Một thương hiệu bán lẻ thiết bị di động và sản phẩm công nghệ nợ phải trả cao gấp 9 lần vốn chủ sở hữu
Mới đây, Công ty cổ phần Xây dựng và đầu tư thương mại Hoàng Hà (Hoàng Hà Mobile) công bố báo cáo tài chính với doanh thu gần 4.860 tỷ đồng trong năm 2023. Theo dữ liệu, Hoàng Hà Mobile ghi nhận lợi nhuận sau thuế rất khiêm tốn và đối mặt với khoản nợ phải trả gấp 9 lần vốn chủ sở hữu.
Năm 2023, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Hoàng Hà Mobile đạt hơn 4.861,2 tỷ. Điều đáng chú ý, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Hoàng Hà Mobile năm 2023 âm 4,9 tỷ, sau cùng báo lãi sau thuế hơn 445,7 triệu.
Trong năm 2023, số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp Hoàng Hà Mobile đã nộp hơn 235,4 triệu đồng; năm 2022 là 1,14 tỷ đồng.
Tạit hời điểm cuối năm 2023, tổng cộng tài sản của Hoàng Hà Mobile đạt khoảng 1.326 tỷ đồng, tăng thêm hơn 286,1 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Tập trung chủ yếu ở nợ ngắn với hơn 1.315,1 tỷ đồng.
Nợ phải trả của Hoàng Hà Mobile tính đến ngày 31/12/2023 là hơn 1.194,4 tỷ đồng, tăng 31,4% so với hồi đầu năm. Trong đó, phải trả người bán ngắn hạn của công ty là hơn 814 tỷ đồng, tăng 38,6% so với số đầu năm.
Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của công ty ghi nhận hơn 370,12 tỷ đồng, tăng thêm hơn 60,5 tỷ đồng so với đầu năm 2023. Nợ vay tăng nhanh, nên trong năm 2023, Hoàng Hà Mobile đã phải dành đến hơn 24,1 tỷ đồng để trả chi phí lãi vay. Trong khi đó, năm 2022 số tiền đã chi là hơn 14,4 tỷ đồng và năm 2021 chỉ rơi vào khoảng 7 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của Hoàng Hà Mobile là hơn 131,6 tỷ đồng. Như vậy, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của công ty là gấp hơn 9 lần.
Được thành lập năm 1996 tại Hà Nội, bắt đầu từ năm 2004, công ty trở thành nhà phân phối điện thoại di động chính hãng và hợp tác với các thương hiệu lớn như Samsung, OPPO, Nokia, Huawei. Trong khi nhiều hệ thống lớn như FPT Shop và Thế Giới Di Động chủ yếu kinh doanh hàng chính hãng, Hoàng Hà Mobile chọn cách kết hợp bán cả hàng chính hãng và hàng "xách tay," đặc biệt là các dòng sản phẩm iPhone.
Thương hiệu này đã có những bước tiến mạnh mẽ từ năm 2019 khi hợp tác với MobiFone để mở rộng chuỗi cửa hàng, đạt hơn 60 chi nhánh và phủ khắp 30 tỉnh thành. Đến năm 2020, công ty trở thành nhà bán lẻ ủy quyền chính thức của Apple tại Việt Nam. Đến năm 2023, mạng lưới bán lẻ của Hoàng Hà Mobile đã mở rộng đến 128 chi nhánh trên toàn quốc.
Theo thống kê của Reputa, Hoàng Hà Mobile nằm trong top 5 các thương hiệu Cửa hàng Điện tử, điện lạnh, viễn thông phổ biến trên MXH năm 2023 cùng với các ông lớn như Điện máy xanh hay FPT Shop.
Cập nhật mới nhất vào tháng 11/2022, vốn điều lệ Hoàng Hà Mobile là 120 tỷ đồng. Ông Hoàng Hữu Huỳnh đảm nhiệm vai trò Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật công ty.
Thông thường, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bắt đầu được xem là tình trạng báo động khi tỷ lệ lên đến 3/1, tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ, nhưng các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp, bất động sản hay phân phối, bán lẻ...
Xét các doanh nghiệp trong ngành phân phối bán lẻ đang niêm yết, theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT), tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 6,6. Tại Công ty cổ phần Thế giới di động (MWG) tỷ lệ này năm 2023 là 1,5. Như vậy, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Hoàng Hà Mobile năm 2023 vẫn ở mức cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp tên tuổi khác trong ngành.
TIN LIÊN QUAN
-
Chứng khoán An Bình bị phạt hơn 1,9 tỷ đồng do kê khai sai thuế
-
Ông Nguyễn Lê Thăng Long trở lại HĐQT An Phát Holdings
-
FPT Retail (FRT) bổ nhiệm thêm một Phó tổng giám đốc 8x
-
Nợ vay phình to, "ông trùm" đất Thủ Thiêm lùi lịch trả cổ tức để trả nợ
-
"Ông trùm" xây lắp điện PC1 Group sắp có cổ đông lớn
-
Tài sản thế chấp tại các ngân hàng biến động ra sao trong nửa đầu năm 2024?
-
Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản