Lãi suất ngân hàng giảm sốc: Đầu tư vào đâu sinh lời nhiều nhất?
Theo các chuyên gia tài chính - kinh tế, lãi suất huy động giảm rất sâu như hiện tại sẽ kích thíchdòng tiền chuyển dịch từ gửi tiết kiệm sang đầu tư bất động sản (BĐS). Nhưng để dòng tiền sinhlời bền vững, nhà đầu tư cần tuân thủ 4 “tiêu chí vàng”.
Lãi suất giảm kỷ lục, đầu tư BĐS lên ngôi
So với trước Tết Nguyên đán, mặt bằng lãi suất huy động hiện đã giảm thêm khoảng 0,5%/năm khi kỳ hạn dưới 6 tháng chỉ còn chưa đến 4%/năm, kỳ hạn từ 13 đến 36 tháng cũng không quá 5,5%/năm - mức thấp nhất trong hàng chục năm qua.
Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2021 của Công ty Chứng khoán Vietcombank nhận định, lãi suất huy động có thể tiếp tục giảm thêm, sau đó ổn định ở mặt bằng thấp. Đồng quan điểm, TS Trần Du Lịch, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng thời gian tới, mặt bằng lãi suất khả năng sẽ giảm nhẹ do lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp.
Lãi suất huy động liên tục giảm xuống mức kỷ lục khiến nhiều người có tiền nhàn rỗi không còn mặn mà với việc gửi tiết kiệm. Theo thống kê đến cuối tháng 8/2020, lượng tiền gửi của người dân vào các ngân hàng chỉ tăng hơn 260.000 tỷ, trong khi cùng kỳ các năm trước tăng từ 300.000 đến 400.000 tỷ. So với mức tăng của 8 tháng đầu năm trước, lượng tiền người dân gửi thêm vào hệ thống ngân hàng nay giảm gần 30%.

Theo phân tích của chuyên gia Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, khi lãi suất ngày một thấp, dòng tiền sẽ dịch chuyển khỏi ngân hàng và nhiều khả năng đổ dồn vào BĐS. “Nguồn cung BĐS ở đô thị lớn trong trung hạn không tăng nhiều nên đây là kênh có tiềm năng tăng giá mà người có tiền tỷ nhắm đến”, ông Thành nhận định.
Thực tế cũng cho thấy đang có một làn sóng đầu tư bất động sản mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Một số dự án tăng 20 - 30% so với thời điểm trước tết, trong đó có dự án cao cấp đã lên tới trăm triệu
đồng/m2, thậm chí có nơi, có địa phương xảy ra sốt đất cục bộ.
Bốn “tiêu chí vàng” lựa chọn dự án để xuống tiền
Theo nhiều chuyên gia BĐS, nhà đầu tư muốn tham gia thị trường cần nắm được ít nhất 4 nguyên tắc
sau:
Thứ nhất, để đảm bảo mức sinh lời cao nhất và bền vững nhất cho dòng vốn đầu tư, lựa chọn dự án nằm ở những “tọa độ tăng trưởng” của các đô thị lớn là ưu tiên hàng đầu. Tại Hà Nội, khu Đông và khu phía Tây hiện là hai cực phát triển sôi động nhất.
Trong đó, khu phía Tây đang bứt phá mạnh mẽ trở thành “điểm nóng” của thị trường Thủ đô nhờ nằm ngay trung tâm chính trị - hành chính quốc gia mới. Đây cũng là “lòng chảo” quy tụ hàng loạt “ông lớn” cùng các dự án “bom tấn” như Vinhomes với đại đô thị quốc tế Vinhomes Smart City quy mô 280 hecta, Vinaconex với Bắc An Khánh diện tích 260 hecta, Nam Cường với dự án Dương Nội 197 hecta...
Thứ hai, các chuyên gia lưu ý, những dự án nằm ở nơi giao cắt của những tuyến đường huyết mạch chính là những “gà đẻ trứng vàng” nhờ tiềm năng tăng giá mạnh mẽ. Với khu vực phía Tây, lợi thế đó thuộc về các dự án nằm bên tuyến đại lộ “xương sống” Thăng Long như Vinhomes Smart City. Đặc biệt, đây là dự án duy nhất có các phân khu như Sapphire 3, Sapphire Parkville hưởng trọn lợi ích “siêu kết nối” khi có cả 3 tuyến metro 5, 6, 7 được quy hoạch chạy qua.
Về lợi thế này, theo CBRE Việt Nam, kinh nghiệm từ các nước cho thấy dự án metro sẽ có ảnh hưởng nhiều nhất lên giá trị BĐS. Như tại TP.HCM, trong giai đoạn từ 2015 - 2020, khi tuyến metro phía Đông dần hình thành, giá bán căn hộ quanh trục giao thông này đã tăng từ 25 - 75% so với lúc mới tung ra thị trường.
“Về lý thuyết, một tòa nhà nằm gần trạm trung chuyển công cộng thường có giá thuê hoặc giá bán cao hơn so với những tòa nhà nằm xa hơn vì hệ thống giao thông công cộng tốt cho phép cư dân sống gần đó dễ dàng di chuyển đến các điểm quan trọng. Điều này đã được kiểm chứng tại một số quốc gia với giá bán nhà tại những nơi gần hệ thống giao thông công cộng có giá trị cao hơn từ 6% đến 45%”, ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc điều hành của CBRE Việt Nam, lý giải.
Thứ ba, hạ tầng và tiện ích đồng bộ của dự án cũng là “chìa khóa” quyết định hiệu quả của khoản đầu tư. Nhận định về xu hướng thị trường BĐS 2021, JLL Việt Nam cho rằng mô hình “đô thị trong đô thị” sẽ dẫn dắt và chiếm ưu thế bởi “người mua nhà ngày càng quan tâm hơn đến môi trường sống lành mạnh và bền vững để an cư hơn là một không gian để ở đơn thuần”.
