ILO: Khủng hoảng thiếu việc làm vì Covid-19 còn lâu mới kết thúc, người nghèo sẽ ngày càng nghèo thêm
Theo Báo cáo Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới: Xu hướng 2021 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), vì Covid-19, những tiến bộ đạt được trong 5 năm vừa qua hướng tới xóa bỏ tình trạng có việc làm nhưng vẫn nghèo đã trở lại điểm xuất phát khi tỷ lệ có việc làm vẫn nghèo đã quay lại mức của năm 2015.

Năm 2020, ước tính mức tổn thất về thời giờ làm việc là 8,8%, tương đương với số giờ làm việc một năm của 255 triệu lao động toàn thời gian. Chỉ số khái quát này thể hiện những khía cạnh khác nhau mà đại dịch tác động tới thị trường lao động.
Khoảng một nửa mức tổn thất về thời giờ làm việc này là do số giờ làm của những người vẫn có việc làm bị giảm đi (điều này có thể là do thời giờ làm việc ngắn hơn hoặc số giờ làm “bằng không” do áp dụng chế độ nghỉ phép). Nửa còn lại là do mất việc làm.
So với năm 2019, tổng việc làm đã giảm xuống mức 144 triệu do người lao động bị thất nghiệp hay rời khỏi lực lượng lao động. Nếu đại dịch không xảy ra, ước tính thế giới sẽ tạo ra 30 triệu việc làm mới trong năm 2020. Tựu chung lại, những tổn thất này cho thấy mức thiếu việc làm toàn cầu đã tăng lên 144 triệu trong năm 2020, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu cơ hội việc làm vốn hiện hữu trước đại dịch.
Những làn sóng dịch tiếp tục bùng phát trên toàn cầu gây tổn thất về thời giờ làm việc vẫn duy trì ở mức cao năm 2021, dẫn đến tổng mức thiếu hụt thời giờ làm việc trong quý I là 4,8% và giảm nhẹ còn 4,4% trong quý II.
"Mức thiếu hụt tương đương với số giờ làm việc của 140 triệu lao động toàn thời gian trong quý I và 127 triệu lao động toàn thời gian trong quý II, cho thấy dù nửa đầu năm 2021 đã sắp trôi qua, cuộc khủng hoảng này vẫn còn lâu nữa mới kết thúc", ILO đánh giá.
Những tiến bộ đạt được trong 5 năm vừa qua hướng tới xóa bỏ tình trạng có việc làm nhưng vẫn nghèo đã trở lại điểm xuất phát khi tỷ lệ có việc làm vẫn nghèo đã quay lại mức của năm 2015.
Trong thời gian tới đây, theo ILO, mức tăng trưởng việc làm dự báo sẽ không đủ để thu hẹp những khoảng trống mà cuộc khủng hoảng này gây nên.
Tác động không đồng đều của khủng hoảng làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt việc làm thỏa đáng và bất bình đẳng xã hội vốn đã tồn tại từ trước
Tiến độ triển khai tiêm vắc-xin chậm hơn dự kiến cùng với sự bùng phát trở lại của đại dịch từ đầu năm 2021 đã lý giải cho việc ILO điều chỉnh mức khôi phục thời giờ làm việc xuống ít hơn 0,5 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra trong báo cáo nhanh số 7 của ILO: COVID-19 và Thế giới Việc làm đã ban hành cuối tháng 1 năm 2021. Số liệu dự báo mới cho thấy năm 2021 sẽ tiếp tục ghi nhận thêm tổn thất về thời giờ làm việc tương đương với 10 triệu việc làm toàn thời gian, khiến tổng thiệt hại về việc làm tăng lên 100 triệu thay vì con số 90 triệu trong báo cáo trước khi điều chỉnh.

Lao động phi chính thức cũng bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề do khủng hoảng. Năm 2019, gần 2 tỷ người lao động, tương đương với 60,1% người có việc làm trên toàn cầu, làm việc trong khu vực phi chính thức. Lao động phi chính thức có nguy cơ mất việc do khủng hoảng cao hơn gấp ba lần so với lao động chính thức và cao hơn 1,6 lần so với lao động tự làm, gây nên sự chuyển dịch sang hình thức lao động tự làm như chúng ta đã thấy.
Hơn nữa, với tình trạng phi chính thức của mình, họ ít có khả năng được hưởng các chế độ an sinh xã hội. Do nhiều người trong số họ có mức tiết kiệm thấp hơn nên nhiều khả năng họ sẽ rơi vào cảnh nghèo đói hơn. Tình cảnh vốn đã bất lợi, cộng thêm sự gián đoạn nghiêm trọng trong công việc có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới thị trường lao động tương lai của họ.
Tác động không đồng đều của khủng hoảng có mối liên hệ với trình độ kỹ năng, do đó làm trầm trọng thêm bất bình đẳng xã hội ở một phương diện khác. Người lao động có trình độ kỹ năng cao hơn có xu hướng làm việc trong các ngành nghề ít bị ảnh hưởng bởi mất việc làm và có thuận lợi khi được lựa chọn làm việc từ xa.
Khả năng làm việc tại nhà trong các ngành nghề đòi hỏi kỹ năng cao hơn và trong các lĩnh vực dễ dàng truy cập internet khiến bất bình đẳng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, giữa các hộ gia đình có tình trạng kinh tế, xã hội khác nhau, giữa khu vực nông thôn và thành thị gia tăng.
Đồng thời, việc chuyển sang làm việc trong môi trường trực tuyến cũng làm nảy sinh những vấn đề về điều kiện làm việc khi làm việc tại nhà, đặc biệt là mối lo ngại khi ranh giới giữa công việc và đời sống cá nhân bị xóa nhòa và nhu cầu chăm sóc con cái tăng lên. Hơn nữa, việc chuyển sang làm việc tại nhà cũng có khả năng làm suy yếu sự gắn kết xã hội vì từ trước đến nay, nơi làm việc luôn đóng vai trò quan trọng, là nơi để con người giao lưu với nhau.
Mặt khác, cuộc khủng hoảng COVID-19 càng làm rõ hơn nữa tình trạng dễ bị tổn thương của lao động di cư. Nhiều lao động di cư đã bị chấm dứt công việc bị chấm dứt đột ngột mà không được trả lương hay chậm trả lương, đồng thời họ thường không được tiếp cận với các chế độ an sinh xã hội để bù đắp lại khoản thu nhập bị mất. Điều này làm trầm trọng thêm tác động của khủng hoảng ở cả nước tiếp nhận và nước phái cử lao động.

Do vậy, theo ILO, một công cuộc phục hồi lấy con người làm trung tâm cần phải:
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên diện rộng và tạo việc làm năng suất bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng tạo việc làm thỏa đáng và hỗ trợ quá trình chuyển dịch đúng đắn, bình đẳng giới và thị trường lao động sôi động.
Hỗ trợ thu nhập hộ gia đình và chuyển dịch thị trường lao động, đặc biệt là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng, thông qua những chính sách thị trường lao động chủ động, dịch vụ việc làm công và các dịch vụ chăm sóc công chất lượng cao.
Củng cố những nền tảng thiết chế cần thiết cho tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn diện, bền vững và có sức chống chịu tốt.
Tham gia đối thoại xã hội nhằm xây dựng và đảm bảo thực hiện hiệu quả các chiến lược phục hồi lấy con người làm trung tâm.
TIN LIÊN QUAN
-
Doanh nghiệp nặng gánh và lợi nhuận ngân hàng: Những nỗi lo
-
Bi kịch của giới trẻ sau đại dịch: Việc làm có thể mất bất cứ lúc nào, nợ nần chồng chất và không biết bao giờ mới mua được nhà
-
Năm 2020: Gần 60% lao động ngành du lịch mất việc làm, 90% DN lữ hành quốc tế phải đóng cửa vì Covid-19
-
Việc làm và thu nhập của bạn bị ảnh hưởng thế nào năm qua?
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
Trung Quốc hôm thứ Sáu (4/4) cho biết sẽ áp thuế đáp trả 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ kể từ ngày 10/4/2025.
Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng...
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Tour nước ngoài hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, giá tour trong nước và nước ngoài không chênh nhau nhiều, đó là những lý do khiến du lịch quốc tế trở thành...
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Bổ sung quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xổ số, casino
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Xem nhiều




