Một penny ngành sợi miệt mài tăng gấp 5 lần kể từ đầu năm bất chấp thua lỗ 11 quý liên tiếp, quá khứ "tai tiếng" giảm sàn 30 phiên
Trong quá khứ, nhà đầu tư cổ phiếu FTM đã từng "đau đớn" khi thị giá sau khi tăng tốt đã đột ngột đổ đèo, nằm sàn 30 phiên liên tục từ đỉnh 25.200 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn hơn 3.000 đồng/cổ phiếu rồi tiếp tục đi ngang và điều chỉnh về vùng giá "1k" tại đầu năm 2021.

Chốt phiên 17/12, thị giá cổ phiếu FTM của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân tăng mạnh 4,7% lên mức 7.140 đồng/cổ phiếu.
So với mức giá vỏn vẹn 1.420 đồng/cổ phiếu hồi đầu năm 2021, thị giá FTM trong gần 1 năm đã tăng gấp hơn 5 lần kèm theo đó là thanh khoản cũng tăng mạnh từ mức vài trăm nghìn lên cả triệu đơn vị được khớp lệnh mỗi phiên.

Doanh nghiệp lỗ 11 quý liên tiếp, cổ phiếu thuộc diện kiểm soát của HoSE
Thông tin duy nhất liên quan đến ngành xơ sợi có khả năng tác động đến giá FTM chính là việc Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2302/QĐ-BCT ngày 13/10/2021 về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia.
Hàng rào thuế được dựng lên với mức từ 3,36% - 54,9% được xem là động lực, được giới đầu tư tài chính đánh giá rằng là "liều thuốc" rất cần để cổ phiếu ngành sợi hồi sinh.
Tuy nhiên, nếu nhìn về nội tại doanh nghiệp, kết quả kinh doanh thua lỗ triền miên đã đưa lỗ lũy kế của FTM lên đến hàng trăm tỷ đồng. Quý 3 vừa qua là quý thứ 11 liên tiếp FTM báo lỗ với mức lỗ 37 tỷ đồng.

Theo đó, mặc dù doanh thu quý 3 tăng gấp 18 lần lên hơn 88 tỷ đồng, đồng thời giá vốn tăng chậm hơn mức tăng doanh thu nên FTM báo lãi gộp gần 10 tỷ đồng trong khi quý 3/2020 lỗ gộp hơn 1,4 tỷ đồng. Ban lãnh đạo FTM cho biết, trong quý 3 sản xuất kinh doanh đã hồi phục, nhà máy vận hành ổn định, phục hồi được 50% sản lượng nhà máy số 2 và số 5.
Tuy nhiên, áp lực chi phí lãi vay gần 25 tỷ đã bào mòn hoàn toàn phần lãi từ hoạt động kinh doanh, cộng thêm các khoản chi khác, doanh nghiệp vẫn lỗ sau thuế gần 37,5 tỷ đồng, tích cực hơn đôi chút so với khoản lỗ 49 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2020. Trong nhóm dệt may-sợi, FTM đứng "top" các khoản lỗ lớn nhất của ngành.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu FTM tăng trưởng mạnh 246% lên hơn 154 tỷ đồng; song gánh nặng nợ vay khiến lỗ lũy kế sau 3 quý xấp xỉ 131,5 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 30/9, lỗ lũy kế của FTM ghi nhận xấp xỉ 328 tỷ đồng. Hồi tháng 8/2021, SGDCK TP.HCM (HoSE) thông báo tiếp tục duy trì diện kiểm soát đối với cổ phiếu FTM khi BCTC ghi nhận lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2021 của FTM là lỗ hơn 94 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 30/6/2021 là âm gần 290,5 tỷ đồng. Như vậy, việc tiếp tục báo lỗ "đậm" trong quý 3 khả năng cao khiến cổ phiếu tiếp tục ở diện kiểm soát của HoSE.

Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
Trước đó, tại báo cáo soát xét 6 tháng đầu năm 2021 của FTM, kiểm toán đã đưa ra kết luận ngoại trừ đối với khoản lỗ hơn 94 tỷ đồng, các khoản vay ngân hàng quá hạn thanh toán số tiền gần 464 tỷ đồng và lãi vay ngân hàng quá hạn thanh toán chưa được gia hạn nợ số tiền gần 233 tỷ đồng.
Kiểm toán cho rằng khả năng hoạt động liên tục của Công ty phụ thuộc vào việc gia hạn các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp, đồng thời còn phụ thuộc vào việc cơ cấu lại các khoản đầu tư của Công ty.
Vì vậy, các điều kiện này cho thấy các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.
Hiện tại, tính đến 30/9/2021, các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn vẫn có giá trị tổng cộng hơn 962 tỷ đồng, chiếm đến 62% tổng tài sản, giá trị vẫn xấp xỉ mức đầu năm. Cụ thể, FTM có hơn 823 tỷ đồng nợ vay tài chính ngắn hạn và dài hạn, chiếm hơn 60% tổng nợ phải trả; trong đó, phần lớn là vay ngân hàng.


Chuỗi giảm kinh hoàng 30 phiên "nằm sàn" trong quá khứ
Trong quá khứ, nhà đầu tư cổ phiếu FTM đã từng "đau đớn" khi thị giá giảm sàn 30 phiên liên tục. Đầu năm 2017, FTM chào sàn với thị giá giao dịch loanh quanh vùng 15.000 đồng/cổ phiếu. Nửa đầu năm 2019, FTM giữ vững nhịp tăng tốt lên mức đỉnh 25.200 đồng/cổ phiếu trong tháng 6, tuy nhiên ngay sau đó đã gây xôn xao thị trường với hàng chục phiên phiên giảm hết biên độ liên tục kể từ ngày 15/8 đến 26/9/2019.
Kết quả, giá cổ phiếu FTM đã gần như đổ đèo thẳng đứng xuống còn hơn 3.000 đồng/cổ phiếu rồi tiếp tục đi ngang và điều chỉnh về vùng giá "1k" như đầu năm 2021.

Vào thời điểm 2019, một số công ty chứng khoán cho biết có dư nợ margin cao bất thường tại FTM. Theo các công ty chứng khoán, một số cá nhân mở tài khoản và vay margin đều thừa nhận đứng tên hộ cho ông Lê Mạnh Thường - nguyên Chủ tịch HĐQT FTM.
Cho đến đầu tháng 9 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã vừa ban hành quyết định xử phạt 1,2 tỷ đồng đối với ông Lê Mạnh Thường và bà Phạm Thị Phương do hành vi thao túng cổ phiếu FTM. Hai cá nhân này đã sử dụng 50 tài khoản để giao dịch nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu FTM.
TIN LIÊN QUAN
Nhận định phiên giao dịch ngày 21/5: Hưng phấn lan tỏa, nhưng cần thận trọng khi VN Index tiến sát kháng cự 1.320–1.325 điểm
Với lực cầu nội đang đóng vai trò chủ đạo, VN Index có thể tiếp tục thử thách vùng kháng cự 1.320–1.325 điểm trong phiên 21/5. Tuy nhiên, trong bối cảnh tâm lý...
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 20/5: Tín hiệu kỹ thuật cảnh báo điều chỉnh
Thị trường chứng khoán ngày 19/5 giảm nhẹ, tuy nhiên thị trường cũng đang phát đi nhiều tín hiệu cho thấy nhịp điều chỉnh kỹ thuật có thể tiếp tục diễn ra...
Chứng khoán tuần mới (từ 19 đến 23/5): Thận trọng trước sóng gió vĩ mô
Thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại tuần giao dịch từ ngày 13 đến 17/5/2025 với diễn biến tích cực, khi chỉ số VN-Index tăng mạnh 34,09 điểm, tương đương 2,69%, lên mức 1.301,39...
Nhận định phiên giao dịch ngày 19/5: VN Index có thể tiếp tục điều chỉnh kiểm định vùng hỗ trợ
Sau phiên giảm điểm rõ rệt cuối tuần trước, thị trường được dự báo sẽ bước vào giai đoạn điều chỉnh kỹ thuật trong những phiên đầu tuần tới....
Nhận định phiên giao dịch ngày 16/5: Thận trọng khi thị trường tiệm cận vùng đỉnh ngắn hạn
Thị trường ngày 16/5 nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng nhưng kèm theo rung lắc hoặc điều chỉnh kỹ thuật, nhất là khi lực bán đang dần gia tăng....
Nhận định phiên giao dịch ngày 15/5: Thị trường duy trì đà tăng, nhưng cẩn trọng nhịp điều chỉnh kỹ thuật sắp tới
Thị trường có thể rung lắc trong phiên 15/5 khi chỉ số tiệm cận vùng cản kỹ thuật, nhưng xu hướng tăng trung hạn vẫn đang được duy trì nhờ nền tảng dòng tiền...
Nhận định phiên giao dịch ngày 14/5: Tín hiệu kỹ thuật củng cố xu hướng tăng, nhưng cần thận trọng
Dù xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn đang tích cực, nhà đầu tư nên giữ tâm lý tỉnh táo, cân bằng danh mục và chuẩn bị sẵn sàng trước các biến động...
Nhận định phiên giao dịch ngày 13/5: Xu hướng tăng hình thành, nhưng thận trọng với nhịp điều chỉnh ngắn hạn
Sau phiên tăng gần 16 điểm đầu tuần, VN Index đã chính thức vượt ngưỡng kháng cự quan trọng tại 1.280 điểm, đóng cửa tại 1.283,26 điểm (+1,26%)...
Chứng khoán tuần mới (từ 12 đến 16/5): Chốt lời hay nắm giữ?
Tuần giao dịch từ ngày 5 đến 9 tháng 5 năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận một đợt phục hồi mạnh mẽ, với chỉ số VN-Index tăng 41 điểm (+3,3%),...
Nhận định phiên giao dịch ngày 12/5: VN Index có thể kiểm định vùng hỗ trợ 1.255-1.260 điểm
Sau nhịp điều chỉnh nhẹ trong phiên 9/5, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục rung lắc trong phiên đầu tuần ngày 12/5. Dù xu hướng tăng chưa bị phá vỡ, VN Index có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.255–1.260 điểm trước khi phục hồi.
Nhận định phiên giao dịch ngày 9/5: VN Index có thể tiếp đà tăng
Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì sắc xanh nhờ tâm lý tích cực và dòng tiền lan tỏa. Tuy nhiên, việc giao dịch cẩn trọng, có chiến lược cụ thể...
Nhận định phiên giao dịch ngày 8/5: Kỳ vọng đà tăng tiếp diễn nhưng thận trọng trước thông tin đàm phán thuế quan
Sau ba phiên tăng liên tiếp, thị trường bước vào vùng kháng cự mạnh 1.260–1.270 điểm. Tuy nhiên, phiên ngày 8/5 có thể xuất hiện rung lắc ngắn hạn khi thị trường chờ đợi kết...
Nhận định phiên giao dịch ngày 7/5: Có thể tiếp tục điều chỉnh kỹ thuật quanh vùng 1.240 điểm
Sau phiên điều chỉnh kỹ thuật vào cuối phiên 06/05 do áp lực chốt lời tại vùng 1.250 điểm, thị trường được dự báo sẽ tiếp tục vận động giằng co tích lũy...
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 6/5: Thị trường kỳ vọng tiếp đà tăng
Phiên giao dịch ngày 06/05 được kỳ vọng sẽ tiếp tục tích cực, với mục tiêu kiểm định mốc 1.250 điểm. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần thận trọng với áp lực chốt lời...
Sàn HOSE chuyển mình mạnh mẽ: Hệ thống công nghệ mới đã "bật đèn xanh"
Công tác chuyển đổi sang hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán đã hoàn tất, các thành viên thị trường cũng đã hoàn thành kiểm thử. Kết quả cho thấy,...
Nhận định phiên giao dịch ngày 5/5: Kỳ vọng khởi sắc với thông tin hỗ trợ và dòng tiền trở lại
Sau kỳ nghỉ lễ dài, thị trường được kỳ vọng sẽ có phiên giao dịch khởi sắc trong ngày 5/5, nhờ sự trở lại của dòng tiền và nhiều thông tin tích cực hỗ trợ...
Chứng khoán Alpha bị phạt hơn 1 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
Ngày 26/4/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 143/QĐ-XPHC, xử phạt công ty cổ phần Chứng khoán Alpha với tổng số tiền lên tới 1.027.500.000 đồng do vi phạm hàng loạt quy định trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/4: Thị trường có thể tiếp tục giằng co trong vùng 1.215–1.220 điểm
Sau phiên điều chỉnh nhẹ ngày 28/4, thị trường chứng khoán được dự báo sẽ tiếp tục dao động trong vùng 1.215–1.220 điểm trong phiên cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài....
Chứng khoán tuần mới (từ 28 đến 29/4): Thận trọng trước kỳ nghỉ dài
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua ghi nhận đà hồi phục nhẹ, VN-Index tăng chậm và vận động trong biên độ hẹp. Dòng tiền dè dặt khi nhà đầu tư thận trọng trước kỳ nghỉ lễ và các thông tin vĩ mô quốc tế.
Xem nhiều




