Ngân hàng Techcombank 5 năm liên tiếp phát hành cổ phiếu ESOP, không chia cổ tức
Vì sao ngân hàng Techcombank nhiều năm qua 'nói không với cổ tức', song ngân hàng này lại liên tục phát hành hàng triệu cổ phiếu ESOP cho cán bộ, nhân viên?
5 năm liên tiếp phát hành cổ phiếu ESOP cho nhân viên
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank – Mã: TCB) đã không chia cổ tức bằng tiền mặt trong 11 năm qua và không chia cổ tức trong 4 năm liên tiếp. Trong khi đó, ngân hàng này liên tục phát hành hàng triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP).
Cụ thể, lần gần nhất, Techcombank chia cổ tức với hình thức cổ phiếu là năm 2018. Lúc đó, Techcombank là quán quân về mức chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ phát hành 200%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận thêm 2 cổ phiếu thưởng. Mục đích phát hành nhằm chia sẻ lợi ích với cổ đông qua việc chia sẻ lợi nhuận để lại trong 3 năm 2015, 2016 và 2017, từ thặng dư vốn cổ phần và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Sau phát hành, vốn điều lệ Techcombank tăng lên gấp 3 lần.
Đợt phát hành này được thực hiện chỉ sau một thời gian ngắn Techcombank chính thức đưa cổ phiếu lên niêm yết tại HOSE vào cuối tháng 5/2018.
Tình trạng không chia cổ tức liên tục trong nhiều năm qua tại Techcombank khiến cổ đông đưa ra chất vấn ban lãnh đạo ngân hàng trong các đại hội gần đây.
Trong cuộc họp năm 2021, nói về nguyên nhân không phát hành cổ phiếu chia cổ tức như các ngân hàng khác, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh cho biết vốn chủ sở hữu mới thực sự quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, trong khi vốn điều lệ chỉ có ý nghĩa tại một số văn bản pháp lý.
Theo Chủ tịch Techcombank, một số ngân hàng thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc thưởng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ là định hướng riêng của từng nhà băng và việc phát hành mới sẽ khiến giá cổ phiếu bị pha loãng.
Tiếp đến tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 diễn ra tháng 4 vừa qua, cổ đông lại lần nữa chấp vấn ban lãnh đạo ngân hàng Techcombank tại sao không thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm nay.
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cũng lý giải: "Lộ trình chia cổ tức phụ thuộc vào lộ trình phát triển của ngân hàng. Với lợi nhuận hiện nay, ROE hơn 20%/năm thì là khoản đầu tư rất tốt. Đối với cá nhân tôi đây là mức lợi nhuận rất tốt. Nếu như ROE của ngân hàng Techcombank thấp chỉ 5% có thể tôi cũng sẽ đề xuất chia cổ tức để tìm kiếm lợi nhuận ở các kênh đầu tư khác.
Về việc tăng vốn điều lệ, ngân hàng sẽ điều chỉnh phù hợp với kế hoạch kinh doanh. Năm 2018 chúng ta đã chia gần 80%, giá cổ phiếu lúc đó đã giảm ba lần và cổ đông phải trả 5% thuế thu nhập cá nhân. Góc độ cá nhân tôi chưa nhìn thấy giá trị của việc này cho doanh nghiệp.
Về việc thị trường có thể chưa định giá đúng được với giá trị của ngân hàng thì chúng ta cần cố gắng xử lý nó”.

Có thể thấy, "không chia cổ tức" là điệp khúc quen thuộc đối với cổ đông của nhà băng này trong nhiều năm qua. Mặc dù không chia cổ tức, ngân hàng Techcombank lại liên tục thực hiện các đợt phát hành cổ phiếu ESOP.
Mới đây nhất, Techcombank công bố nghị quyết thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2022 theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) đã được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt.
Theo đó, ngân hàng sẽ phát hành hơn 6,3 triệu cổ phiếu phổ thông, tương đương hơn 0,18% số cổ phiếu đang lưu hành. Giá phát hành là 10.000 đồng/cp, bằng 28% giá cổ phiếu TCB chốt phiên 20/5 (35.700 đồng/cp). Trong đó 5,3 triệu cổ phần phát hành cho người lao động Việt Nam và 967.367 cổ phần phát hành cho người lao động nước ngoài.
