Làm gì để hoàn thiện đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội
Ngày 3/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Trong đó đặt ra mục tiêu phát triển 428.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2025 và 572.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2026-2030, nhưng kết quả đạt được còn rất khiêm tốn.
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết: Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa đạt kế hoạch đã đề ra, chưa đáp ứng kịp nhu cầu nhà ở rất lớn của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, công nhân, lao động, người có thu nhập thấp đô thị và người nhập cư.
![]() |
Hoàn thiện chính sách về nhà ở xã hội
Theo ông Châu, để đạt được mục tiêu phát triển 428.000 căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2025 thì vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cần phải tập trung nỗ lực xây dựng, hoàn thiện chính sách về nhà ở xã hội của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Qua đó, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách, tạo quỹ đất, tạo nguồn vốn ưu đãi tín dụng nhà ở xã hội để hỗ trợ cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội và huy động thêm nhiều nguồn lực xã hội hóa từ khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội. Thông qua chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản lớn thực hiện cam kết đầu tư phát triển khoảng 1,5 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030.
Nói về chính sách, ông Châu đề nghị, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cần khẳng định nhà ở xã hội là nhà ở có chất lượng tương đương nhà ở thương mại cùng loại.
“Trong thực tế thời gian qua, đã có một số dự án nhà ở xã hội có chất lượng xây dựng công trình không tốt, bị thấm, dột, nhanh xuống cấp hoặc thiếu các tiện ích, dịch vụ tại chỗ và thiếu các tiện ích, dịch vụ đô thị trong khu vực lân cận, không kết nối giao thông thuận tiện, nên đã có dự án nhà ở xã hội rao bán đến vài chục lần vẫn không có người mua, hoặc có một số dự án nhà ở xã hội bị khách hàng khiếu nại, nên đã xuất hiện cách nhìn nhận chưa đúng về chất lượng nhà ở xã hội hoặc xem nhà ở xã hội là “nhà rẻ tiền”. Có thể do nhận thức chưa đúng về nhà ở xã hội và chỉ nhằm tìm cách làm giảm giá thành nhà ở xã hội hoặc xem nhà ở xã hội là “nhà rẻ tiền”, nên đã có một số quy định pháp luật về nhà ở xã hội chưa theo hướng bảo đảm chất lượng nhà ở xã hội tương đương nhà ở thương mại cùng loại”, ông Châu phân tích.
![]() |
Cũng từ cơ sở này, người đứng đầu HoREA nhìn nhận quy định “suất vốn đầu tư” của Quyết định 510/QĐ-BXD ngày 19/05/2023 của Bộ Xây dựng cũng chưa hợp lý. Bởi cùng quy mô, cùng loại nhà chung cư 20 tầng có 01 tầng hầm mà suất vốn đầu tư giữa nhà ở xã hội thấp hơn nhà ở thương mại 31%. Đơn cử như quy định suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở xã hội dạng chung cư 20 tầng có 01 tầng hầm, suất đầu tư là 8,844 triệu đồng/m2 sàn, còn nhà chung cư tương tự là 11,612 triệu đồng/m2 sàn, cao hơn 31%.
Bên cạnh đó, chính sách tín dụng cũng được cơ quan chức năng quan tâm để thúc đẩy loại hình nhà ở xã hội phát triển. Bằng chứng là từ năm 2016 đến nay, hàng năm Thủ tướng Chính phủ đều ban hành quyết định lãi suất vay ưu đãi 4,8%/năm để mua, thuê mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Đối với 4 ngân hàng thương mại thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành quyết định lãi suất vay ưu đãi 4,8 - 5%/năm để mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trước đó, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng giành cho nhà ở xã hội, nhà thương mại giá thấp cũng đã thành công giúp cho hàng triệu người có chỗ ở tại các đô thị trên cả nước.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Xây dựng tính đến hết năm 2020, 04 ngân hàng thương mại được chỉ định (Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV) đều không được cấp bù lãi suất để thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội đến nay cũng chỉ được phân bổ 2.163 tỷ đồng tái cấp vốn, bằng 24% tổng nhu cầu vốn 9.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2020. Để đảm bảo nguồn vốn thực hiện thành công đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 - 2030 rất cần Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bố trí nguồn vốn cấp bù lãi suất cho 04 ngân hàng thương mại thực hiện cho vay ưu đãi nhà ở xã hội.
