trí, đại dịch quả là thảm họa khi làm sụt giảm du khách lẫn doanh số. Hàng loạt hãng phải giảm công suất hoạt động cũng như tốn thêm chi phí đảm bảo an toàn khi mở cửa trở lại.

Điều này cũng tương tự với Sunac China Holdings, công ty bất động sản của tỷ phú Sun Hongbin đã mua lại hệ thống công viên giải trí của tập đoàn Dalian Wanda vào năm 2017. Tính đến phiên 11/12/2020, cổ phiếu của Sunac đã giảm gần 40% so với đầu năm và làm bay hơn 1/3 tài sản của tỷ phú Sun.
4. Hui Ka Yan
Quốc tịch: Trung Quốc
Tài sản: 27,7 tỷ USD (-4,6 tỷ USD)
Tỷ phú Hui Ka Yan là chủ tịch của tập đoàn bất động sản Evergreen Group, một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong ngành tại thị trường Trung Quốc. Báo cáo tài chính giữa năm cho thấy công ty này đang có khoản nợ lên tới 128 tỷ USD do mua quá nhiều đất đai cũng như đầu tư vào các dự án xe điện.
Đầu tháng 12/2020, tập đoàn này IPO bộ phận dịch vụ bất động sản nhằm gọi thêm vốn nhưng nhận được sự thờ ở của nhà đầu tư. Tính đến phiên 11/12/2020, cổ phiếu của Evergrande đã giảm gần 22% so với hồi đầu năm.
5. Harold Hamm
Quốc tịch: Mỹ
Tài sản: 5,6 tỷ USD (-4,3 tỷ USD)

Tỷ phú Harold Hamm là chủ tịch của hãng khai thác dầu khí Continental Resources. Với sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu đi lại giảm và giá dầu xuống dốc, chẳng có gì lạ khi tổng tài sản của ông Hamm mất tới hơn 43% so với hồi đầu năm.
Giá cổ phiếu của Continental đã hồi phục so với mức đáy vào tháng 3/2020 nhưng vẫn thấp hơn 45% so với hồi đầu năm.
Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con
Trong năm 2024, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã thu về 189.068 tỉ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm 2023. Đặc biệt, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT tiếp tục...
Thông điệp đầy cảm hứng về hành trình "vượt bão" và tầm nhìn chiến lược của Vinamilk
Trong báo cáo gửi đến cổ đông, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM), đã truyền tải một thông điệp đầy cảm hứng về hành...
Người nổi tiếng cần giữ cái danh của mình
Thời gian qua một số người có sức ảnh hưởng (KOL) như hoa hậu, diễn viên, giáo sư... gây ồn ào vì quảng cáo không đúng cho các loại sản phẩm như thuốc chữa bệnh...
Tỷ phú thứ 5 thế giới để mắt tới tập đoàn dầu khí nhà nước Mexico
Tập đoàn năng lượng nhà nước Mexico, Pemex, đang đàm phán với tỷ phú Carlos Slim về khả năng ông sẽ đầu tư vào hai mỏ dầu khí đầy tiềm năng của nước này, theo...
Doanh nhân nữ cần được phá bỏ rào cản, trở ngại
Dẫu có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế, phần lớn các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đang hoạt động ở quy mô siêu nhỏ hoặc nhỏ và họ vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại.
Lý do ông Đỗ Anh Tuấn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Sunshine Homes?
Những ngày vừa qua, thị trường địa ốc xôn xao trước công bố thông tin chính thức từ Công ty CP Phát triển Sunshine Homes (HNX: SSH) về việc từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT của ông Đỗ Anh Tuấn.
Chủ tịch Tập đoàn BRG mong có chính sách hỗ trợ tài chính các dự án trung hòa carbon
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG kiến nghị Chính phủ có các chính sách hỗ trợ tài chính cho các dự án xây dựng và trung hòa carbon, bao gồm cả thuế và thủ tục hành chính.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Phải giải phóng tiềm lực khoa học công nghệ
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT Trương Gia Bình đề nghị phải giải phóng tiềm lực khoa học công nghệ. Vì theo ông, khi nghiên cứu thì thấy mối quan hệ giữa GDP và tiềm lực khoa học công nghệ vẽ thành một đồ thị parapol đi lên, nghĩa là khi tăng trưởng GDP thì trình độ khoa học đi lên.
Độc lạ phiên chợ 'choảng nhau' có một không hai ở Thanh Hóa
Theo quan niệm, ai càng bị ném nhiều thì năm đó sẽ càng gặp nhiều may mắn. Dù không quen biết, nhưng ai đến chợ Chuộng cũng vui vẻ khi bị ném cà chua,...
Du xuân đầu năm với những lễ hội nổi tiếng 3 miền
Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, người dân khắp cả nước lại náo nức đi du xuân, trẩy hội. Trải qua thời gian, truyền thống này vẫn tiếp tục được....
Theo mẹ đi chợ Đồng Xuân
Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường...
Chuyển đổi số, viết tiếp ước mơ của Doanh nhân tuổi Tỵ
Họ đều là những doanh nhân, lãnh đạo tuổi Tỵ, trí tuệ, can trường và có tư duy đột phá, biết nắm bắt cơ hội, ứng dụng KHCN tiên tiến vào lĩnh vực mình...
Nên chọn ngày nào để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025?
Khai bút đầu Xuân không chỉ đơn thuần là một phong tục mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tinh thần hiếu học, sự khởi đầu thuận lợi và niềm tin vào tương lai...
Dạy con quản lý tiền lì xì thông minh: CEO doanh nghiệp nổi tiếng tiết lộ bí quyết đắt giá
CEO Landora Group Nguyễn Thị Trúc Quỳnh đã đúc kết được 2 từ khoá đắt giá giúp con trưởng thành trong quản lý tài chính ngay từ số tiền lì xì mà con nhận được mỗi dịp Tết đến xuân về.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 18/1: Doanh nghiệp đề xuất sử dụng 3.400ha xây dựng tổ hợp đô thị sân bay
Đề xuất bổ sung thêm đất xây nhà ở xã hội tại KĐT Thanh Hà; Bình Thuận thông báo các dự án bất động sản đủ điều kiện giao dịch;...
Biến động tài sản và vị thế của các tỷ phú trên sàn chứng khoán Việt Nam
Đầu năm 2025, sự biến động tài sản và thứ hạng của các tỷ phú trên sàn chứng khoán Việt Nam tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận. Với những thay đổi...
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh: “Tôi dạy con tiền lì xì là tình thân gắn kết, không phải đong đếm nhiều ít
“Gia đình nội ngoại hai bên của Linh đều rất trân trọng và gìn giữ những giá trị truyền thống. Chúng tôi quan niệm, lì xì là mong muốn mang đến may mắn...
Doanh nhân Đỗ Quang Hiển thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
Nhằm tiếp lửa Đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, Ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay...
Hoa hậu Ngọc Hân: “Có nhiều cách lì xì thay vì dạy trẻ đếm tiền trong phong bao đỏ”
Trò chuyện với Tạp chí Trẻ em Việt Nam, Hoa hậu Ngọc Hân đã chia sẻ những quan điểm rất thú vị về cách sử dụng tiền lì xì và cách cô cùng...
Xem nhiều