Sau khi phát hành, mức vốn điều lệ sẽ tăng thêm 63,2 tỷ đồng lên 35.172 tỷ đồng. Thời gian dự kiến thực hiện trong năm 2022, ngay sau khi được NHNN và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Ngoài ra, cổ phiếu phát hành mới bị hạn chế chuyển nhượng một năm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, đây là năm thứ 5 liên tiếp Techcombank phát hành cổ phiếu ESOP cho nhân viên. Trong đó ngân hàng "lock" chuyển nhượng 100% trong năm đầu tiên, 30% được chuyển nhượng trong năm thứ 2, 30% được chuyển nhượng trong năm thứ 3 và 40% còn lại có thể được chuyển nhượng từ năm thứ 4.
Đợt phát hành ESOP cho cán bộ nhân viên gần nhất của Techcombank là tháng 9/2021 với 6 triệu cổ phiếu. Trong đó, 705.367 cổ phiếu phát hành cho người lao động nước ngoài và 5.303.201 cổ phiếu phát hành dành cho người lao động Việt Nam. Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu phát hành bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Tiêu chuẩn và đối tượng được mua cổ phiếu là người lao động thuộc Techcombank và các công ty con, công ty liên kết của Techcombank đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện.
Năm 2020, 2019 và 2018, ngân hàng Techcombank đã phát hành lần lượt 4,76 triệu cổ phiếu; 3,5 triệu cổ phiếu và 17 triệu cổ phiếu cho nhân viên với giá 10.000 đồng/cp theo chương trình ESOP.
Ai được hưởng lợi?

Mục tiêu của ESOP là tạo động lực cho người lao động, khuyến khích, nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, nhân viên công ty... Ngoài ra, chương trình này còn giúp những nhân sự này này giảm đáng kể thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi so sánh với thưởng bằng tiền. Chính vì vậy, ESOP sẽ thúc đẩy năng suất cũng như níu kéo và thu hút nhân tài, qua đó tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
Trên thực tế, các chương trình ESOP của một số ngân hàng thường tập trung vào nhóm cán bộ cấp cao. Như trường hợp đợt phát hành gần nhất của Techcomabnk, chỉ có 237 trong tổng hơn 11.600 nhân sự của ngân hàng này được mua cổ phiếu ESOP. Trong đó, riêng 9 vị trí cấp cao mua hơn 1,2 triệu cổ phiếu, tương đương gần 20% lượng ESOP chào bán.
Việc chào bán cổ phiếu ESOP với giá bằng mệnh giá (10.000 đồng/cp) được cho là một món quà nhiều giá trị dành cho các “sếp” ngân hàng. Bởi thực tế, thị giá cổ phiếu của các ngân hàng thực hiện các chương trình ESOP đều cao hơn rất nhiều mức giá cổ phiếu được chào bán.
Chính vì vậy, các chương trình ESOP thời gian qua đã vấp phải sự phản ứng của một số cổ đông trước sự hoài nghi tiền của ngân hàng đang “chảy” vào túi cá nhân nội bộ thông qua con đường ESOP?
Băn khoăn về vấn đề này, nhiều cổ đông đã liên tục đặt câu hỏi cho ban lãnh đạo ngân hàng Techcombank trong các kỳ đại hội cổ đông thường niên gần đây.
Chẳng hạn tại đại hội cổ đông thường niên năm 2021, cổ đông đặt câu hỏi về hiệu quả của việc thực hiện các chương trình ESOP cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là người nước ngoài khi những người này thường sẽ rời tổ chức sau nhiệm kỳ làm việc.
Trả lời vấn đề này, ông Hồ Hùng Anh cho biết: Chương trình ESOP không những giúp giữ chân nhân tài trong giai đoạn làm việc mà còn gắn quyền lợi của họ với giá trị của tổ chức, từ đó tạo động lực để họ tạo giá trị tốt hơn cho tổ chức trong thời gian làm việc.
Có thể thấy, tác dụng từ những chương trình ESOP là không thể phủ nhận tuy nhiên hoạt động này cũng tạo ra những mâu thuẫn lợi ích không nhỏ giữa ban lãnh đạo công ty và các cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ.
Theo giới phân tích, ESOP sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của các cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ. Bởi hiểu nôm na, ESOP là việc doanh nghiệp/ngân hàng sử dụng một phần tiền của cổ đông để thưởng cho cán bộ nhân viên. Cùng với đó, khi phát hành quá nhiều ESOP cũng sẽ làm gia tăng lượng cung cổ phiếu trên thị trường, gây áp lực giảm giá.
TIN LIÊN QUAN
Bảo hiểm tín dụng thương mại: Giải pháp thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu
Mới đây, Công ty Cổ phần FiinGroup Việt Nam (FiinGroup) phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đồng tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng thông qua bảo...
Giá vàng giảm sau khi lập kỷ lục mới
Giá vàng trong nước quay về mốc 101 triệu đồng/lượng sau khi cán mốc kỷ lục mới 102 triệu đồng/lượng vào phiên hôm qua.
Điểm tin ngân hàng ngày 2/4: MSB lên kế hoạch thoái vốn TNEX Finance và mua công ty chứng khoán
BIDV trở thành ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam; LPBank và VPBank giảm lãi suất tiết kiệm cuối tháng; Giải ngân vốn đầu tư công đạt khoảng 9% trong 3 tháng đầu...
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
Nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình tri ân “Đón mưa quà sinh nhật” với tổng trị giá lên đến hơn 5 tỷ đồng, áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Agribank và Sun Group ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) vừa tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện.
Liên tiếp tăng vốn, NCB đặt mục tiêu cung cấp giải pháp tài chính tốt nhất trên thị trường
Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính...
Giá vàng đã tăng 20% kể từ đầu năm
Thị trường vàng đang trong một đợt tăng giá dường như không thể ngăn cản. Chỉ mất chưa đầy 2 tuần để giá đạt được cột mốc quan trọng khác sau khi vượt qua mức...
Giá vàng lập kỷ lục mới, vượt 102 triệu đồng
Giá vàng không ngừng lập đỉnh mới, vàng trong nước cán mốc 102 triệu đồng/lượng trong xu hướng leo thang của thị trường thế giới khi vượt 3.140 USD/ounce.
Điểm tin ngân hàng ngày 1/4: Gần 3 triệu tỷ đồng bất động sản thế chấp tại Agribank
Thêm hai tổ chức nước ngoài nắm trên 1% vốn Sacombank; Khoảng 17 triệu người Việt sở hữu tiền mã hóa; BIDV lùi thời gian họp Đại hội cổ đông thường niên 2025 đến ngày...
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng
Lợi nhuận hợp nhất sau thuế của Tập đoàn Bảo Việt đạt 2.194 tỷ đồng, tăng trưởng 16,6%; Tổng tài sản hợp nhất đạt 251.286 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm 2023; Hoạt động...
Điểm tin ngân hàng ngày 31/3: Cần cẩn trọng khi ứng dụng AI và blockchain vào hoạt động ngân hàng
Lợi nhuận ngân hàng quý I/2025 dự báo phân hóa mạnh; Agribank rao bán tài sản để thu hồi nợ xấu hơn 100 tỷ đồng; Phân hóa chiến lược ngân hàng - Thách thức mới...
VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Giá vàng phi mã lên kỷ lục mới
Giá vàng đồng loạt leo thang, cán mốc kỷ lục mới, giá vàng trong nước tăng vượt 101 triệu đồng/lượng.
Tình hình lãi suất huy động tuần mới tháng 3/2025: Đã có 20 ngân hàng đồng loạt điều chỉnh
Tính từ đầu tháng 3 đến nay, đã có 20 ngân hàng giảm lãi suất, gồm: BIDV, Techcombank, VietinBank, Eximbank, IVB, LPBank, Nam A Bank...
BIC chi trả hơn 1,4 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm BIC Bình An cho khách hàng BIDV
Ngày 27/03/2025, tại Trụ sở BIDV Thanh Xuân (Hà Nội), Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) tổ chức lễ chi trả quyền lợi bảo hiểm Tai nạn và sức khỏe con người (BIC Bình...
Điểm tin ngân hàng ngày 29/3: Dự báo nợ xấu có thể tăng nhẹ trong năm 2025
Agribank bất ngờ hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm; Năm 2025, Nam A Bank đặt mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng; Kiểm soát chặt dòng vốn 2,5 triệu tỷ đồng vào bất động...
ĐHĐCĐ NCB thông qua mục tiêu kinh doanh 2025 với nhiều chỉ tiêu tích cực
Ngày 29/3/2025, Ngân hàng TMCP Quốc Dân NCB (mã ck: NVB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2025...
Cảnh giác với những hình thức tấn công, lừa đảo bằng mã QR
Hiện nay, mã QR đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống nhờ tính tiện lợi, tuy nhiên, chính điều này lại khiến người dùng dễ rơi vào bẫy của tội phạm mạng.
Giá vàng lại vượt 100 triệu đồng
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng không ngừng vào cuối tuần trong bối cảnh cùng giá vàng thế giới tăng mạnh.
Xem nhiều




