Luật Các tổ chức tín dụng: Cần gỡ khó việc thu giữ tài sản đảm bảo là BĐS
Nhiều khó khăn vướng mắc trong vấn đề xử lý quyền nắm giữ BĐS khi người vay thế chấp cấn trừ nợ tại các ngân hàng cần được Luật Các tổ chức tín dụng tháo gỡ...
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (HHNH) hôm qua (8/3) đã tổ chức Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Hiện nay, NHNN đang khẩn trương thực hiện xây dựng dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đảm bảo chất lượng, tiến độ để trình Chính phủ trước ngày 10/3/2023, và dự kiến được Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây.
Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng cho biết, Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) đóng vai trò hết sức quan trọng cho hoạt động của hệ thống các TCTD.
Tọa đàm được tổ chức để tiếp tục lấy ý kiến góp ý của các Bộ, Ngành liên quan, các hội viên HHNH, giúp Cơ quan soạn thảo hoàn thiện thiện dự thảo Luật bảo đảm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thuận lợi cho các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả và nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Ông Tạ Quang Đôn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, Dự thảo Luật được xây dựng gồm 200 Điều theo kết cấu các Chương được kế thừa Luật Các TCTD hiện hành và có bổ sung 01 Chương về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu (Chương IX).
Nội dung dự thảo Luật kế thừa các quy định còn phù hợp tại Luật Các TCTD hiện hành và sửa đổi, bổ sung một số quy định trên nguyên tắc: Sửa đổi, bổ sung trên cơ sở triển khai các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 03/NQ-CP; sửa đổi, bổ sung một số nội dung lớn để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng; luật hóa quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Đại diện Ban Soạn thảo mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý để Ban soạn thảo tiếp thu vào dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi), bảo đảm phù hợp với chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng, gắn với triển khai Đề án Tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu và những vấn đề phát sinh trong thực tiễn hiện nay nhằm hướng tới mục tiêu quản trị, kiểm soát các TCTD tốt hơn, tránh rủi ro trong hoạt động có thể xảy ra.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi). Ý kiến của các đại biểu tập trung vào các quy định về tổ chức quản trị, điều hành của TCTD; quy định về hoạt động của TCTD; Quy định về hoạt động ngân hàng điện tử và các quy định bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD; Quy định về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu; quy định về cơ cấu lại các TCTD yếu kém; Quy định về hoạt động của công ty tài chính…
Theo quy định hiện hành, tổ chức tín dụng được quyền nắm giữ BĐS khi người vay thế chấp cấn trừ nợ, tuy nhiên trong vòng 3 năm phải bán đi, hoặc phải mua lại để làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc. Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy định trên đây có khó khăn, vướng mắc.
Thực tế, nhiều BĐS không dễ bán, nhất là những BĐS có giá trị lớn như toà chung cư. Ngân hàng nếu mua lại thì không có nhu cầu làm trụ sở kinh doanh, bán lại không tìm được người mua, hoặc có thể bị thấp hơn giá trị cấn trừ nợ. Chưa kể nhiều trường hợp sau đó phát sinh tranh chấp khiến việc xử lý BĐS không thực hiện được. Do vậy việc quy định tổ chức tín dụng chỉ nắm giữ BĐS để xử lý trong thời hạn 3 năm là chưa khả thi.
Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Ban Pháp chế BIDV cho biết, Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) vẫn giữ nguyên nội dung tại Điều 132 của Luật các TCTD hiện hành, tuy nhiên, nếu áp dụng thì quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc.
Nguyên nhân là do chưa làm rõ được khái niệm "nắm giữ BĐS" (là việc TCTD nhận bàn giao tài sản từ khách hàng/bên bảo đảm/bên thứ ba/cơ quan có thẩm quyền hay kể từ thời điểm TCTD ra quyết định xử lý).
Bên cạnh đó, theo bà Phương, theo tinh thần của điều Luật có thể được hiểu trong trường hợp này TCTD đã nắm giữ BĐS để xử lý thu hồi nợ nhưng chưa thực hiện chuyển quyền sở hữu sang tên cho ngân hàng.
“Thực tế cho thấy, kể từ thời điểm ngân hàng thu giữ, nhận bàn giao tài sản bảo đảm cho đến khi xử lý xong thường kéo dài. Chưa kể nhiều trường hợp sau đó phát sinh tranh chấp khiến việc xử lý BĐS không thực hiện được.” – bà Phương nêu rõ.
Giám đốc Ban Pháp chế BIDV cho rằng, việc quy định TCTD chỉ nắm giữ BĐS để xử lý trong thời hạn 3 năm là chưa khả thi. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, TCTD nắm giữ BĐS trong trường hợp này cũng khó thực hiện được việc kinh doanh BĐS do về pháp lý BĐS chưa được chuyển quyền sở hữu cho TCTD nên TCTD chưa có đầy đủ quyền sở hữu để kinh doanh, khai thác.
Ngoài ra, kể cả một số trường hợp thực hiện được việc khai thác, sử dụng tài sản trong thời gian chờ xử lý thì cũng là với mục đích chủ yếu là để thu hồi, tận thu nợ đối với khách hàng mà không phải là với mục đích kinh doanh BĐS.
Đại diện BIDV kiến nghị, để tạo điều kiện cho các TCTD sử dụng được nhiều nguồn lực, phương thức để xử lý nợ, thu hồi vốn, nhưng đồng thời vẫn bảo đảm quản lý Nhà nước trong việc hạn chế các TCTD thực hiện kinh doanh BĐS, đề xuất sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 132 Luật Các TCTD 2010 theo hướng quy định nắm giữ BĐS là việc TCTD nhận tài sản là BĐS để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng tại TCTD.
Trong thời hạn 5 năm hoặc một thời điểm cụ thể mà NHNN đánh giá là phù hợp, kể từ ngày TCTD nhận BĐS để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng; hoặc quyết định làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của TCTD, bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định quy định tại Điều 140 của Luật này.
Bên cạnh đó, cần có hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng đối với BĐS khi TCTD nhận tài sản là BĐS để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.
TIN LIÊN QUAN
-
Tài sản thế chấp tại ngân hàng VIB hơn 500.000 tỷ đồng, bất động sản chiếm 65%
-
Bất động sản thế chấp lớn, 'ông lớn' ngân hàng chật vật thanh lý
-
Tập đoàn Hòa Phát tích cực 'gom đất' lấn sâu vào bất động sản, doanh thu mảng này hiện ra sao?
-
Hai tháng đầu năm gần 1.900 doanh nghiệp bất động sản rút lui khỏi thị trường
-
Nhà trong ngõ trung tâm Hà Nội có giá ngang ngửa liền kề, biệt thự vùng ven
-
Tận dụng thời cơ để mở rộng xuất khẩu, khai thác các động lực tăng trưởng mới
Tin bất động sản ngày 22/3: Bốn dự án sắp triển khai tại quận Thanh Xuân, Hà Nội
Bình Định chấp thuận nhà đầu tư dự án NƠXH chung cư Phú Tài Lộc; Công bố doanh nghiệp thực hiện 5 khu đô thị tái định cư tại Tĩnh Gia;...
Quy định cụ thể áp mức thuế cao với người sử dụng nhiều nhà, đất
Tại báo cáo tổng kết lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, thuế sử dụng đất chưa...
HoREA đề nghị sửa tiêu đề Điều 64 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Theo HoREA, cần sửa đổi tiêu đề “Các hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư” của Điều 64 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) thành “Điều 64...
Khánh Hòa rà soát 109 dự án bất động sản tại TP Nha Trang
UBND TP Nha Trang có văn bản gửi Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Nha Trang, Phòng Tài nguyên và Môi trường, các ban quản lý dự án của tỉnh, chủ đầu tư dự án, UBND các xã, phường về việc rà soát danh mục các dự án trên địa bàn TP Nha Trang.
Tin bất động sản ngày 21/3: Hải Dương kiến nghị thu hồi hơn 200 ha đất
Hơn 40 dự án đổ về Bắc bán đảo Cam Ranh, vốn đăng ký gần 30.000 tỷ đồng; Duyệt Quy hoạch vùng huyện Bắc Tân Uyên với 40.000ha; Công an Đồng Nai điều tra dự...
Đại đô thị biển Vinhomes hấp dẫn khách hàng nhờ tiến độ thi công ấn tượng
“Siêu quần thể đô thị biển” Vinhomes Ocean Park 1, 2, 3 đang được khách hàng đặc biệt quan tâm với tiến độ thi công – bàn giao thần tốc cùng chuẩn mực sống...
Cải tạo chung cư cũ: Chưa tìm được “điểm cân bằng về lợi ích” giữa người dân và chủ đầu tư
Theo ông Lê Hoàng Châu, không phải do quy định “sở hữu nhà chung cư không xác định thời hạn” là nguyên nhân dẫn đến “vướng mắc”,...
Loạt doanh nghiệp bất động sản chào bán thành công gần 12.000 tỷ đồng trái phiếu
Khi nghị định 08 được ban hành, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã bắt đầu trở lại cuộc đua huy động vốn bằng phát hành trái phiếu sau nhiều tháng 'ám binh bất động'.
Nhiều thay đổi về tính thuế khi chuyển nhượng bất động sản
Vừa qua, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 13/2023/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 49/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định ...
TP HCM: Yêu cầu gỡ vướng hoặc thu hồi loạt dự án chậm tiến độ
Mới đây, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi giao các sở, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức và các huyện trả lời kết quả giải quyết cụ thể, tiến độ các dự án cử tri kiến nghị, phản ánh. Trong đó, nhiều dự án chậm tiến độ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân như Khu đô thị Sing - Việt, dự án khu E ở Khu Nam Nam Sài Gòn, dự án quy hoạch làng đại học Hưng Long…
Công ty TNHH Kim Long liên tiếp vi phạm các quy định về đất đai, xây dựng
Trong năm 2021, UBND tỉnh nhiều lần có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vi phạm trên khu đất có nguồn gốc đã giao cho Công ty TNHH Kim Long tại 3 xã, phường là Định Trung, Liên Bảo và Khai Quang (thành phố Vĩnh Yên).
CapitaLand có thể chi 1,5 tỷ USD mua lại bất động sản từ Vinhomes
Theo hai nguồn tin giấu tên chia sẻ với Reuters, tập đoàn bất động sản khổng lồ của Singapore là CapitaLand Group đang đàm phán để mua khối bất động sản của Vinhomes trị giá khoảng 1,5 tỷ USD.
Tin bất động sản ngày 20/3: 40 doanh nghiệp khảo sát các khu công nghiệp tại Bình Phước
Hà Nội yêu cầu sớm hoàn thành, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai; Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu cảng cạn VSICO hơn 236,6 tỷ đồng;Hải Dương xin thu hồi...
Thủ tướng đốc thúc việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Công điện của Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nghiêm túc thực hiện...
Lâm Đồng siết chặt hoạt động phân lô, tách thửa
Vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Công văn số 1952/UBND-ĐC1 về việc xử lý các vướng mắc, khó khăn liên quan đến việc phân lô, tách thửa...
Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức bị cưỡng chế gần 91 tỷ đồng tiền thuế
Mới đây, Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) công bố thông tin bất thường về việc bị Cục Thuế TP HCM cưỡng chế với số tiền gần 91 tỷ đồng.
Đa số ý kiến không tán thành quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn
Tại Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Chính phủ đề xuất bổ sung mới quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn...
Đề nghị công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
HoREA đề nghị công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại đối với nhà đầu tư “có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở”...
Nhà đầu tư tiếp tục đặt niềm tin vào bất động sản công nghiệp và logistics
Bất chấp nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và lạm phát tại nhiều nền kinh tế, các nhà đầu tư bất động sản vẫn cam kết đầu tư vào các dự án...