Hợp lực phế truất dollars, Nga-Trung vẫn thiếu một điều kiện
Muốn phế truất đồng dollars Mỹ, các nước không thể sử dụng nhiều đồng bản tệ khác nhau mà cần phải tạo ra một ngoại tệ thống nhất quốc tế mới.
Sự lỗi thời của hệ thống tiền tệ lấy dollars làm chủ
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố ông cho rằng cần phải rời xa kiểu tính toán bằng USD và từ bỏ việc sử dụng hệ thống thanh toán “do phương Tây kiểm soát”.
Trả lời phỏng vấn của các phương tiện truyền thông Trung Quốc trước chuyến thăm đến đất nước này, ông Lavrov tuyên bố rằng Nga và Trung Quốc nên bằng cách như vậy giảm thiểu những rủi ro gắn với việc áp đặt lệnh trừng phạt.
Ông cũng nêu rõ nhu cầu hạ thấp rủi ro trừng phạt đối với Nga và Trung Quốc bằng con đường tăng cường sự độc lập về công nghệ, bằng con đường chuyển sang các thanh toán bằng bản tệ quốc gia và các loại ngoại tệ mới của thế giới thay thế cho đồng dollars Mỹ.
Trong cuộc phỏng vấn của hãng tin Nga Sputnik, chuyên gia kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ Bartu Soral, cựu Giám đốc Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc đã nói về tính hiện thực trong ý tưởng của Bộ trưởng Nga về vấn đề giải quyết được những vấn đề kinh tế mà Thổ Nhĩ Kỳ đang vấp phải như sự mất giá của đồng bản tệ lira, gia tăng lạm phát và lãi suất, thâm hụt ngoại thương và viễn cảnh tạo ra một loại ngoại tệ mới của thế giới để thay thế đồng USD.
Bình luận về hệ thống tiền tệ hiện tại, ông Soral nhận xét cho biết, hệ thống tiền tệ Bretton Woods được tạo ra sau Thế chiến II đã mang lại cho đồng USD vị thế của loại ngoại tệ dự trữ quốc tế. Từ đó tạo điều kiện cho Hoa Kỳ gây áp lực thông qua đồng USD và quản lý các dòng tài chính trên khắp thế giới.
Năm 2017, khối lượng giao dịch tài chính vượt quá quy mô của khu vực thực tế 18 lần; 75% tổng lượng giao dịch này thực hiện bằng USD; trong đó, 78% diễn ra ở London và New York.
Bretton Woods là một hệ thống tách rời sản xuất và không đảm bảo cung cấp chỗ làm việc cho cư dân, khi một nhúm các nhà độc quyền giàu có kiểm soát các dòng tài chính cơ bản.
![]() |
Các nước như Nga và Trung Quốc đang muốn từ bỏ đồng USD trong thanh toán và dự trữ toàn cầu |
Theo lời ông Soral, giai đoạn hiện nay định tính bởi nét mới là sự suy giảm và tụt hạng xuống hàng thứ yếu của quá trình toàn cầu hóa, của thế giới đơn cực và hệ thống tân tự do.
Cần gì để phế truất đồng USD??
Hiện nay, các nước như Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran đang trở thành mục tiêu trừng phạt của Mỹ trong khuôn khổ “Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt” (Đạo luật CAATSA).
Nếu nhìn vào số liệu năm 2017, ta có thể thấy rằng các nước này chiếm 30% tổng sản lượng toàn cầu và 35% dân số trên hành tinh, 28% tổng kim ngạch ngoại thương. Trong khi đó, tổng tỷ trọng của Hoa Kỳ trong sản xuất thế giới là 12%, còn chỉ số ngoại thương là 13%.
Các nước này đã bắt đầu dần dần gây áp lực và thay đổi cấu trúc tài chính hiện có, vốn là hệ thống mà Hoa Kỳ dựa vào đó để đặt lợi ích riêng của mình lên toàn thế giới. Tiến trình phát triển của các nước kể trên là bước đi đúng đắn, cần thiết và hợp lý. Và dĩ nhiên là Hoa Kỳ phải gia tăng trừng phạt Trung Quốc, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ vì “tội” phản đối hệ thống hiện hữu.
Trả lời cho câu hỏi, mô hình thương mại nào có thể được hình thành thay cho hệ thống USD, chuyên gia kinh tế nhận xét rằng, nếu mỗi nước phản đối kiểu thương mại dựa trên USD đều dùng đồng bản tệ quốc gia của mình để giao dịch, sẽ nảy sinh câu hỏi làm thế nào để xác định giá trị của những đồng tiền này.
Do đó, để phá hủy hệ thống đơn cực mà Hoa Kỳ dựa vào để tác oai tác quái, đưa thế giới đến hỗn loạn, đối đầu và bần cùng, có thể cần phải tạo ra một loại ngoại tệ quốc tế mới thống nhất, mà các nước này có thể sử dụng song hành với bản tệ quốc gia của họ.
Về phần Thổ Nhĩ Kỳ, chắc chắn đất nước này cần thoát ra khỏi hệ thống hiện tại. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đang ở bên trong hệ thống, nhưng sẽ không thể đạt được mục tiêu nâng cao mức độ bố trí chỗ làm việc của cư dân, quy mô sản xuất và hệ quả là ảnh hưởng đến sự thịnh vượng kinh tế của đất nước.
Trong thời gian tới, Thổ Nhĩ Kỳ cần tái cơ cấu nợ nước ngoài, bắt tay thực hiện kế hoạch phát triển và sản xuất. Song song với điều này, cần thi hành các biện pháp để ngăn chặn cơ chế của hệ thống toàn cầu hiện tại. Chỉ trong trường hợp như vậy, chính sách nêu trên mới mang lại kết quả - chuyên gia Soral kết luận.
TIN LIÊN QUAN
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024...
Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân với nhân lực công nghiệp công nghệ số
Ngày 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ...
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1, liên tục đổi hướng di chuyển
Sáng ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1. Dự báo bão sẽ tiếp tục mạnh thêm và liên tục đổi hướng di chuyển.
Tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2025
Theo số liệu từ Cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực, với nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng...
Xem nhiều