Đa dạng hóa quỹ đất phát triển nhà ở xã hội
Đối với quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội tại khoản 1 Điều 80 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định “Khi lập, phê duyệt quy hoạch tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt”. Nhưng qua báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy trong giai đoạn 2011-2020, cả nước chỉ quy hoạch, bố trí khoảng 3.359ha chỉ đạt 36,34% kế hoạch.
Việc phát triển quỹ đất nhà ở xã hội chủ yếu là do doanh nghiệp bất động sản tư nhân tự tạo lập quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, điển hình 67% quỹ đất thực hiện dự án nhà ở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh là do doanh nghiệp tư nhân tự tạo lập.
Để khắc phục bất cập quỹ đất, ông Châu đề nghị bổ sung vào khoản 1 Điều 80 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): “Nhà nước đầu tư phát triển quỹ đất hoặc tổ chức kinh tế sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội, dự án nhà ở xã hội thông qua việc thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thì được sử dụng đất thương mại dịch vụ”.
![]() |
Ông Hà Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, pháp luật đã có những quy định cụ thể và chi tiết để các đơn vị triển khai đầu tư nhà ở xã hội. Tuy nhiên khi triển khai vào thực tế thì có một số nhóm chính sách khiến các doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn khi đầu tư, tiếp cận nhà ở xã hội. Việc quy định chủ đầu tư các dự án nhà thương mại, khu đô thị phải dành 20% diện tích đất trong dự án để phát triển nhà ở xã hội cũng là quy định khá cứng nhắc. Rồi quy định miễn tiền sử dụng đất, miễn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), thu nhập doanh nghiệp khoảng 50%, được ưu đãi tiếp cận vốn… nhưng khi chủ đầu tư áp dụng ưu đãi thì không được tính vào giá bán...
Chính sách nhà ở xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm bảo đảm “quyền có chỗ ở” của công dân được Hiến pháp quy định. Tuy nhiên để chính sách sớm đi vào cuộc sống đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhất là chính quyền các cấp tại địa phương và sự hưởng ứng nhiệt tình từ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn chi phối của Nhà nước mới mong sớm hoàn thiện đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội của Chính phủ.
Sau hơn 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2011-2020, cả nước đã hoàn thành 307 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị với khoảng 157.100 căn chỉ đạt 41,7% kế hoạch và đang triển khai thực hiện 418 dự án với khoảng 432.400 căn. Trong đó, nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp đã hoàn thành 126 dự án với khoảng 62.700 căn hộ và đang triển khai 127 dự án khoảng 160.900 căn hộ; nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp đô thị, đã hoàn thành 181 dự án với khoảng 94.390 căn hộ và đang triển khai 291 dự án với khoảng 271.500 căn hộ.
Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành đưa vào sử dụng 23 dự án nhà ở xã hội với 18.085 căn trong giai đoạn 2015-2020 đạt 75% kế hoạch và dự kiến triển khai đầu tư xây dựng 25 dự án nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 với tổng số căn hộ là 30.610 căn.
HDBank tiếp tục hành trình mang lại ánh sáng cho 1.000 bà con trong năm 2025
Trong hành trình 35 năm phát triển và lan tỏa bản sắc văn hóa doanh nghiệp chia sẻ yêu thương, HDBank đã có 19 năm liền đồng hành cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo...
Chương trình Gala chào Xuân 2025 - Tinh hoa Thương hiệu Việt
Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội cùng Viện Nghiên cứu ứng dụng và phát triển Y dược học cổ truyền, Tạp chí Sức Khỏe Việt phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Gala chào Xuân 2025 - Tinh hoa Thương hiệu Việt”.
Tình hình lãi suất tiết kiệm tuần mới tháng 3/2025: Agribank dao động trong khoảng 1,6-4,7%/năm
Theo ghi nhận, Ngân hàng TMCP Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) hiện có lãi suất tiết kiệm dao động trong khoảng 1,6-4,7%/năm tùy từng kỳ hạn.
Lãnh đạo cấp cao T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group - bà Nguyễn Thị Thanh Bình chính thức được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.