Do đó, những dự án sở hữu cả trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm và các hạ tầng, tiện ích chăm sóc sức khỏe như công viên, bể bơi, khu thể thao… sẽ có sức hấp dẫn và tính thanh khoản cao hơn cả.
Ngoài ra, ngày nay, giá trị của một căn hộ sang trọng không chỉ thể hiện bằng tiền, mà còn là khả năng phát triển mối quan hệ của chủ nhân với tầng lớp tinh hoa trong xã hội. Đây là lý do vì sao những mô hình thành phố quốc tế như Vinhomes Smart City có thể thu hút được lượng lớn cư dân thành đạt, có nguồn tài chính dồi dào cùng hàng chục nghìn người nước ngoài với tri thức cao chuyển về sinh sống.
“Lực cầu cao, cả cầu mua và cầu thuê, chính là đòn bẩy giúp gia tăng nhanh chóng giá trị BĐS”, ông Nguyễn Văn Đính, phó chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam phân tích.
Tiêu chí cuối cùng mà nhà đầu tư BĐS không nên bỏ qua là lựa chọn chủ đầu tư uy tín. Không chỉ có tiềm lực tài chính vững chắc để kiến tạo nên những sản phẩm, tiện ích đẳng cấp mà chủ đầu tư với uy tín kinh doanh và kinh nghiệm vận hành sẽ giúp đảm bảo giá trị bền vững của BĐS.
Theo các chuyên gia, với sự đồng hành của chủ đầu tư uy tín, nhà đầu tư có thể “kê cao gối” hưởng “trái ngọt” khi BĐS tự động gia tăng giá trị và sinh lời.
TIN LIÊN QUAN
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/7: Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ
Ninh Bình phê duyệt dự án khu nhà ở công vụ gần 211 tỷ đồng; Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại
Đại dự án nghỉ dưỡng ven biển FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng vừa có động thái mới sau thời gian dài gián đoạn.
Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?
Khi "điểm nghẽn của điểm nghẽn" được gỡ rối cùng quyết sách sáp nhập thành 34 tỉnh/thành, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn...
Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc
Từ 1/7, thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu không quá 17 ngày, thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc,...
Kiến trúc Blanca City: Vang vọng thanh âm của biển và lịch sử “Cap Saint Jacques” rực rỡ
Blanca City là một chương sống động trong hành trình tái định nghĩa đô thị nghỉ dưỡng ven biển Việt Nam – nơi nghệ thuật kiến trúc vượt ra khỏi những khối hình,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng
Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro...
Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực
Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một "khoảng trống đầu...
Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 5,9%
Từ nay đến hết năm 2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được áp dụng mức lãi suất 5,9%/năm.
Từ ngày 1/7 chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ
Từ ngày 1/7/2025, thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam sẽ được thực hiện tại cấp xã.
Khám phá tiện ích độc đáo của nhà phố Kim Ngân 2 - đô thị Sun Group Nam Hà Nội
Sở hữu vị trí đắt giá kề cận công viên lễ hội, quảng trường trống Đọi Tam trong đại đô thị Sun Urban City, phân khu Kim Ngân 2 hội tụ hệ tiện ích...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/7: Hơn 100 dự án ở TPHCM đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng
Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) có thêm 2 dự án hơn 65.308 tỷ đồng; Gần 3,3 nghìn tỷ đồng đầu tư dự án phát triển đô thị thích ứng biến đổi...
TP. Hồ Chí Minh sau sáp nhập: Từ trung tâm vùng đến siêu đô thị quốc tế
Từ hôm nay (1/7), TP Hồ Chí Minh chính thức sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, khoác lên mình danh xưng "siêu đô thị" của Việt Nam.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 1/7: "Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới
"Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới; Công ty con của Tasco muốn rút vốn khỏi dự án bất động sản "treo" hơn 20 năm;...
Liên danh Vinhomes chiếm gần 95% vốn đầu tư vào Khánh Hòa: Siêu đô thị Cam Lâm 11 tỷ USD sắp tới có gì?
Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm có quy mô hơn 10.000 ha, tổng vốn đầu tư hơn 285.000 tỷ đồng, hiện là dự án đầu tư ngoài ngân sách lớn nhất năm nay...
Khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, tổng vốn đầu tư trên 17.700 tỷ đồng
Ngày 29/6/2025, tại nút giao dự án với Quốc lộ 27 (Km192) thuộc xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng), UBND tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp cùng liên danh nhà đầu tư...
Thị trường bất động sản phân hóa rõ nét giữa các phân khúc
Trong khi các dự án nhà liền thổ có nguồn cung và lượng tiêu thụ tích cực, thì căn hộ cao tầng lại chững lại, đặc biệt ở khu vực phía Đông Thủ đô nơi...
Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn
Sau gần một thập kỷ ghi dấu ấn đậm nét trên thị trường bất động sản, Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group) đang tự tin bước vào một kỷ nguyên mới với chiến lược tái cấu...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 30/6: Nhiều doanh nghiệp bị tố tạo "sốt ảo" để đẩy giá bán
Kinh Bắc (KBC) triển khai khu công nghiệp gần 150ha tại Hải Dương; Quy Nhơn sắp có dự án chung cư cao 45 tầng, tổng vốn hơn 3.500 tỷ đồng; Đề xuất tăng giá đất...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng tại Khu du...
Tỉnh Phú Thọ mới sẽ có khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf hơn 1.500 tỷ đồng; Bắc Ninh mới có thêm 3 cụm công nghiệp hơn 170 ha, vốn đầu tư trên 2.400...
Xem nhiều




