Luật Các tổ chức tín dụng giúp khắc phục sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt
Theo NHNN, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước tăng cường công tác quản lý hoạt động, xử lý các TCTD yếu kém, hạn chế và khắc phục sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt tại TCTD phát sinh trong thời gian gần đây.
Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) do Ngân hàng Nhà nước xây dựng đang được Bộ Tư pháp thẩm định.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo báo cáo của các TCTD, lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.
Trước khi có Nghị quyết số 42, các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) và khách hàng tự trả nợ còn chưa cao. Kể từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực, xử lý nợ xấu thông qua hình thức khách hàng tự trả nợ; xử lý, bán, phát mại TSBĐ...tăng cao. Theo đó, lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, trong tổng số 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã được xử lý có 148 nghìn tỷ đồng là do khách hàng tự trả nợ (chiếm 38,93%), cao hơn so với mức 22,8% trung bình năm từ 2012-2017. Đồng thời, kết quả xử lý, bán, phát mại TSBĐ để thu hồi nợ của TCTD và VAMC đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 20,3%.
Tính trung bình nợ xấu đã xử lý đạt khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2,15 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (trung bình từ năm 2012 – 2017, hệ thống các TCTD xử lý được khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng).
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai các quy định của Nghị quyết số 42 vẫn còn những tồn tại, hạn chế.
Theo đó, về việc hỗ trợ thu giữ TSBĐ, trên thực tế, việc thu giữ TSBĐ để xử lý nợ xấu chỉ thành công khi khách hàng hợp tác, hoặc trong một số trường hợp nhất định như khách hàng đã bỏ trốn khỏi địa phương mà TSBĐ không có tranh chấp, TSBĐ là đất trống…, còn khi khách hàng không hợp tác bàn giao TSBĐ hoặc chống đối khi tiến hành thu giữ nhưng sự phối hợp của các cơ quan hữu quan tại địa phương trong một số trường hợp chưa kịp thời (như xác minh thông tin khách hàng, hỗ trợ thu giữ TSBĐ, xác nhận việc niêm yết thông báo), việc khó khăn trong việc gửi thông báo cho khách hàng, việc xác nhận thu giữ….cũng làm ảnh hưởng đến công tác xử lý thu hồi nợ xấu, dẫn đến việc thu giữ thường không đạt được kết quả.
![]() |
Về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ (Điều 12 Nghị quyết số 42), thời gian vừa qua, các TCTD liên tục phản ánh về việc trên thực tế triển khai, các cơ quan thuế nhiều địa phương vẫn yêu cầu bên nhận bảo đảm/bên nhận chuyển nhượng phải đóng thay tiền thuế thu nhập cho bên bảo đảm mới thực hiện các thủ tục liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận, sang tên cho người nhận chuyển nhượng, các cơ quan thi hành án sau khi thực hiện thủ tục xử lý TSBĐ vẫn tiến hành trích thu luôn tiền án phí, tiền thuế thu nhập cá nhân đối với các TSBĐ bán đấu giá thành công trước khi chuyển tiền về cho các TCTD, thậm chí nhiều TSBĐ sau khi xử lý vẫn không đủ trả nợ cho TCTD.
Như vậy, việc vẫn phải nộp các khoản thuế, án phí trước khi thực hiện nghĩa vụ ưu tiên thanh toán cho bên nhận bảo đảm là không phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 42, làm giảm số tiền thu hồi nợ của TCTD trong khi số tiền xử lý TSBĐ không đủ thu hồi nợ cho TCTD, dẫn đến không đảm bảo hiệu quả của việc xử lý nợ xấu.
Về việc hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự (Điều 14 Nghị quyết số 42), NHNN cho biết, hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật giải thích cụ thể về việc “ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án” theo quy định tại Điều 14 Nghị quyết số 42. Do đó, việc hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là TSBĐ của khoản nợ xấu phụ thuộc nhiều vào quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến các TCTD rất chậm nhận được TSBĐ để xử lý, thu hồi nợ đối với các khoản nợ xấu. Đồng thời, chưa có quy định về việc hoàn trả tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu bị tạm giữ.
Theo NHNN, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) bên cạnh việc duy trì, tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu của các TCTD sau khi Nghị quyết số 42 hết hiệu lực từ ngày 31/12/2023, qua đó còn kịp thời chỉnh sửa, hoàn thiện những quy định tại Luật Các TCTD hiện đã phát sinh bất cập.
Đặc biệt, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đặt mục tiêu góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước tăng cường công tác quản lý hoạt động, xử lý các TCTD yếu kém, hạn chế và khắc phục xử lý sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt tại TCTD phát sinh trong thời gian gần đây.
NHNN cũng nhận định, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để sửa đổi, bổ sung các quy định phòng ngừa rủi ro, tăng cường hơn nữa việc tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng; xây dựng công cụ để quản lý các tổ chức tín dụng, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ nhân sự quản lý, điều hành của TCTD; phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành tổ chức tín dụng; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng…
Việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng nhằm mục tiêu sửa đổi, bổ sung các công cụ để bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; có công cụ kiểm soát của Chính phủ; tăng cường các biện pháp thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời có tham gia của Thanh tra Chính phủ để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo, kịp thời phát hiện và có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm, bao gồm cả quản lý, phê duyệt nhân sự quản trị điều hành của TCTD;
Đồng thời, có quy định để kịp thời xử lý khi tổ chức tín dụng gặp rủi ro thanh khoản cũng như các biện pháp đặc biệt để xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Trong trường hợp cấp bách, đặc biệt thì tổ chức tín dụng được vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm; tuy nhiên, cần bảo đảm thu hồi tối đa khoản vay, hạn chế tối đa thiệt hại.
