Kinh tế toàn cầu bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch Covid-19
Giờ đây, khi kinh tế toàn cầu bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch Covid-19, 1 kỷ nguyên mới đang mở ra. Kỷ nguyên đó có gì?
Có thể nói kinh tế học vĩ mô hiện đại bắt đầu từ năm 1936, khi cuốn "The General Theory of Employment, Interest and Money" (tạm dịch: Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ) được xuất bản. Từ đó đến nay, có thể chia lịch sử thành 3 giai đoạn.
Thời kỳ các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các ý tưởng của Keynes bắt đầu từ những năm 1940.
Đến những năm 1970, học thuyết Keynes vấp phải một số vấn đề không thể giải quyết, dẫn đến thời kỳ sự nổi lên của trường phái trọng tiền (monetarist) mà nổi bật nhất là học thuyết của Milton Friedman.
Trong những năm 1990 và 2000, các nhà kinh tế học vận dụng kết hợp cả 2 trường phái. Nhưng giờ đây, khi kinh tế toàn cầu bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch Covid-19, 1 kỷ nguyên mới đang mở ra. Kỷ nguyên đó có gì?
Trọng tâm của học thuyết Keynes là quản lý chu kỳ kinh doanh – làm sao để chống lại suy thoái và đảm bảo tối đa hóa số lượng người muốn làm việc có thể tìm được việc làm.
Sau khi được mở rộng, ý tưởng này trở thành mục tiêu hàng đầu của quá trình hoạch định chính sách kinh tế. Không giống như các học thuyết khác ở đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa Keynes chỉ ra rằng nhà nước đóng vai trò to lớn để có thể đạt được mục tiêu.
Cuộc Đại khủng hoảng càng thuyết phục những người ủng hộ học thuyết này tin rằng nền kinh tế không thể tự điều chỉnh.
Các chính phủ nên chi tiêu nhiều hơn số tiền thuế thu được, chịu đựng thâm hụt ngân sách lớn trong thời kỳ suy thoái để hỗ trợ nền kinh tế, sau đó sẽ trả nợ khi kinh tế tốt lên.
Trong bối cảnh đặc biệt hiện nay, học thuyết này đang bị thách thức. Thực ra thì nó đã lung lay lần đầu tiên kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008, khi các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với 2 vấn đề lớn.
Đầu tiên là lực cầu của nền kinh tế bị giảm sút rất nhiều do khủng hoảng. Để chống lại suy thoái, các NHTW đã ồ ạt giảm lãi suất và tung ra các gói nới lỏng định lượng (hay chính là in tiền để mua trái phiếu).
Nhưng dù đã áp dụng chính sách tiền tệ bất thường như vậy, kinh tế toàn cầu hồi phục rất chậm chạp với mức tăng trưởng GDP yếu ớt. Cuối cùng thị trường lao động cũng có thể bùng nổ nhưng lạm phát vẫn ì ạch. Giai đoạn cuối những năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát một lần nữa không diễn biến như mong muốn nhưng là quá thấp chứ không phải quá cao như những năm 1970.
Hiện tượng này làm dấy lên những câu hỏi về cách điều hành nền kinh tế. Các NHTW đối mặt với hoàn cảnh đặc biệt: lãi suất âm – điều mà theo lẽ thường sẽ khiến khách hàng đồng loạt rút tiền và "cất dưới gối" còn hơn.
Các gói nới lỏng định lượng quá mới và tính hiệu quả của chúng vẫn là điều gây tranh cãi. Những vấn đề nổi cộm khiến mọi người suy nghĩ lại về chính sách vĩ mô.
Thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính cũng làm bộc lộ những điểm bất ổn trong phân phối thu nhập. Trong khi những lo ngại về cái giả phải trả cho oàn cầu hóa và tự động hóa đã tiếp thêm sức mạnh cho chủ nghĩa dân túy trên chính trường, các nhà kinh tế học tập trung nhiều hơn vào chênh lệch giàu nghèo, tình trạng một số doanh nghiệp nắm trong tay quá nhiều quyền lực hay mức độ di động xã hội bị suy giảm.
Các NHTW bị buộc tội khiến chênh lệch giàu nghèo càng thêm trầm trọng vì lãi suất thấp và các gói QE khiến giá nhà và chứng khoán tăng mạnh.
Tuy nhiên thời gian trôi qua thì câu trả lời cho câu hỏi các biện pháp kích thích kinh tế mang lại bao nhiêu lợi ích cho người nghèo càng trở nên rõ ràng hơn, nếu như tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống đủ mạnh để tiền lương của nhóm thu nhập thấp tăng lên.
Ngay trước đại dịch, Chủ tịch Fed Jerome Powell tự hào nói rằng "đà hồi phục lần này mang lại lợi ích cho người thu nhập thấp nhiều nhất trong mấy chục năm trở lại đây".
Nhưng sau đó đại dịch ập đến. Chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất bị gián đoạn – điều lẽ ra sẽ tác động nhiều hơn đến nguồn cung
Nhưng cuối cùng thì Covid-19 lại ảnh hưởng nhiều hơn đến phía lực cầu, làm cho kỳ vọng về lạm phát và lãi suất càng giảm sâu hơn nữa.Nhu cầu đầu tư sụt giảm mạnh, trong khi người dân ở các nước giàu tiết kiệm nhiều hơn.
Đại dịch cũng làm bộc lộ rõ và làm trầm trọng thêm tình trạng chênh lệch trong hệ thống kinh tế. Những công việc "cổ cồn trắng" có thể làm việc tại nhà nhưng nhóm lao động trình độ thấp hơn – người giao hàng, lao công dọn vệ sinh, bồi bàn – thì không thể làm như vậy và bị giảm lương, sa thải, do đó trở thành nhóm bị ảnh hưởng nhiều hơn.
TIN LIÊN QUAN
Bão Kong-rey diễn biến khó lường, dự báo sẽ đổ bộ Biển Đông
Sáng sớm 28/10, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 6 - Trami) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên đất liền ven biển các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Cơ quan khí tượng đang theo dõi sát sao cơn bão Kong-rey mới.
Không khoan nhượng trong “cuộc chiến” thương mại điện tử
Thương mại điện tử, nền tảng giải trí… là những lĩnh vực đang phát triển nóng tại Việt Nam trong những năm gần đây với doanh thu và lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng...
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)
Ngày 28/10, tại Dubai, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Chính sách cho nhà ở xã hội chưa khuyến khích được nhà đầu tư
Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, do chính sách của Nhà nước trên các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, đất đai...
Hà Nội có 14 dự án nhà ở đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Sở Xây dựng Hà Nội vừa phê duyệt 14 dự án nhà ở mới đủ điều kiện kinh doanh. Trong đó phần lớn là các loại hình biệt thự, shophouse, chung cư cao cấp...
Nga vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã xếp hạng Nga là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới dựa trên sức mua tương đương (PPP).
Nhà đầu tư tích trữ vàng trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ
Theo các chiến lược gia tại Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America - BofA), các nhà đầu tư đang tiếp tục mua vàng trước thềm cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ...
Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
Tại Nghị quyết 188/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát các quy định của pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất...
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi
Ngày 24/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia
Ngày 23/10/2024, Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 485/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc với các doanh nghiệp xây dựng...
Đường sắt nhẹ (LRT) mà Sun Group đề xuất tại TPHCM: “đáp án xanh” cho giao thông đô thị và kết nối liên vùng
3 thập kỷ trước Philippines, Singapore, Malaysia… đã có đường sắt nhẹ (LRT). Tại Việt Nam, đề xuất của Sun Group về tuyến đường sắt nhẹ gần 100km chạy dọc theo sông Sài Gòn...
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm tới và cảnh báo về những rủi ro ngày càng gia tăng từ cuộc chiến bảo hộ thương mại,...
Trước 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai...
Thành phố Hồ Chí Minh công bố bảng giá đất mới, giá cao nhất 687,2 triệu đồng/m2
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ký Quyết định số 79/2024 của UBND Thành phố về sửa đổi,...
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
Theo Bộ Tài chính, tâm lý sợ sai, lúng túng khi áp dụng các quy định, e dè trong việc thực hiện các cơ chế đặc thù… của nhiều địa phương là những bất cập trong giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay.
Chiến tranh toàn diện ở Trung Đông có làm tắc nghẽn dòng chảy dầu toàn cầu?
Căng thẳng vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, Aditya Saraswat, Giám đốc nghiên cứu Trung Đông của Rystad Energy, cho biết trong bản cập nhật thị trường được nhóm Rystad gửi tới AFP.
Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,8% (từ mức 6,0%) nhờ kết quả GDP của quý III khả quan hơn dự kiến. Quý IV dự kiến tăng trưởng ở mức 6,9%.
Những lợi thế của Việt Nam trong cuộc đua bán dẫn toàn cầu
Trang The Diplomat đã có bài viết về kế hoạch xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam. Theo đó,The Diplomat cho rằng để thành công, Việt Nam cần vượt qua những trở ngại địa chính trị và tận dụng thế mạnh địa kinh tế của mình.
Giá xăng dầu giảm nhẹ gần 200 đồng/lít
Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu cho biết, giá các mặt hàng xăng dầu thông dụng đều giảm giá từ 99-179 đồng/lít.