Thủ tướng đánh giá cao Vinamilk và Sojitz về hợp tác đầu tư Việt - Nhật trong nông nghiệp, thực phẩm
Ngày 16/3/2025, tại Vĩnh Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã thăm Tổ hợp Trang trại và Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo do công ty Vinamilk,...
Tập đoàn TH – doanh nghiệp Việt duy nhất được tôn vinh tại giải thưởng Báo cáo Phát triển bền vững Châu Á lần thứ 10
Tại lễ công bố Báo cáo Phát triển bền vững tốt nhất châu Á (Asia’s Best Sustainability Report Awards - ASRA) lần thứ 10 do CSRWorks tổ chức tại Singapore ngày 6/3, Tập đoàn TH (sở hữu thương hiệu TH true MILK) là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất được vinh d
AISC 2025 khẳng định vị thế Việt Nam trong ngành AI và bán dẫn toàn cầu
Ngày 12/3, Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo và Bán dẫn (AISC) 2025 được tổ chức bởi Aitomactic, Hoa Kỳ và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) chính thức...
SHB và T&T Group tổ chức ngày hội văn hóa quy mô 15.000 người, vững bước vào kỷ nguyên mới
Với chủ đề “Vững bước vào kỷ nguyên mới”, sự kiện không chỉ là cơ hội tăng cường giao lưu, trao đổi văn hóa nội bộ mà còn tiếp thêm động lực...
Thống đốc NHNN: Cân đối giữa cho vay và nguồn vốn huy động làm nhà ở xã hội tránh rủi ro
Ngân hàng huy động vốn của nguời dân là huy động ngắn hạn, còn cho vay làm dự án là cho vay dài hạn do đó việc cân đối giữa cho vay và nguồn vốn...
Vinamilk đồng hành cùng ngành y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Vinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam...
Điểm tin ngân hàng ngày 7/2: Sắp có lớp đào tạo phòng, chống tội phạm trên không gian mạng
Quỹ ngoại Amersham Industries Limited thoái vốn tại Sacombank; BIDV được người dân gửi thêm nhiều tiền nhất trong năm 2024; Ngân hàng kéo dài thời hạn cho vay mua ô tô,...
VietinBank đạt kết quả kinh doanh tích cực năm 2024
Quy mô tổng tài sản cuối năm 2024 là 2,4 triệu tỷ đồng, tăng 17,4% so với đầu năm; cho vay khách hàng đạt 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 16,9% so với đầu năm…
Giá vàng thế giới tăng phi mã, vàng trong nước ra sao trước ngày vía Thần Tài?
Giá vàng 9999 hôm nay (2/2) được DOJI niêm yết ở mức 86,9 triệu đồng/lượng mua vào và 88,9 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi ở cả hai chiều mua - bán so với hôm qua.
Moody’s công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm đối với Agribank
Vừa qua, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của Agribank ở mức Ba2 đối với các xếp hạng...
Vinamilk tặng hàng nghìn phần quà tết cho trẻ em, công nhân trước thềm năm mới Ất Tỵ
Những ngày cận Tết Ất Tỵ 2025, Vinamilk dành tặng hơn 71.000 sản phẩm dinh dưỡng cùng nhiều quà tặng cho hàng nghìn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt...
Từ tiền lì xì đến hành động nhân ái: Cha mẹ dạy con lan toả yêu thương
Với nhiều gia đình, tiền lì xì là dịp để gieo vào lòng con trẻ những bài học quý giá về quản lý tài chính, chi tiêu hợp lý và đặc biệt là tinh thần.
Petrovietnam và PVcomBank lần thứ hai liên tiếp đồng hành cùng thành phố Hà Nội tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật
Chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và các công ty thành viên khác trong Tập đoàn...
Điểm tin ngân hàng ngày 14/1: Lãi suất huy động và lãi suất vay mua nhà có xu hướng tăng
SHB cấp tín dụng đến 85% giá trị xe cho doanh nghiệp mua ô tô từ Kim Long Motor; Phó Tổng Giám đốc VIB đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu ngân hàng;...
Dạy con quản lý tiền lì xì thông minh: CEO doanh nghiệp nổi tiếng tiết lộ bí quyết đắt giá
CEO Landora Group Nguyễn Thị Trúc Quỳnh đã đúc kết được 2 từ khoá đắt giá giúp con trưởng thành trong quản lý tài chính ngay từ số tiền mừng tuổi...
Xem nhiều




