VnFinance
Thứ ba, 22/06/2021, 07:35 AM

Lời dụ ngọt của điện gió ngoài khơi

Một vị chuyên gia tầm cỡ vừa đưa ra lời khuyên cho việc phát triển điện gió tại Việt Nam. Có nên ngẫm thêm về nửa... sự thật khác?

Dù là một trong quốc gia dẫn đầu trong chuyển đổi  năng lượng sạch ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, sự lúng túng của Việt Nam trong chính lĩnh vực này cũng là điều không thể không biết đến.

Câu chuyện buồn của điện mặt trời mang tính chất khá điển hình. Theo quy hoạch điện VII, tổng năng suất điện mặt trời năm 2020 là 850MW, tới năm 2030 là 1200MW. Hai con số đã sớm bị chứng minh là lạc hậu khi công suất điện mặt trời ở thời điểm 2020 đã là 7.000MW.

Điều đáng nói, theo số liệu từ chuyên gia, trong 2 năm qua là có quá nhiều công trình lắp đặt năng lượng mặt trời, với tổng công suất lên đến 17 GW, được hỗ trợ theo giá FIT.

Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng về điện gió ngoài khơi.

Cảnh báo từ phía EVN về việc cắt giảm năng lượng tái tạo đã được nhiều lần đưa ra. Và thực tế cũng đã chứng minh, EVN không nói suông. Thi thoảng, vẫn xuất hiện những than thở của các nhà đầu tư điện mặt trời trên truyền thông vì không bán được cho bên mua là EVN.

Xét về khía cạnh kinh tế, lựa chọn ưu tiên cho thủy điện và điện than có thể xem là tất dĩ ngẫu. Bởi lẽ, theo khung giá phát điện năm 2020, mức giá trần cho điện than là 1.409,55 đồng/kWh. Đối với thủy điện, mức giá trần là 1.110 đồng/kWh.

Thực trạng thiếu thông tin về cơ cấu giá điện bán ra khiến ngay cả giới chuyên gia cũng mù mờ về cấu thành giá điện và tính hợp lý của nó. Sự thiếu thuyết phục của biểu giá điện bậc thang gây nên cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm trời và vẫn chưa có hồi kết.

Trong bối cảnh như vậy, càng sử dụng nhiều các nguồn năng lượng truyền thống như thủy điện và nhiệt điện than, EVN càng cắt giảm được chi phí mua điện. Đương nhiên, đó chính là lợi nhuận.

Một khía cạnh tế nhị khác cũng nên được đề cập là người mua điện đồng thời là chủ đầu tư của rất nhiều dự án thủy điện và điện than lớn. Tay phải bán, tay trái thu tiền mà việc giao dịch hợp lý, hợp chuẩn, hợp quy định, liệu có doanh nghiệp nào bỏ qua?

Vì thế, lý do hệ thống truyền tải chưa đáp ứng được tốc độ phát triển quá nóng của nguồn phát buộc phải xem như thực tế khách quan buộc phải chấp nhận. Các nhà đầu tư chẳng thể đổ lỗi cho ai, đơn giản vì họ đã được cảnh báo trước.

Bất chấp kinh nghiệm còn nóng hổi, dường như điện gió đang lặp lại kịch bản của điện mặt trời. Liên tiếp những động thái bổ sung hoặc đề nghị bổ sung các dự án điện gió vào quy hoạch điện đã diễn ra trong năm 2020.

Đến năm 2021, cuộc chạy đua hoàn thành dự án, đóng điện trước tới điểm 31/10/2021 để hưởng được mức giá ưu đãi 2.223 đồng/kWh kéo dài 20 năm điểm tên nhiều đại gia lớn trong và ngoài nước.

Điện gió ngoài khơi, đứa em sinh sau đẻ muộn không chịu chậm chân. Nhiều dự án điện gió ngoài khơi trị giá tới cả tỷ USD được công bố thời gian gần đây với sự góp mặt của những đại gia lớn trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi từ Anh, Đan Mạch, Singapore...

Tất nhiên, với những kẻ đến sau, việc được hưởng giá ưu đãi là khó khả thi, ít ra là tính tới thời điểm hiện tại. Dù vậy, đã có nhiều động thái từ phía doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ gợi ý nên tiếp tục áp dụng giá FIT cho năng lượng tái tạo. Câu trả lời khó có thể là không, đặc biệt với một nền kinh tế cởi mở và hòa nhập như Việt Nam.

Trong bối cảnh này, xuất hiện lời khuyên tưởng như rất chí tình từ một vị chuyên gia có cỡ trong lĩnh vực điện gió. Trong số những vấn đề được nêu ra trong cuộc phóng vẩn với một tờ báo của Việt Nam, hai vấn đề được vị này nêu ra là, công suất điện gió ngoài khơi theo dự thảo quy hoạch Điện VIII và cơ chế ưu đãi cho các dự án điện gió ngoài khơi.

Ở điểm đầu tiên, theo vị này, công suất điện gió ngoài khơi chỉ từ 2-3 GW là quá thấp so với tiềm năng. 10 GW vào năm 2030 là con số hợp lý hơn.

Ở điểm thứ hai, không nên đặt ra mục tiêu giá FIT trong một khoảng thời gian cụ thể mà nên căn vào công suất kỳ vọng. Áp dụng giá FIT theo công suất kỳ vọng, sau đó, kết hợp đấu giá là gợi ý được đưa ra.

Một lần nữa, hãy phân tích những lời khuyên trên từ góc độ kinh tế. Đương nhiên, việc nâng công suất là điều nhà đầu tư nào cũng mong muốn, và như vị chuyên gia phát biểu "việc đặt ra một mục tiêu tham vọng cũng sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, dễ dàng thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn vào nhiều dự án hơn".

Thế nhưng, công nghệ điện gió ngoài khơi vẫn đang là ưu thế có phần hơi độc quyền của những nhà đầu tư lớn trên thế giới.

Dù sự chuyển giao công nghệ có xảy ra, làm chủ những dự án điện gió ngoài khơi trị giá cả chục tỷ USD là điều nằm ngoài tầm với của doanh nghiệp Việt. Trên thực tế, hường thấy nhiều nhà đầu tư nước ngoài, hầu hết từ châu Âu rót vốn vào các dự án này tại Việt Nam. Nếu những lời khuyên trên được lắng nghe, đương nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ vỗ tay reo mừng.

Đối với doanh nghiệp Việt, có niềm vui nhỏ nhưng nỗi buồn sẽ lớn hơn. Quả thực, có một số doanh nghiệp trong nước đã được hợp tác ở các dự án điện gió ngoài khơi lớn đang triển khai.

Về lý thuyết, cơ hội học hỏi kinh nghiệm là khả thi, thế nhưng, sẽ mất nhiều năm nữa để doanh nghiệp Việt đứng chủ cả về vốn lẫn công nghệ. Hào phóng ưu đãi để khch thích xây dựng các dự án mới, đến thời điểm đó, miếng bánh ngon lành chắc chỉ còn lại một phần bé xíu.

Thành thực mà nói, những nghịch lý trong việc phát triển năng lượng sạch của Việt Nam vẫn đang tồn tại, thậm chí, nhức nhối. Trong số khoảng 18.000 MW chênh lệch giữa công suất lắp đặp và công suất phát điện thực tế, rất nhiều phần đang nằm ở các nhà máy năng lượng tái tạo. Nghĩa là, dù được hưởng giá FIT, trong giai đoạn này, có thể, nhiều nhà đầu tư năng lượng sạch vẫn chưa thể có lãi.

Bức tranh tương lai, có thể không xa, sẽ không ảm đạm như vậy. Sự điều chỉnh để các nhà máy điện sạch tham gia được vào lưới điện, phân phối các nguồn năng lượng được tạo ra theo các vùng địa lý và vùng kinh tế... nhất thiết sẽ được thực hiện. Xu hướng không thể đảo ngược, vả lại, chúng ta sẽ nhận được ngày càng nhiều hơn những lời tư vấn thoạt nghe rất hữu lý từ các chuyên gia, các tổ chức quốc tế nhiệt tâm với sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Tới thời điểm đó, một phần lớn trong thị trường năng lượng sạch có thể sẽ nằm trong tay các nhà đầu tư ngoại.

Không phải không có cách điều chỉnh lại viễn cảnh nói trên. Thay vì chấp nhận các làn sóng đầu tư ồ ạt, một tư duy mạch lạc hơn là khả thể với trí tuệ và năng lực của người Việt. Lựa chọn ưu tiên loại hình năng lượng nào, ở khu vực nào, cân đối với sức tiêu thụ điện năng và năng lực truyền tải là điều không khó. Và nếu làm được như vậy, miếng bánh dành cho doanh nghiệp nội sẽ còn lại nhiều hơn.

Mặt khác, bài toán tối ưu ở thời điểm hiện tại không chỉ căn vào tham số duy nhất là giá thành, bởi, đối với những khu vực đặc biệt như hải đảo, đầu tư năng lượng sạch sẽ mang lại những lợi ích phải được đo đếm theo hệ giá trị khác.

Quy hoạch điện được thực hiện dựa trên những cân đối nói trên, đảm bảo ưu tiên phát triển năng lượng sạch và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sạch đã được sản xuất nhưng đảm bảo được tính ổn định của lưới điện, hạn thế tối đa nhược điểm không ổn định của năng lượng tái tạo. Hãy biến năng lượng sạch thành giấc mơ trong tầm tay không chỉ của người dân Việt Nam mà còn của chính doanh nghiệp Việt.


Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
04/07/2025 Tin nóng

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến ​​có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...

Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
03/07/2025 Tin nóng

Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.

Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
03/07/2025 Tin nóng

Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...

Các đối tượng không chịu thuế VAT
Các đối tượng không chịu thuế VAT
02/07/2025 Tin nóng

Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...

Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
01/07/2025 Tin nóng

Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
01/07/2025 Tin nóng

Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
28/06/2025 Tin nóng

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...

Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
27/06/2025 Tin nóng

Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
26/06/2025 Tin nóng

Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...

Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
26/06/2025 Tin nóng

Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
23/06/2025 Tin nóng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
18/06/2025 Tin nóng

Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...

Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
17/06/2025 Tin nóng

Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...

Quốc hội 'chốt' giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
17/06/2025 Tin nóng

Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng 'sợ sai'
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
16/06/2025 Tin nóng

Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....

Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
15/06/2025 Tin nóng

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.

Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
13/06/2025 Tin nóng

Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...

Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
13/06/2025 Tin nóng

Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...

Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
13/06/2025 Tin nóng

Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance