Lộ diện đại gia Nguyễn Cao Trí 'đứng sau' siêu dự án nghỉ dưỡng Đại Ninh (Lâm Đồng) vừa bị kiến nghị thu hồi
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra về việc quản lý, sử dụng đất đai tại tỉnh Lâm Đồng, trong đó chỉ ra loạt sai phạm, đồng thời kiến nghị thu hồi dự án Khu đô thị - du lịch Đại Ninh. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của đại “đình đám” Nguyễn Cao Trí – ông chủ Capella Holding tại dự án này cũng gây nhiều chú ý.
Loạt sai phạm khiến KĐT Đại Ninh bị kiến nghị thu hồi
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra về việc quản lý, sử dụng đất đai tại tỉnh Lâm Đồng, trong đó kiến nghị thu hồi dự án Khu đô thị - du lịch Đại Ninh.
Theo kết luận thanh tra, dự án Khu đô thị – du lịch Đại Ninh có tổng vốn đầu tư lên đến 25.243 tỷ đồng, tổng diện tích là 3.595 ha, trong đó có trên 1.306 ha đất quy hoạch lâm nghiệp (thuộc các xã Phú Hội, Tà Hine, Ninh Loan và Ninh Gia -huyện Đức Trọng) do Công ty CP Đầu tư du lịch Sài Gòn-Đại Ninh làm chủ đầu tư từ cuối năm 2010.
Đây là dự án được triển khai xây dựng từ năm 2010 – 2018 tuy nhiên đến giữa năm 2020 dự án trễ hạn hơn một năm rưỡi mà các hạng mục chính của dự án hầu như chưa được xây dựng. Trong gần 10 năm qua, chủ đầu tư chỉ xây 15 nhà làm việc và nghỉ dưỡng cho chuyên gia, 1 hội trường, 6 trạm dừng chân, khoảng 20 km đường nội bộ…
Theo quyết định số 953/QĐ-UBND ngày 22/4/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng, Công ty Sài Gòn - Đại Ninh được thuê 1.432,49 ha đất lâm nghiệp. Ngày 07/02/2012, tỉnh Lâm Đồng lại có quyết định 293/QĐ-UBND cho phép công ty này chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án Khu đô thị - Du lịch Đại Ninh, có tổng diện tích đất phải chuyển đổi mục đích trên 323,8 ha, tổng số tiền sử dụng đất phải nộp là trên 226 tỷ đồng. Sau khi miễn giảm 30% thuế, số tiền công ty này phải nộp chỉ còn trên 158,23 tỷ đồng.


Tuy nhiên, theo Thanh tra Chính phủ, sau khi được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Công ty Sài Gòn - Đại Ninh đã không tuân thủ nghĩa vụ tài chính.
Theo xác định của cơ quan thuế, số tiền sử dụng đất doanh nghiệp phải nộp là hơn 158 tỷ đồng. Dù đôn đốc nhiều lần số tiền sử dụng đất phải nộp, nhưng công ty Sài Gòn – Đại Ninh vẫn không chấp hành. Tính đến tháng 10/2018, số tiền phạt chậm nộp thuế đã lên tới trên 104 tỷ đồng. Đồng thời, công ty này còn nợ đọng số tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên, môi trường rừng trên 6,66 tỷ đồng.
Cho đến đầu tháng 10/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng lại có quyết định số 2020/QĐ-UBND điều chỉnh nội dung quyết định trước đây. Theo đó, tỉnh này yêu cầu chưa thực hiện việc chuyển mục đích sang đất ở với diện tích đất trên 166,56ha đã được chuyển mục đích từ năm 2012.
Theo đó, diện tích đất ở được chuyển đổi từ năm 2012 trở về trạng thái đất chuyên dùng và Công ty không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với số tiền hàng trăm tỷ này.

Theo giải trình của UBND tỉnh, việc ban hành quyết định trên là thực hiện theo kết luận thanh tra của Bộ Tài chính tại văn bản số 297/BTC-TTr ngày 9/1/2018: Tiền sử dụng đất của Công ty Sài Gòn – Đại Ninh trên 158 tỷ đồng. Trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thực hiện, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, đánh giá trên cơ sở thực tế thực hiện dự án, chuyển sang thực hiện phương thức cho thuê đất, thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu hồi dự án.
Trong quá trình quản lý, sử dụng đất, chủ đầu tư khi triển khai dự án vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng Hội trường không phép khoảng 560 m2, 15 căn nhà chuyên gia không có trong quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt, không có giấy phép xây dựng…
Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc UBND tỉnh Lâm Đồng không quyết định thu hồi đất là chưa thực hiện đúng quy định, thể hiện sự tùy tiện, chạy theo chủ đầu tư trong quy hoạch đất, quy hoạch xây dựng.
Thanh tra Chính phủ cũng cho biết, theo Giấy chứng nhận đầu tư, đến ngày 31/12/2018 dự án trên đã hết hạn đầu tư. Nhưng qua xác minh của đoàn thanh tra, Công ty Sài Gòn - Đại Ninh có nhiều vi phạm, tiến độ không thực hiện đúng cam kết nhưng UBND tỉnh Lâm Đồng và các ngành chức năng của tỉnh này đã không có cương quyết xử lý, chấm dứt hoạt động dự án theo quy định tại khoản 1, Điều 48 của Luật Đầu tư 2014.
Thanh tra Chính phủ cho rằng, trách nhiệm chính để xảy ra các vi phạm trên thuộc Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và môi trường, Cục trưởng Cục Thuế, Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đồng thời, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất dự án KĐT Đại Ninh tại huyện Đức Trọng do Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn- Đại Ninh làm chủ đầu tư.
Sự xuất hiện của đại gia Nguyễn Cao Trí tại dự án KĐT Đại Ninh
Cùng với loạt sai phạm và bị kiến nghị thu hồi, sự xuất hiện của đại gia Nguyễn Cao Trí – ông chủ Capella Holding tại dự án KĐT Đại Ninh cũng gây nhiều chú ý.
Cụ thể, cuối tháng 1/2021 ông Trí bất ngờ xuất hiện với vai trò Tổng Giám đốc của Sài Gòn – Đại Ninh thay cho bà Phan Thị Hoa trước đó là người đại diện pháp luật của công ty này.
Được biết, CTCP Đầu tư du lịch Sài Gòn-Đại Ninh (tên viết tắt: Sài Gòn Đại Ninh Corp) được thành lập vào đầu năm 2010, trụ sở hiện đặt tại phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Thời điểm mới thành lập, doanh nghiệp này có số vốn điều lệ ở mức 600 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập gồm Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh Nhà ở Phương Nam (Phương Nam Group - 85%), và 7 cá nhân khác nắm giữ 15% cổ phần còn lại là Hoàng Văn Thọ (2%), Đào Thúy Hằng (5%), Phan Văn Đức (5%), Nguyễn Văn Lam (0,5%), Trần Tấn Công (1%), Trần Hồng Thắng (0,5%) và Nguyễn Đình Tùng (1%).
Đến tháng 8/2016, bà Phan Thị Hoa thay Công ty Phương Nam nắm giữ 85% cổ phần Sài Gòn Đại Ninh Corp.
Đến tháng 10/2017, Công ty Sài Gòn – Đại Ninh nâng mức vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng, phần vốn chi phối 88,5% lúc này được chuyển sang bà Phan Thị Hoa. Song về bản chất chưa có gì thay đổi, bởi nữ bà Hoa là chủ sở hữu của Phương Nam Group.
Về Phương Nam Group, theo giới thiệu, công ty này thành lập vào năm 1993, tiền thân là một tổ hợp xuất khẩu thảm cói, thảm đay xuất khẩu sang Liên Xô, hiện đã trở thành tập đoàn kinh doanh về bất động sản.
Năm 2009, Phương Nam Group đã tiến hành kế hoạch đầu tư siêu dự án hơn 25.000 tỷ đồng tại tỉnh Lâm Đồng và thành lập Công ty Sài Gòn – Đại Ninh để đầu tư vào dự án này.

Theo bản công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của Công ty Sài Gòn – Đại Ninh, ngày 28/01/2021 ông Nguyễn Cao Trí đã chính thức thay thế bà Phan Thị Hoa, trở thành người đại diện pháp luật, đồng thời là Tổng Giám đốc Sài Gòn Đại Ninh Corp.
Ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một đại gia “đình đám” tại Sài Gòn. Hệ sinh thái Capella Holding của vị doanh nhân này trải rộng trên nhiều lĩnh vực từ bất động sản, nhà hàng, quán bar cho đến giáo dục…
TIN LIÊN QUAN
-
Khánh Hòa: Thu hồi 1 ha mặt nước biển khu vực Bãi Dương để làm bãi tắm công cộng
-
Đại gia Nguyễn Cao Trí bất ngờ lộ diện tại siêu dự án 25.000 tỷ Sài Gòn - Đại Ninh
-
Loạn phân lô bán nền, Lâm Đồng ra 'tối hậu thư' về tách thửa từng loại đất
-
Lâm Đồng: Điều chỉnh quy hoạch dự án nghỉ dưỡng gần 195 ha của Sacom Tuyền Lâm
-
Hưng Thịnh, Ecopark, Văn Phú – Invest… cùng hàng loạt ‘ông lớn’ BĐS nào đang âm thầm ‘đổ tiền’ về Lâm Đồng?
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/7: Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ
Ninh Bình phê duyệt dự án khu nhà ở công vụ gần 211 tỷ đồng; Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại
Đại dự án nghỉ dưỡng ven biển FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng vừa có động thái mới sau thời gian dài gián đoạn.
Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?
Khi "điểm nghẽn của điểm nghẽn" được gỡ rối cùng quyết sách sáp nhập thành 34 tỉnh/thành, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn...
Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc
Từ 1/7, thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu không quá 17 ngày, thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc,...
Kiến trúc Blanca City: Vang vọng thanh âm của biển và lịch sử “Cap Saint Jacques” rực rỡ
Blanca City là một chương sống động trong hành trình tái định nghĩa đô thị nghỉ dưỡng ven biển Việt Nam – nơi nghệ thuật kiến trúc vượt ra khỏi những khối hình,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng
Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro...
Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực
Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một "khoảng trống đầu...
Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 5,9%
Từ nay đến hết năm 2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được áp dụng mức lãi suất 5,9%/năm.
Từ ngày 1/7 chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ
Từ ngày 1/7/2025, thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam sẽ được thực hiện tại cấp xã.
Khám phá tiện ích độc đáo của nhà phố Kim Ngân 2 - đô thị Sun Group Nam Hà Nội
Sở hữu vị trí đắt giá kề cận công viên lễ hội, quảng trường trống Đọi Tam trong đại đô thị Sun Urban City, phân khu Kim Ngân 2 hội tụ hệ tiện ích...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/7: Hơn 100 dự án ở TPHCM đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng
Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) có thêm 2 dự án hơn 65.308 tỷ đồng; Gần 3,3 nghìn tỷ đồng đầu tư dự án phát triển đô thị thích ứng biến đổi...
TP. Hồ Chí Minh sau sáp nhập: Từ trung tâm vùng đến siêu đô thị quốc tế
Từ hôm nay (1/7), TP Hồ Chí Minh chính thức sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, khoác lên mình danh xưng "siêu đô thị" của Việt Nam.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 1/7: "Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới
"Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới; Công ty con của Tasco muốn rút vốn khỏi dự án bất động sản "treo" hơn 20 năm;...
Liên danh Vinhomes chiếm gần 95% vốn đầu tư vào Khánh Hòa: Siêu đô thị Cam Lâm 11 tỷ USD sắp tới có gì?
Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm có quy mô hơn 10.000 ha, tổng vốn đầu tư hơn 285.000 tỷ đồng, hiện là dự án đầu tư ngoài ngân sách lớn nhất năm nay...
Khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, tổng vốn đầu tư trên 17.700 tỷ đồng
Ngày 29/6/2025, tại nút giao dự án với Quốc lộ 27 (Km192) thuộc xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng), UBND tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp cùng liên danh nhà đầu tư...
Thị trường bất động sản phân hóa rõ nét giữa các phân khúc
Trong khi các dự án nhà liền thổ có nguồn cung và lượng tiêu thụ tích cực, thì căn hộ cao tầng lại chững lại, đặc biệt ở khu vực phía Đông Thủ đô nơi...
Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn
Sau gần một thập kỷ ghi dấu ấn đậm nét trên thị trường bất động sản, Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group) đang tự tin bước vào một kỷ nguyên mới với chiến lược tái cấu...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 30/6: Nhiều doanh nghiệp bị tố tạo "sốt ảo" để đẩy giá bán
Kinh Bắc (KBC) triển khai khu công nghiệp gần 150ha tại Hải Dương; Quy Nhơn sắp có dự án chung cư cao 45 tầng, tổng vốn hơn 3.500 tỷ đồng; Đề xuất tăng giá đất...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng tại Khu du...
Tỉnh Phú Thọ mới sẽ có khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf hơn 1.500 tỷ đồng; Bắc Ninh mới có thêm 3 cụm công nghiệp hơn 170 ha, vốn đầu tư trên 2.400...
Xem nhiều




