Chuyện thật dệt may, giày dép: Xuất khẩu chính vẫn là FDI?
Bởi FDI vẫn giữ vai trò chủ đạo trong xuất khẩu dệt may, giày dép, nhựa, chế biến gỗ nên PGS.TS Nguyễn Văn Nam lo ngại Việt Nam chỉ xuất hộ.
Những con số biết nói
Dù chịu tác động của đại dịch Covid-19 song xuất khẩu các ngành công nghiệp nhẹ của Việt Nam như dệt may, giày dép, chế biến gỗ, nhựa... vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân là 7%/năm. Kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép tăng liên tục trong giai đoạn 2016 – 2019. Năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, xuất khẩu hàng giày dép các loại đạt 16,8 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2019, nhưng tăng 29,2% so với năm 2016. Trong nửa đầu năm 2021, kim ngạch khẩu hàng giày dép của Việt Nam đạt 10,4 tỷ USD, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Cũng trong giai đoạn 2016 – 2020, khi xuất khẩu hàng may mặc của toàn thị trường thế giới giảm bình quân 0,26%/năm thì xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vẫn tăng trưởng bình quân 6,13%/năm trong giai đoạn này.
6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ước đạt 19,18 tỷ USD, tăng 21% so với 6 tháng đầu năm 2020 và tăng 4,25% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Đối với ngành gỗ, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong giai đoạn năm 2016 – 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,5%/năm. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong năm 2020 đạt 12,37 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2019. Tiếp đà tăng trưởng năm 2020, trong 5 tháng đầu năm 2021 ngành gỗ bứt phá, đạt 6,62 tỷ USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2020.
Còn non trẻ hơn so với các ngành công nghiệp lâu đời khác song ngành công nghiệp nhựa ở Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Giai đoạn 2016-2020, ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao nhất Việt Nam với mức tăng hàng năm từ 16% – 18% (chỉ sau ngành viễn thông và dệt may), có những mặt hàng tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%/năm.

Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy các ngành công nghiệp nhẹ nêu trên của Việt Nam chủ yếu vẫn gia công và thành tích xuất khẩu chủ yếu thuộc về doanh nghiệp FDI.
Như ngành giày dép, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước vẫn thấp hơn so với các doanh nghiệp FDI trong phân khúc xuất khẩu. Năm 2020, các doanh nghiệp trong nước mới chỉ chiếm 21,1% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam, trong khi 78,9% vẫn do các doanh nghiệp FDI đảm nhận.
Doanh nghiệp giày dép của Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công và sản xuất giày cho các doanh nghiệp nước ngoài. Vì thế, lợi nhuận doanh nghiệp còn thấp và phụ thuộc nhiều vào điều khoản của phía đối tác.
Hiện là nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn hàng đầu thế giới, song Việt Nam vẫn gần như đứng ở cuối nguồn trong chuỗi giá trị sản xuất dệt may, chủ yếu ở khâu may mặc.
So sánh với các doanh nghiệp FDI, tỷ trọng của các doanh nghiệp trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn thấp hơn và chỉ tăng nhẹ sau 10 năm, từ 39,2% vào năm 2010 lên mức 41,1% vào năm 2019, theo số liệu từ Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương).
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2020 đạt kỷ lục hơn 12 tỷ USD thì trong đó, doanh nghiệp FDI chiếm tới hơn 50%. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, năm 2020 ngành gỗ có 653 doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu, chiếm 18% trong tổng số doanh nghiệp xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt trên 6 tỷ USD, tương đương 51% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành.
Trong khi đó, doanh nghiệp nội địa chiếm 82% về số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gỗ, nhưng, kim ngạch xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng 49% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Về tăng trưởng kim ngạch trong xuất khẩu gỗ, các doanh nghiệp FDI có tốc độ tăng trưởng trên 20% so với năm 2019, trong khi các doanh nghiệp nội địa tăng trưởng chỉ bằng một nửa.
Tương tự, xuất khẩu nhựa của Việt Nam chủ yếu đến từ nhóm những công ty FDI (chiếm 60% giá trị xuất khẩu toàn ngành), những công ty này sử dụng những công nghệ tiên tiến, đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường nước ngoài. Những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ngành nhựa Việt Nam chủ yếu vẫn là bao bì túi nhựa, hoặc phụ kiện, linh kiện có giá trị gia tăng thấp.
Số liệu từ Bộ Công thương cho thấy, các công ty trong nước chiếm 85%, công ty nước ngoài tuy chỉ chiếm 15% về số lượng nhưng chiếm đến 40% về vốn đầu tư.
Phận làm thuê giá rẻ?
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, doanh nghiệp FDI đóng vai trò chủ yếu trong xuất khẩu của các ngành dệt may, nhựa, chế biến gỗ, giày dép đã diễn ra nhiều năm, có khác chăng là sự thay đổi tỷ trọng xuất khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp nội địa dù có tăng nhưng vẫn lép vế so với doanh nghiệp FDI.
Doanh nghiệp FDI sử dụng lao động Việt Nam, nhưng PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho biết, người lao động Việt Nam vẫn chỉ là làm thuê giá rẻ cho FDI, kim ngạch xuất khẩu của một số ngành nêu trên dù có cao nhưng đa phần giá trị thuộc về FDI, phía Việt Nam chỉ được một phần rất nhỏ là giá gia công.
"Sản phẩm được dán mác Việt Nam nhưng rõ ràng chúng ta chỉ gia công, lắp ráp. Từ đây, xảy ra vấn đề là: mỗi lần một mặt hàng nào đó của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế, lập tức họ đổi xuất xứ sang Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, song được một thời gian ngắn, khi Mỹ phát hiện thì mặt hàng đó bị áp thuế chống bán phá giá, gian lận xuất xứ.
Đổi xuất xứ là vấn đề nguy hiểm và đáng lo ngại nhất vì nó khiến doanh nghiệp nội điêu đứng, đã yếu rồi nên chỉ cần một động tác nhỏ cũng đủ để ngã, khó đứng dậy được", nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại Bộ Công thương nói.
Nhận định thành tích xuất khẩu nhiều người vẫn tự hào chủ yếu vẫn là "xuất hộ" doanh nghiệp nước ngoài, vị chuyên gia cũng chỉ rõ doanh nghiệp Việt bị lép vế và chịu nhiều thua thiệt.
Như trong ngành dệt may, với nguồn vốn mạnh, dự án đầu tư lớn, lại có quan hệ bạn hàng rộng lớn trên quốc tế nên doanh nghiệp FDI có nhiều lợi thế hơn doanh nghiệp nội chịu sự cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp FDI và thường bị lép vế.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đã chỉ rõ, đa phần dự án FDI đầu tư vào dệt may thời gian qua đều nhắm tới phân khúc may, cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trong nước. Điều này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam rất ít có cơ hội để tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị, tạo ra sự liên kết bền vững.
Đó là chưa kể, trước đây các nhà đầu tư ngoại tìm đến Việt Nam ở lĩnh vực dệt may chỉ thuần túy gia công, nhưng nay họ đã đa dạng hóa nguồn vốn, từ đầu tư trực tiếp đến gián tiếp thông qua việc thâu tóm, mua lại cổ phần của doanh nghiệp trong nước làm cho thị phần vốn doanh nghiệp nội ngày càng thu hẹp lại.
Ngoài cạnh tranh trực tiếp về đơn hàng, các doanh nghiệp FDI còn cạnh tranh lao động với các doanh nghiệp trong nước. Họ có tiềm lực lớn, sẵn sàng bỏ ra một mức chi phí cao hơn để chi trả và tạo ra thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam.
Sự chênh lệch nêu trên, theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, có nguyên nhân từ hai phía. Trước hết là sự yếu kém về quản lý. Trung Quốc mở cửa cùng Việt Nam, và những năm 90 của thế kỷ trước họ cũng chỉ gia công, lắp ráp, nhưng sau đó khối doanh nghiệp nội địa của Trung Quốc đã bật lên, công nghiệp chế tạo phát triển, sản phẩm cạnh tranh ngang ngửa với các quốc gia như Mỹ, châu Âu...
Thứ hai, là sự yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, vị chuyên gia lưu ý, nội lực của doanh nghiệp Việt Nam cũng phụ thuộc vào chính sách. Chính sách khôn khéo, nuôi dưỡng thì tạo ra doanh nghiệp nội mạnh, đằng này xét về chính sách ưu tiên, ưu đãi, doanh nghiệp trong nước bị thua thiệt nhiều so với doanh nghiệp FDI.
Cho nên, sự đóng góp của FDI vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam là không thể phủ nhận, song PGS.TS Nguyễn Văn Nam cũng đặt câu hỏi: tăng về lượng nhưng có đảm bảo về chất không, nhất là khi thành tích xuất khẩu suốt bao năm thuộc về FDI.
Đối với sự tăng trưởng trong xuất khẩu của Việt Nam, vị chuyên gia cho rằng điều ấy rất đáng ghi nhận, song cần nhìn nhận thẳng thực tế rằng, dù Việt Nam có thể đứng top đầu thế giới về xuất khẩu một mặt hàng nào đó nhưng như vậy vẫn chưa đủ bởi chúng ta chưa chi phối được thị trường và lãi chưa chắc đã rơi vào doanh nghiệp Việt. Nguyên nhân một phần là do các doanh nghiệp, tập đoàn của Việt Nam chưa đủ mạnh, chưa thể đặt giá cho thế giới như các tập đoàn xuyên quốc gia lớn mạnh của các nước trên thế giới.
"Đơn cử như mặt hàng gạo, Việt Nam xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới về lượng, nhưng vẫn không chủ động áp giá được. Khi thị trường khan hiếm, giá gạo Việt Nam tăng lên một chút, nhưng nhìn chung vẫn thua Thái Lan, Ấn Độ...
Tôi nhớ cách đây hơn 20 năm rộ lên chuyện Việt Nam xuất khẩu gạo, cà phê... Chúng ta làm được nhưng có xuất được hay không lại phụ thuộc vào các tập đoàn nước ngoài, giá nào cũng phụ thuộc vào họ.
Các doanh nghiệp nước ngoài mua tại gốc. Có thể thấy rõ điều này qua cách làm của doanh nghiệp Trung Quốc. Nhiều năm qua, Trung Quốc mua thanh long, xoài... của Việt Nam tại gốc. Họ làm thị trường rất tốt, từ thu mua, đặt hàng, đến chuẩn hóa sản xuất", ông dẫn chứng.
Vị chuyên gia cũng nhắc đến bài học của Hàn Quốc, từ một quốc gia đói nghèo đã nhanh chóng vươn lên trở thành rồng châu Á. Đóng góp vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế Hàn Quốc sau chiến tranh chính là các Chaebol. Từ những năm 1960, sự hỗ trợ của Chính phủ đã tạo điều kiện cho các tập đoàn tăng trưởng và gia nhập nhiều thị trường. Đây chính là công thức đã đưa Hàn Quốc ra khỏi đói nghèo.
"Rõ ràng, nuôi dưỡng doanh nghiệp cần có chương trình, chính sách cụ thể, Việt Nam cần phải nỗ lực để làm được điều này", ông kết luận.
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Xem nhiều




