Tập đoàn Hòa Phát tích cực 'gom đất' lấn sâu vào bất động sản, doanh thu mảng này hiện ra sao?
Tập đoàn Hoà Phát tính đến năm 2023 đã tròn 22 năm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Hiện tại, 'ông vua ngành thép' này vẫn đang tích cực gom đất trở thành nhà đầu tư của nhiều dự án lớn.
Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục đẩy mạnh vào mảng bất động sản
Được mệnh danh là "ông vua ngành thép" nhưng Tập đoàn Hoà Phát (mã: HPG) cũng tham gia đầu tư vào lĩnh vực bất động sản từ khá sớm, đầu tư phát triển nhiều dự án nhà ở đô thị và nắm trong tay quỹ đất khủng tại các khu công nghiệp.
Theo báo cáo thường niên năm 2021, về bất động sản khu công nghiệp (KCN), Tập đoàn Hoà Phát sở hữu và vận hành 3 KCN, bao gồm: KCN Phố Nối A - 688 ha (Hưng Yên), KCN Hòa Mạc - 131ha (Hà Nam), KCN Yên Mỹ II - 313 ha (Hưng Yên). Tổng quỹ đất KCN mà Hòa Phát đã được phê duyệt quy hoạch là 1.133 ha. Tỷ lệ lấp đầy của các KCN đều xấp xỉ 100% diện tích đã đầu tư hạ tầng, đem lại nguồn thu ổn định, bền vững cho Hòa Phát.
Trong lĩnh vực bất động sản nhà ở và khu đô thị, Hòa Phát được biết đến là chủ đầu tư của loạt dự án: Khu phức hợp Mandarin Garden, Tòa nhà Hòa Phát – Giải Phóng, Tổ hợp 493 Trương Định tại Hà Nội (Mandarin Garden 2); và Khu đô thị phía bắc Quốc lộ 5 tại tỉnh Hưng Yên.
Có thể thấy, Tập đoàn Hòa Phát đang nắm trong tay quỹ đất khá lớn, đặc biệt là quỹ đất tại các khu công nghiệp lên đến hàng nghìn ha. Tuy nhiên, ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cho biết, bất động sản khu công nghiệp không phải là trọng tâm đầu tư, mà là bất động sản nhà ở.

Tính đến năm 2023, Tập đoàn Hoà Phát đã tròn 22 năm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên dấu ấn chủ yếu đến từ bất động sản khu công nghiệp. Sau một quãng thời gian không quá "thiết tha" với mảng bất động sản, đến đầu năm 2022 Tập đoàn Hoà Phát bất ngờ đánh động việc trở lại thị trường này bằng việc góp thêm 3.300 tỷ đồng vào công ty con là CTCP Phát triển Bất động sản Hòa Phát (BĐS Hòa Phát). Sau khi hoàn thành, vốn điều lệ của BĐS Hòa Phát tăng từ 2.700 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của HPG là 5.998 tỷ đồng, tương ứng với tỉ lệ sở hữu 99,967% vốn điều lệ.
Theo báo cáo thường niên năm 2021, BĐS Hòa Phát có 2 công ty con là CTCP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát chuyên xây dựng dân dụng; xây dựng công nghiệp, kinh doanh bất động sản thuộc quyền sở hữu hoặc đi thuê, cho thuê nhà, văn phòng; đầu tư và xây đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. Còn CTCP Phát triển Bất động sản Hòa Phát Sài Gòn chuyên kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Theo tìm hiểu, vào cuối năm 2020, HPG bắt đầu hoạt động theo mô hình mới với 4 nhóm ngành kinh doanh chính là gang thép, các sản phẩm thép, nông nghiệp và bất động sản. Theo đó, tập đoàn này đã thành lập BĐS Hòa Phát với vốn điều lệ ban đầu 2.000 tỷ đồng, nhằm quản lý các hoạt động đầu tư, xây dựng và phát triển bất động sản.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, ông Trần Đình Long khẳng định với các cổ đông rằng: “Không ai có thể làm thép mãi được. Hoà Phát cũng như mọi tập đoàn khác sớm muộn phải đa ngành và một trong những hướng đó là bất động sản”.
Bên cạnh đó, HPG còn có một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản khác là CTCP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hoà Phát (Đô thị Hòa Phát) chính thức hoạt động từ ngày 28/9/2002 với ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; xây dựng nhà các loại, kinh doanh bất động sản. Công ty này chủ yếu đầu tư và quản lý các khu công nghiệp như Phố Nối A, Yên Mỹ II,…
Đô thị Hòa Phát cũng sở hữu một số thành viên trong lĩnh vực bất động sản như: Công ty TNHH Phát triển Hạ tầng Khu Công nghiệp Hòa Phát Hưng Yên, Công ty TNHH Quản lý Khai thác Khu Công nghiệp Hòa Mạc, Công ty TNHH MTV Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát Hưng Yên, CTCP Golden Gain Việt Nam, CTCP Xây dựng Long Việt.

Hiện nay, ‘hệ sinh thái’ của Tập đoàn Hòa Phát đang ‘tăng tốc’ săn đất tỉnh. Mới đây nhất, liên danh Tổng CTCP Đầu tư Hợp Nghĩa – Đô thị Hòa Phát là doanh nghiệp duy nhất "rộng cửa" trúng Dự án khu dân cư nông thôn sinh thái Cao Xá (tỉnh Phú Thọ) có diện tích lên đến 120 ha. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.622 tỷ đồng trong đó chi phí thực hiện khoảng 5.284 tỷ; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khoảng 338 tỷ đồng.
Trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cũng công bố nhà đầu tư duy nhất đạt yêu cầu sơ bộ về đánh giá năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho người thu nhập thấp Khu công nghiệp Yên Mỹ II là CTCP Phát triển Đô thị Hòa Phát Yên Mỹ.
Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án hơn 4.830 tỷ đồng; quy mô sử dụng đất khoảng 309.978 m2; các sản phẩm dịch vụ cung cấp gồm nhà ở thương mại liền kề 250 căn; căn hộ, nhà ở xã hội 9.000 căn và các công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu của khu dân cư.
Được biết, CTCP Phát triển Đô thị Hòa Phát Yên Mỹ thành lập vào ngày 9/5/2022 với vốn điều lệ 750 tỷ đồng trong đó Tập đoàn Hòa Phát sở hữu gián tiếp 99,9% vốn.
Trước đó, Tập đoàn này cũng đã đề xuất đầu tư dự án khu đô thị thương mại - dịch vụ cao cấp tại quận Bình Thủy với quy mô khoảng 452ha.
Cũng tại đây, tập đoàn này đã được chấp thuận tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đề xuất 2 dự án là khu đô thị thương mại - dịch vụ quy mô 88,2ha (gồm khu nhà ở 58,2ha và trung tâm hội chợ triển lãm 30ha) tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng. Dự án thứ hai là khu đô thị thương mại - dịch vụ quy mô 6,24ha tại đường Lê Lợi và đường Trần Văn Khéo thuộc phường Cái Khế, quận Ninh Kiều.
Có thể thấy, Hòa Phát lựa chọn ngược xu hướng thị trường khi đi tỉnh ‘tìm đất’ tại Cần Thơ, Khánh Hòa, Hưng Yên, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Hải Dương, Huế, Phú Yên.
Doanh thu mảng bất động sản tại Tập đoàn Hòa Phát?
Trong báo cáo thường niên năm 2021, Tập đoàn Hoà Phát cho biết, doanh thu từ mảng bất động sản khu công nghiệp đạt gần 980 tỷ đồng, tăng 83% so với năm 2020 và là nguồn thu chính của Tổng Công ty BĐS Hòa Phát.
Cũng trong báo cáo thường niên năm 2021, tổng doanh thu cho thuê lại đất thuê tại Tập đoàn Hòa Phát đạt gần 829 tỷ đồng, tăng 101% so với năm 2020; doanh thu từ cho thuê bất động sản đầu tư tăng nhẹ 10% lên gần 69 tỷ đồng còn doanh thu bán bất động sản giảm mạnh 88% chỉ còn hơn 10 tỷ đồng.
Năm 2022, Hòa Phát dự kiến đạt trên 1.600 tỷ đồng doanh thu từ lĩnh vực bất động sản, trong đó riêng cho thuê hạ tầng KCN là 1.500 tỷ. Các khu công nghiệp liên tục được mở rộng, riêng KCN Phố Nối A dự kiến đạt 900 ha. Hòa Phát cũng đang tích cực triển khai thủ tục đầu tư các dự án KCN, khu đô thị mới tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, hướng tới mục tiêu đưa bất động sản thành một trong những ngành chủ lực của Tập đoàn.
Hiện tại doanh nghiệp vẫn chưa công bố báo cáo thường niên năm 2022.

Trên thực tế, trong bối cảnh tín dụng ngân hàng bị “khóa van”, phát hành trái phiếu gặp khó, thị trường chứng khoán bấp bênh cùng với áp lực trả nợ lớn dần khiến tham vọng bất động sản tại Hòa Phát ít nhiều sẽ gặp khó khăn.
Trong năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) ghi nhận doanh thu thuần 141.409 tỷ đồng và lãi sau thuế 8.444 tỷ, đều không đạt mục tiêu mà đại hội cổ đông đã thông qua là doanh thu 160.000 tỷ và lợi nhuận 25.000 – 30.000 tỷ.
Hòa Phát cũng tập trung trả bớt nợ, đặc biệt là các khoản phải trả người bán. Tổng nợ phải trả tại ngày 31/12 là 74.223 tỷ đồng, giảm hơn 13.200 tỷ so với đầu năm. Do đó, tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản của Hòa Phát tại ngày 31/12/2022 là 44%, mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Trong bối cảnh cung vượt quá cầu, Tập đoàn Hòa phát đã phải ra quyết định khó khăn là tạm thời đóng cửa bớt 5/7 lò cao luyện thép. Mỗi lần khởi động lại một lò cao mất 5 – 7 ngày và tiêu tốn khoảng 30 - 40 tỷ đồng nên doanh nghiệp sản xuất thép coi đóng lò cao là biện pháp cuối cùng khi không còn khả năng tích trữ tồn kho thành phẩm hoặc cần phải bảo dưỡng, nâng cấp lò.
Chuyên gia phân tích của Chứng khoán SSI lo ngại việc hoạt động dưới công suất tối đa có thể ảnh hưởng tới biên lợi nhuận của Hòa Phát trong năm 2023.
Năm 2023 này, Hòa Phát lên kế hoạch kinh doanh bao gồm doanh thu hợp nhất 150.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế toàn tập đoàn đạt 8.000 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ biên lãi thuần 5,33%. Rõ ràng doanh nghiệp này khá thận trọng lên kế hoạch kinh doanh trong bối cảnh kinh tế năm 2023 được dự báo rất khó khăn.
TIN LIÊN QUAN
-
VNDirect: Hòa Phát có thể lỗ tiếp quý 1/2023
-
"Vua thép" Trần Đình Long: Cà phê "bốc phét" mỗi trưa, không đi tiếp khách, chỉ ưa cơm nhà
-
Năm 2023, chuỗi cầm đồ F88 có hơn 1.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn
-
Đâu là lý do khiến ngân hàng dè dặt với mục tiêu kinh doanh năm 2023?
-
Các ngân hàng đã "bơm" bao nhiêu tiền ra nền kinh tế từ đầu năm đến nay?
-
Ngân hàng TPBank bội thu từ bán chéo bảo hiểm
-
Trái chiều mục tiêu kinh doanh năm 2023: Nhóm ngành bán lẻ và xây dựng tự tin, nhóm ngành thép và địa ốc dè dặt
-
Tập đoàn Bamboo Capital muốn bán bớt cổ phần công ty con, huỷ rót vốn vào Bảo hiểm AAA
BIM Land đạt doanh thu 6.600 tỷ đồng, ra mắt loạt dự án nghỉ dưỡng mới
Khép lại năm 2024 với doanh thu vượt 6.600 tỷ đồng, BIM Land bước vào năm 2025 với loạt kế hoạch ra hàng mới tại các địa bàn chiến lược như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh...
THACO tung 103.000 tỷ đồng "tái định vị" Chu Lai, Quảng Nam bật đèn xanh dự án Luồng Cửa Lở
Công ty thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn THACO vừa được UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận đầu tư dự án luồng Cửa Lở với vốn đầu tư 7.200 tỷ đồng.
Vingroup (VIC) phát hành 7.000 tỷ trái phiếu riêng lẻ trước thềm ĐHĐCĐ, tham vọng tăng trưởng gần 60% trong năm 2025
Trước thềm đại hội cổ đông, Vingroup vừa công bố kế hoạch huy động 7.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ để tái cơ cấu nợ và củng cố năng lực tài chính.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam...
Bầu Đức bất ngờ tuyên bố Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) hoàn toàn "miễn nhiễm" giữa "cơn bão" thuế quan Mỹ
Bầu Đức khẳng định chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu chính của Hoàng Anh Gia Lai.
Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam linh hoạt ứng phó với chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ
Ngày 2/4/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế 46% với hàng nhập khẩu từ Việt Nam như một phần trong đợt áp thuế toàn cầu mới, có hiệu lực từ ngày...
PVcomBank và Bệnh viện An Bình ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
Ngày 08/4/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Bệnh viện An Bình đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Sự kiện đánh dấu...
Thuế đối ứng: Nguy hay cơ? Doanh nghiệp Việt nên ứng phó như thế nào?
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu ngày càng gia tăng, các kịch bản về thuế quan mới từ phía Hoa Kỳ đã và đang trở thành mối quan tâm lớn của cộng...
Manulife Việt Nam báo lãi năm 2024 nhờ đầu tư tài chính và quản lý chi phí, chất lượng kinh doanh hiệu quả
Manulife Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024, với các chỉ số ấn tượng từ hoạt động đầu tư tài chính.
Cần chuẩn bị gì trước làn sóng layoff?
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, từ lạm phát gia tăng đến nhu cầu tiêu dùng suy giảm, cụm từ “layoff” – sa thải nhân sự...
Siêu dự án 1.000ha của Novaland có động thái mới: Đã có cư dân đầu tiên tại phân khu Habana Island
Liệu đây có thể trở thành cột mốc quan trọng trong hành trình phục hồi của “ông lớn” bất động sản phía Nam sau giai đoạn tái cấu trúc nhiều sóng gió.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề xuất gì khi Mỹ áp thuế 46%?
Trước việc Mỹ áp mức thuế nhập khẩu 46% lên hàng dệt may Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm, đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã đưa ra một loạt các đề xuất...
Áp thuế mới từ Mỹ, cổ phiếu dệt may rơi tự do: May sông Hồng, Đầu tư và Thương mại TNG báo lãi "bứt phá"...
Ngay sau tuyên bố từ Mỹ về chính sách thuế mới, nhóm cổ phiếu dệt may chịu ảnh hưởng nặng nề. Dù vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận tăng...
Hà Nội đặt mục tiêu có 10.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025
Hà Nội xác định phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số là một hướng đi để hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế số.
Đối tác chuyên cung cấp ắc quy cho VinFast, Honda, Thaco: Xây nhà máy nghìn tỷ, tham vọng ‘bỏ túi’ 11 tỷ/ngày
Công ty Cổ phần Pin Ắc Quy Miền Nam (Pinaco – mã chứng khoán: PAC) nhà sản xuất ắc quy lâu đời với hai thương hiệu nổi bật là Ắc quy Đồng Nai...
Cổ phiếu Nam Kim lao dốc sau thuế mới từ Mỹ: Doanh thu xuất khẩu của ông lớn ngành thép tăng mạnh trong năm qua
Nam Kim vừa khép lại năm 2024 với mức lợi nhuận sau thuế tăng gần 286%, doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng áp đảo. Thế nhưng, sau tuyên bố thuế mới từ Mỹ đã...
Hốt bạc từ "mỏ vàng" AI, "kỳ lân" công nghệ VNG bùng nổ doanh thu
Công ty Cổ phần VNG (mã chứng khoán: VNZ) - được mệnh danh là "kỳ lân" công nghệ của Việt Nam vừa công bố kết quả tài chính kiểm toán cho năm tài chính 2024...
Doanh nghiệp Việt Nam ứng phó ra sao với thuế quan mới nhất của Mỹ?
Doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với thách thức lớn do có thể bị Mỹ áp mức thuế mới lên tới 46%. Tiến sĩ Scott McDonald - Giảng viên ngành Quản lý chuỗi cung ứng...
Cổ phiếu ngành gỗ đồng loạt giảm kịch sàn sau tin ông Trump công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam
Cổ phiếu ngành gỗ Việt Nam rơi tự do sau tuyên bố thuế sốc từ ông Trump. Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ có thể đang bước vào giai đoạn thử lửa khốc liệt nhất...
Xem nhiều