TIN LIÊN QUAN
-
Ngân hàng VIB dự kiến tăng vốn điều lệ trên 25.300 tỷ đồng
-
Một ngân hàng giảm mạnh lãi suất huy động từ ngày 16/3
-
Hàng nghìn tỷ đồng được các ngân hàng thu ngoài tín dụng từ đâu?
-
Bảo đảm tính công bằng khi định giá đất theo giá thị trường
-
Thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng
-
Luật Các tổ chức tín dụng: Cần gỡ khó việc thu giữ tài sản đảm bảo là BĐS
Tuần tới, giá vàng có thể tiếp tục đi lên
Theo các chuyên gia, giá vàng trong tuần tới có thể tiếp tục đi lên trong bối cảnh Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ quan điểm cứng rắn...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 26/3: Đồng USD tiếp tục giảm
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD vào cuối phiên giao dịch 24/3 giảm 15 đồng, xuống mức: 23.600 đồng.
Tin ngân hàng nổi bật tuần qua: Lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm sâu
Tuần qua, một số tin ngân hàng đáng chú ý như: Lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm sâu; NHNN yêu cầu đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa gạo;...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 25/3: Đồng USD trong nước giảm
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD vào cuối phiên giao dịch 24/3 giảm 15 đồng, xuống mức: 23.600 đồng.
Ngân hàng Kiên Long thông báo xử lý tài sản bảo đảm
Hiện Ngân hàng TMCP Kiên Long đang tiến hành các thủ tục đưa tài sản ra bán đấu giá để thu hồi nợ vay.
Giá vàng bất ngờ giảm sau nhiều phiên tăng mạnh
Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (25/3), giá vàng tại thị trường New York đã bất ngờ quay đầu giảm sâu sau nhiều phiên tăng...
Lãi suất ngân hàng đồng loạt giảm
Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần đã giảm tại hầu hết các kỳ hạn so với tuần trước.
Đề xuất giảm lãi suất dưới 10% cho cộng đồng doanh nghiệp
Trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ IV (2023 - 2028) Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ...
Tin ngân hàng ngày 24/3: Lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm xuống vùng 1%
Lienvietpostbank gia tăng tính năng bảo mật trong giao dịch trực tuyến; Ngân hàng Chính sách xã hội có thêm hai Ủy viên HĐQT mới;...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 24/3: Đồng USD trong nước tiếp tục mất điểm
Ngày 24/3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tiếp tục giảm 2 đồng, xuống mức 23.615 đồng.
Giá vàng hôm nay (24/3): Fed sẽ dừng tăng suất, lo ngại bất ổn, giá vàng tăng vọt
Phát biểu về việc không cam kết bảo hiểm đối với tất cả các khoản tiền gửi của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellenkhiến tâm lý rủi ro,...
Giá vàng tiếp tục tăng cao, tiến gần mốc 2.000 USD/ounce
Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/3), giá vàng tại thị trường New York tiếp tục tăng mạnh thêm tới hơn 23 USD/ounce, hướng tới mức gần 2.000 USD/ounce.
Lãi suất huy động 12 tháng ở ngân hàng nào đang cao nhất?
Khảo sát biểu lãi suất niêm yết trên website của 35 ngân hàng trong sáng ngày 23/3 cho thấy, chỉ còn duy nhất ABBank còn áp dụng mức lãi suất trên 9% cho kỳ hạn...
Nhiều ưu đãi hấp dẫn khi giao dịch thanh toán quốc tế tại SHB
Với mong muốn góp phần thúc đẩy phát triển thương mại toàn cầu cũng như nắm bắt được nhu cầu của các khách hàng thường xuyên sử dụng...
Tin ngân hàng ngày 23/3: Sacombank hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn kinh doanh
TNEX củng cố vị thế “Ngân hàng thuần số tốt nhất Việt Nam”; Ngân hàng số Digimi đồng hành cùng giải thể thao sinh viên Việt Nam 2023;Ngân hàng Bản Việt điều chỉnh...
'Mở triệu ước mơ' - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show...
FED tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 22/3 đã đưa ra quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (0,25 điểm phần trăm). Như vậy, Fed đã tăng lãi suất 9 lần...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 23/3: Đồng USD giảm trên thị trường thế giới
Đồng USD trượt giá vào phiên giao dịch vừa qua, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất cơ bản lên thêm 25 điểm đúng như dự đoán, đồng thời cũng...
Giá vàng hôm nay (23/3): Fed tăng lãi suất, tâm lý rủi ro lại khiến giá vàng phi mã, dự báo lên tới 2.500 USD/Ounce
Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư được thúc đẩy mạnh sau quyết định tăng lãi suất lần thứ 8 liên tiếp của Fed trong bối cảnh ngành ngân hàng Mỹ đang chao đảo...