Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050 - Xây dựng Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó nhấn mạnh, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra những “cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Lấy con người làm trung tâm
Xuyên suốt trong quy hoạch là “con người là trung tâm của sự phát triển”, với hình ảnh Thủ đô Hà Nội được định hình: “Thủ đô văn hiến - kết nối toàn cầu thanh lịch hào hoa - phát triển hài hòa - thanh bình thịnh vượng - chính quyền phục vụ - doanh nghiệp cống hiến - xã hội niềm tin - người dân hạnh phúc”.
Quy hoạch đặt ra 5 quan điểm phát triển chung, trong đó phát triển Thủ đô phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng. Khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”, xanh, thông minh, ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô “Văn hiến – văn minh – hiện đại”, xanh, thông minh, ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội, tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực trong nước và quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, kinh tế và hội nhập quốc tế có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô và cả nước cùng phát triển.
Cùng với đó phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, hội nhập quốc tế, gắn với quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn. Khai thác và sử dụng hiệu quả các lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế, điều kiện tự nhiên.
Bảo tồn, phát huy bản sắc, văn hóa, lịch sử nghìn năm văn hiến, các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của vùng đất Thăng Long – Hà Nội. Văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tàng, là động lực, nguồn lực đặc biệt quan trọng để phát triển Thủ đô với con người là trung tâm, hạt nhân của sự phát triển. Giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài là trụ cột cốt lõi trong xây dựng và phát triển Thủ đô.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng thể hiện quan điểm phát triển đô thị xanh, văn minh, hiện đại, giàu bản sắc là động lực phát triển chính của Thủ đô, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết với các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô và cả nước.
Tăng tốc phát triển kinh tế
Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 8,5 đến 9,5%/năm thời kỳ 2021 – 2030. Quy mô GRDP năm 2030 gấp 3,4 lần năm 2020; đóng góp 15, 16% tổng GDP của cả nước, khoảng 45, 46% GRDP của vùng Đồng bằng sông Hồng. GRDP bình quân/người đạt khoảng 13.500 đến 14 nghìn USD…
Về môi trường, tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 6,2%; tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị đạt 70%; tỷ lệ dân số đô thị và nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 100%...
Về đô thị và nông thôn, tỷ lệ đô thị hóa đạt 65, 70%; tỷ lệ vận tải công cộng phấn đấu đáp ứng 30, 40% nhu cầu đi lại của người dân đô thị; có 50% tổng số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao...
Tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố toàn cầu, xanh – thông minh – thanh bình – thịnh vượng, xứng tầm đại diện vị thế nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển hàng đầu trong khu vực, ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trên thế giới; là nơi đáng đến và lưu nại, nơi đáng sống và cống hiến. Người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.
GRDP bình quân đầu người khoảng 45.000 đến 46.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 80, 85%. Phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội theo mô hình: 5 không gian phát triển – 5 hành lang và vành đai kinh tế - 5 trục động lực phát triển -5 vùng kinh tế, xã hội - 5 vùng đô thị.
Trong đó, 5 không gian phát triển gồm không gian trên cao, không gian ngầm dưới mặt đất, không gian công cộng, không gian văn hoá sáng tạo và không gian số.
Các hành lang, vành đai kinh tế Thủ đô được hình thành trên cơ sở các tuyến hành lang kinh tế được xác định trong Quy hoạch tổng thể quốc gia. 5 trục động lực gồm; trục sông hồng; trục Hồ Tây - Cổ Loa; Nhật Tân - Nội Bài; Hồ Tây - Ba Vì và trục phía Nam.
5 vùng kinh tế - xã hội: Vùng trung tâm (gồm khu vực nội đô lịch sử; khu vực đô thị trung tâm và đô thị trung tâm mở rộng tại phía Nam sông Hồng); vùng phía Đông; vùng phía Nam, vùng phía Tây và vùng phía Bắc.
5 vùng đô thị được phát triển gồm: Vùng đô thị trung tâm, vùng thành phố phía Tây, vùng thành phố phía Bắc, vùng đô thị phía Nam và vùng đô thị Sơn Tây – Ba Vì.
TIN LIÊN QUAN
-
Thủ đô Hà Nội 100 năm trước như thế nào?
-
Quy định mới về đấu giá biển số ô tô, xe máy
-
Chứng khoán tuần mới (từ 16 đến 20/12): Điều chỉnh lành mạnh?
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/12: Giá chung cư Hà Nội bắt đầu chững lại, lượng giao dịch giảm
-
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ưa chuộng gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn
-
Kết quả kinh doanh "kém sắc" của Trung Nam Group
Nở rộ dịch vụ lái xe cho người uống rượu bia những ngày giáp Tết
Những ngày giáp Tết Nguyên Đán luôn là dịp kết nối, hội họp, tổng kết cơ quan, tất niên. Song, đây cũng là thời điểm xảy ra nhiều rủi ro về giao thông...
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển công nghiệp bán dẫn
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Quyết định số 152/QĐ-BCT để thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050.
Nhận diện các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp Tết Nguyên đán
Vào dịp cuối năm, các chiêu trò lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi, từ dịch vụ đổi tiền lẻ trên mạng xã hội, lừa đảo qua ứng dụng nhắn tin bảo mật...
Cảnh giác với muôn kiểu lừa đảo trở lại dịp cận Tết Nguyên đán 2025
Cận Tết, các chiêu trò lừa đảo như mời gọi “khuyến mãi Tết,” “vé xe, vé máy bay giá rẻ,” hay “việc nhẹ lương cao” lại rộ lên, đánh vào tâm lý cần thiết...
12 giải pháp để tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt ít nhất 8%
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Tổng Cục Thuế lên tiếng về thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân"
Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã có phản hồi về việc thời gian vừa qua trên mạng xã hội lan truyền thông tin Cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân.
Chuyên gia dự báo giá xăng dầu sẽ duy trì ở mức ổn định trong năm 2025
Theo dự báo của các chuyên gia, giá xăng dầu năm 2025 sẽ duy trì ở mức ổn định, thậm chí giảm do sự chuyển dịch sang các nguồn năng lượng sạch...
Bộ Công Thương đứng đầu về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024
Với 83,15 điểm, tăng 6,6% so với năm 2023, Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024.
Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2024: Tăng trưởng tích cực, lập nhiều kỷ lục mới
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2024, hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam đạt được nhiều thành tích đáng chú ý, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế...
Việt Nam SuperPortTM cùng các đối tác chiến lược hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt
Việt Nam SuperPortTM đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam)...
Coi phát triển nguồn nhân lực, thể chế cho công nghiệp bán dẫn là chiến lược toàn diện
Việt Nam có những lợi thế chiến lược về phát triển công nghiệp bán dẫn như trữ lượng đất hiếm đứng trong nhóm đầu thế giới,...
Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024
Tổng cục Thống kê cho biết, tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 của nước ta duy trì xu hướng tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp hơn...
Hơn 76.100 doanh nghiệp quay trở lại thị trường trong năm 2024
Trong cả năm 2024, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt 76.179 doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Kinh tế Việt Nam năm 2024 tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6,5%
Tổng cục Thống kê công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024. Kinh tế năm 2024 tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6,5%...
Những yếu tố nào sẽ quyết định giá dầu trong năm 2025?
Năm 2024, thị trường dầu mỏ được đánh dấu bằng sự bi quan kéo dài của các nhà giao dịch về nhu cầu tiêu thụ từ Trung Quốc, cùng với sự giảm nhẹ...
Tin tặc đánh cắp 994TB dữ liệu người dùng trong năm 2024
Năm 2024, theo báo cáo của Công ty an ninh mạng CloudSEK (Ấn Độ), tin tặc đã lấy cắp 994TB dữ liệu.
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu về Chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2024
Năm 2024, là năm thứ 2 Hà Nội liên tiếp dẫn đầu về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII). Đây là cuộc bình xét thường niên lần thứ 2,...
Giao thông Hà Nội "khác lạ" sau khi áp dụng mức xử phạt mới
Ngày 2/1, ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2025, dù vào giờ cao điểm nhưng việc chấp hành các quy định về an toàn giao thông rất nghiêm túc. Những hình ảnh...
Tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội.