Khủng hoảng ở Kazakhstan tác động thế nào tới dầu mỏ
Kazakhstan đã xảy ra các cuộc biểu tình lớn sau khi giá LPG tăng gấp đôi, loại nhiên liệu cung cấp cho khoảng 90% phương tiện giao thông của nước này. Cuộc khủng hoảng có thể sẽ tác động không nhỏ tới sản xuất dầu và uranium.
Ngày 1-1-2022, chính phủ Kazakhstan tuyên bố chấm dứt giá trần LPG. Rất nhanh chóng, giá LPG đã tăng gấp đôi, tới 120 tengues (0,24 euro)/lít, khiến thực phẩm tăng giá.
Các cuộc biểu tình nổ ra từ ngày 2-1 tại Janaozen, thuộc tỉnh Manguistaou, nơi sản xuất 25% lượng dầu của cả nước, sau đó mở đến tận thủ đô Aktau. Ngày 4-1, cuộc biểu tình đã lan đến Almaty - thủ phủ kinh tế của Kazakhstan.

Tình hình trở nên căng thẳng khi chính phủ Kazakhstan kêu gọi Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), một liên minh quân sự do Nga dẫn đầu, hỗ trợ duy trì an ninh trước “mối đe dọa khủng bố”.
Trong một nỗ lực để giải tỏa khủng hoảng, các nhà chức trách Kazakhstan ra lệnh tạm thời kiểm soát giá LPG, xăng và dầu diesel trong thời hạn 180 ngày. Tổng thống Kazakhstan Tokayev hứa rằng giá LPG sẽ không vượt quá mức giá cuối năm 2021. Kazakhstan cũng hoãn việc chuyển sang thương mại điện tử với LPG trong 1 năm. Đồng thời, Tổng thống Kazakhstan muốn cải tổ ngành công nghiệp khí đốt nhằm mục đích cung cấp đủ và ổn định khí đốt cho thị trường nội địa.
Cuộc khủng hoảng ở Kazakhstan làm dấy lên lo ngại về sự sụt giảm đáng kể sản lượng dầu và uranium của Kazakhstan.
Tác động thế nào tới dầu mỏ?
Kazakhstan có nguồn dầu mỏ lớn, khoảng 2% trữ lượng dầu của thế giới với hơn 30 tỉ thùng. Ngày nay, sản lượng dầu mỏ của Kazakhstan tới 1,8 triệu thùng/ngày, tăng gấp 3 kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991. 2/3 sản lượng dầu chỉ đến từ 3 mỏ dầu: Tengiz, Karachaganak và Kashagan. Riêng mỏ Tengiz có sản lượng danh nghĩa là 600.000 thùng/ngày, trong khi sản lượng của mỏ Kashagan đạt 370.000 thùng/ngày và Karachaganak đạt 270.000 thùng/ngày.

Kể từ ngày 6-1-2022, các nhà chức trách ghi nhận các cuộc bạo loạn ít ảnh hưởng đối với sản xuất dầu khí của Kazakhstan. Ngoại trừ một số vấn đề hậu cần gần cơ sở hạ tầng của mỏ Tengiz do sự tham gia của các công nhân hợp đồng trong các cuộc biểu tình.
Mặt khác, liên doanh Tengizchevroil - Chevron (50%), ExxonMobil (25%), KazMunaiGas (20%) và Lukoil (5%) - vận hành và khai thác mỏ, vừa thông báo điều chỉnh sản xuất. Theo đó, liên doanh đang chuẩn bị một dự án mở rộng trị giá 45 tỉ USD để nâng công suất khai thác lên 850.000 thùng/ngày, huy động gần 30.000 công nhân và sẽ hoàn thành vào năm 2024.
Hiện tại, các cuộc biểu tình không ảnh hưởng đến việc sản xuất ở các mỏ Kashagan và Karachaganak. Song những xáo trộn tại mỏ Tengiz vẫn khiến các nhà điều hành lo lắng. Nhà sản xuất độc lập Caspian Sunrise đã đình chỉ các hoạt động của mình.
Hậu quả gây ảnh hưởng tới giá dầu thế giới vẫn còn nhẹ. Giá dầu Brent ICE kỳ hạn tháng 3-2022 tăng 0,54 USD/thùng (0,66%), lên 82,53 USD/thùng. Trên sàn NYMEX, giá dầu thô nhẹ giao tháng 2-2022 tăng 0,53 USD/thùng (0,67%), lên 79,99 USD/thùng.
Bên cạnh đó, Kazakhstan nằm trong liên minh OPEC+. Do đó, Kazakhstan phải tuân theo các hiệp định thiết lập hạn ngạch sản xuất. Tuy nhiên, trước cuộc khủng hoảng ở Kazakhstan, các nhà quan sát lo ngại về khả năng đáp ứng yêu cầu hạn ngạch năm 2022 của Kazakhstan.
Vấn đề đáng quan tâm là sự không chắc chắn trong tính liên tục của sản xuất dầu mỏ có thể dẫn đến các vấn đề về nguồn cung. Một tình huống có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, đặc biệt là ở châu Âu.
Khi EU nhập khẩu 7% lượng dầu của mình từ Kazakhstan. Riêng Pháp nhập khẩu 13,9% lượng dầu từ Kazakhstan. Ngoài ra, Kazakhstan xuất khẩu phần lớn dầu của mình dưới dạng hỗn hợp CPC, một loại dầu thô nhẹ với hàm lượng lưu huỳnh thấp. 90% lượng CPC toàn cầu đến từ quốc gia Trung Á này.
Tác động đến sản xuất uranium?
Kazakhstan bảo đảm 40% nguồn cung cấp uranium trên thế giới. Hiện tại, các cuộc biểu tình không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tại các cơ sở của Katco (nhà sản xuất uranium số 1 thế giới được thành lập năm 1997 bởi Orano và Kazatomprom ở Kazakhstan). Cameco, nhà sản xuất uranium lớn thứ 2 trên thế giới, cũng không có bất kỳ vấn đề nào về sản xuất hoặc giao hàng.
Nhưng, ngày 5-1-2022, giá giao ngay đối với U308 tại Canada tăng 3,25 USD/pound, lên 45,50 USD/pound, do người mua lo sợ giá sẽ tăng cao nếu các cuộc bạo động ở Kazakhstan lan rộng hơn nữa. Để trấn an thị trường, Cameco cho biết, họ đã sẵn sàng tiếp tục sản xuất tại các mỏ của mình ở Mỹ và Canada.
Thách thức hệ thống chính trị
Trên các đường phố của Kazakhstan, các tuyên bố, ban đầu là kinh tế, giờ đây đã được chuyển thành một lời kêu gọi thay đổi chế độ. Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã phản ứng ngay lập tức bằng cách giải tán chính phủ và cáo buộc Karim Massimov, cựu Thủ tướng, về tội phản quốc.
Nhưng những phản ứng đó có thể là không đủ, vì các cuộc biểu tình đặc biệt nhằm vào cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev, người xây dựng chế độ chính trị hiện tại. Sự ảnh hưởng của ông Nazarbayev trong lĩnh vực kinh tế rất đáng chú ý, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Thông qua quỹ tài sản có chủ quyền Samruk Kazyna (SK), ông Nazarbayev vẫn quản lý nhiều công ty thúc đẩy sự phát triển của Kazakhstan. Quỹ này có khoảng 100 tỉ USD và sở hữu 90,42% cổ phần của KazMunayGaz, cũng như KazAtomProm - công ty khai thác hầm mỏ hàng đầu của đất nước.
Nếu cuộc khủng hoảng ở Kazakhstan dẫn đến việc ông Nazarbayev bị loại khỏi đời sống chính trị và kinh tế, thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quản lý năng lượng của Kazakhstan.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng ảnh hưởng tới giá dầu thế giới vẫn còn nhẹ. Giá dầu Brent ICE kỳ hạn tháng 3-2022 tăng 0,54 USD/thùng (0,66%), lên 82,53 USD/thùng. Trên sàn NYMEX, giá dầu thô nhẹ giao tháng 2-2022 tăng 0,53 USD/thùng (0,67%), lên 79,99 USD/thùng. |
TIN LIÊN QUAN
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Tour nước ngoài hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, giá tour trong nước và nước ngoài không chênh nhau nhiều, đó là những lý do khiến du lịch quốc tế trở thành...
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Bổ sung quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xổ số, casino
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
[Chùm ảnh] Toàn cảnh nơi được chọn đặt 18 khẩu pháo phục vụ Đại lễ 30/4
Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP HCM) đang được cải tạo một số vị trí để đặt 18 khẩu pháo phục vụ lễ 30/4.
Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
Theo chỉ số trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025, Việt Nam hiện xếp thứ 46 trong số hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Đây là thứ hạng cao...
Thông tư số 18/2025 về kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong chuỗi cung ứng
Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, cơ chế điều hành xăng dầu mới, có thể làm mềm hóa thị trường, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong chuỗi cung ứng, dự trữ, và điều hành giá...
Xem nhiều




