Lo ngại tập đoàn FDI lớn đang xem xét tìm nhà cung ứng thay thế Việt Nam
Bộ KH&ĐT cho rằng nếu dịch bùng phát kéo dài có thể bị mất thị trường do bạn hàng thay đổi chuỗi cung ứng. Một số tập đoàn FDI lớn có các nhà máy vệ tinh trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam như Apple, Intel… đang xem xét tìm nhà cung ứng thay thế từ các cơ sở sản xuất khác.
Nguy cơ mất thị trường
Ngày 20/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với một số địa phương về tình hình hoạt động, các khó khăn, vướng mắc và giải pháp phục hồi hoạt động của các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao và Cụm công nghiệp.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), qua phản ánh của các địa phương, doanh nghiệp (DN) thì hiện có 7 nhóm vấn đề khó khăn, thách thức mà các KCN, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp đang phải đối mặt.
Nhóm vấn đề thứ nhất là các hoạt động tìm hiểu cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam tiếp tục bị trì hoãn, ảnh hưởng đến cơ hội thu hút đầu tư vào KCN, khu kinh tế, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp.
Nhóm vấn đề thứ hai là các DN trong các khu, cụm này (kể cả doanh nghiệp FDI) chủ yếu thuộc các ngành sản xuất theo mô hình chuỗi cung ứng như điện thoại, điện tử, máy tính, dệt may… là các ngành xuất khẩu chủ lực, tạo nhiều việc làm của Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đứt gãy, thiếu nguồn cung đầu vào và thị trường đầu ra; phải trì hoãn hoặc hủy đơn hàng. Nếu dịch bùng phát kéo dài có thể bị mất thị trường do bạn hàng thay đổi chuỗi cung ứng.
Đáng chú ý, Bộ KH&ĐT cho biết: "Nhiều DN quy mô lớn với hàng nghìn công nhân đã phải tạm ngừng sản xuất. Một số tập đoàn FDI lớn có các nhà máy vệ tinh trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang xem xét tìm nhà cung ứng thay thế từ các cơ sở sản xuất khác (Apple, Intel…)".
Nhóm vấn đề thứ ba được các DN hết sức quan tâm là chưa đồng bộ nhà ở và các công trình xã hội cho người lao động làm việc trong một số KCN, gây khó khăn trong kiểm soát dịch, bệnh. Việc hướng dẫn phòng, chống dịch chưa hợp lý, hiệu quả hoặc áp dụng cứng nhắc tại một số địa phương đã khiến chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu bị gián đoạn nghiêm trọng.
Đội giá thành sản xuất
Khó khăn về lao động và nhập cảnh cho chuyên gia là nhóm vấn đề thứ tư được Bộ KH&ĐT báo cáo tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ ngày 20/9. Theo Bộ KH&ĐT, để cầm cự trước dịch bệnh, nhiều DN phải thu hẹp quy mô, cắt giảm lao động. Khảo sát của Bộ đối với nhóm DN FDI cho thấy có khoảng 26,5% DN đã phải thu hẹp quy mô, cắt giảm quỹ lương, sa thải bớt lao động (tỷ lệ sa thải dưới 10% tổng số lao động).
“Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc tìm kiếm nguồn lao động trở lại của các DN khi phục hồi sản xuất sau đại dịch, đặc biệt là đối với các ngành nghề yêu cầu lao động tay nghề như điện tử, cơ khi, dệt may… Các DN FDI còn gặp khó khăn với vấn đề nhập cảnh và việc gia hạn hoặc cấp giấy phép lao động cho chuyên gia người nước ngoài”, Bộ KH&ĐT thông tin.
Cùng đó, theo phản ảnh của các DN FDI, việc cấp phép cho chuyên gia nước ngoài cần phải có 5 năm kinh nghiệm và có bằng kỹ sư cùng chuyên ngành là hết sức khó khăn. Họ kiến nghị thủ tục nhập cảnh cần nhanh hơn và đơn giản hơn đối với chuyên gia đã được tiêm đủ liều vaccine và cần thực hiện thống nhất từ Bộ, ngành và địa phương. Cần có quy định cơ chế nhập cảnh đặc biệt đối với các lãnh đạo Tập đoàn vào Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu và quyết định đầu tư dự án quy mô lớn, công nghệ cao.
Nhóm vấn đề thứ năm được các DN tập trung phản ánh là chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, đội chi phí giá thành sản xuất. Đặc biệt, Bộ KH&ĐT nhấn mạnh tình trạng thiếu nghiêm trọng container rỗng dẫn đến giá thuê container tăng 5-10 lần, chi phí vận chuyển logistic tăng từ 2 - 4 lần.
Ngoài ra, các DN còn phải chịu các chi phí liên quan đến phòng, chống dịch như chi phí xét nghiệm (đối với các DN có nhiều lao động); chi phí đầu tư để đáp ứng các điều kiện về kiểm soát an toàn dịch bệnh, chi phí duy trì hoạt động sản xuất tại chỗ của DN.
Thiếu hụt nghiêm trọng dòng tiền vào
Trái ngược với việc bị đội chi phí làm tăng giá thành sản xuất, các DN lại bị thiếu hụt nghiêm trọng dòng tiền vào nên rất khó khăn để có thể trang trải các khoản chi phí duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
DN không còn đủ vốn lưu động chi trả các khoản bảo hiểm, thuế, chi phí nguyên vật liệu…; không thu được công nợ nên không đủ chi phí trả nợ gốc, lãi vay ngân hàng và những khoản vay đến hạn chưa có khả năng đáo hạn, ngân hàng siết chặt các khoản vay. Đây là nhóm vấn đề thứ sáu mà Bộ KH&ĐT ghi nhận từ phản ánh của các địa phương, DN.
Và nhóm vấn đề thứ bảy Bộ này báo cáo với Chính phủ là các DN gặp khó khăn khi triển khai vừa chống dịch vừa sản xuất kinh doanh. Các DN thực hiện “3 tại chỗ” nhưng không đủ không gian bố trí chỗ ở cho người lao động, phải tận dụng phòng họp, phòng làm việc, nhà kho… làm nơi lưu trú nên việc yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu theo quy định cho người lao động rất khó áp dụng, chi phí thực hiện (hoán cải công năng các khu vực khác nhau thành chỗ ở tạm) rất cao; môi trường cách ly tại chỗ nhiều nơi không bảo đảm, ảnh hưởng sức khỏe người lao động.
Theo Bộ KH&ĐT, nguyên nhân khách quan của tình hình trên là do dịch COVID-19 vẫn diễn biến rất phức tạp, khó lường trên thế giới và Việt Nam, ảnh hưởng sâu rộng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các KCN, khu kinh tế, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao.
Nền kinh tế thế giới và trong nước gặp khó khăn làm tổng cầu giảm mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường đầu vào và đầu ra của DN trong khu; môi trường sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN, khu kinh tế, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao bị xáo trộn.
Tuy nhiên về chủ quan, theo Bộ KH&ĐT, việc hướng dẫn các chính sách phòng, chống COVID-19 tại các địa phương chưa thống nhất, dẫn đến tình trạng ách tắc trong lưu thông hàng hóa và di chuyển của người lao động.
Một số chính sách hỗ trợ cho DN chưa được triển khai và kịp thời điều chỉnh phù hợp với diễn biến của dịch bệnh, thời gian áp dụng chính sách hỗ trợ ngắn (như chính sách giãn, giảm thuế; chính sách hỗ trợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí...) nên chưa đem lại tác động cho một số DN.
TIN LIÊN QUAN
UOB: "Chính sách thuế vẫn là rào cản lớn với Việt Nam"
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất về thuế quan đã qua, United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên mức 6,9% và nhận định...
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả chứa mã độc
Theo Bộ Công an, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện từ thuê bao di động thông thường hoặc tổng đài ảo, giả mạo danh nghĩa cơ quan, tổ chức giới thiệu...
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Xem nhiều




