Nghiên cứu của UOB: Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất ASEAN về triển vọng kinh tế
Theo Nghiên cứu Tâm lý Người tiêu dùng ASEAN (ACSS) 2024 của Ngân hàng UOB, người tiêu dùng Việt Nam có mức độ lạc quan cao nhất về triển vọng kinh tế của đất nước so với người tiêu dùng trong khu vực.
Ngày 07/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu hàng đầu của UOB cho thấy, tâm lý tích cực của người tiêu dùng Việt Nam với hơn 70% người được khảo sát bày tỏ sự tin tưởng vào triển vọng kinh tế của đất nước trong 6 đến 12 tháng tới. Sau khi Việt Nam chứng kiến sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,42%, vượt trội so với mức tăng trưởng 3,84% cùng kỳ năm trước.
Trong dự báo kinh tế mới nhất được công bố vào tháng trước, UOB cũng đã điều chỉnh tăng trưởng GDP cả năm của Việt Nam lên 6,4%, tăng từ mức dự báo 5,9% trước đó, sau khi Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP vượt trội trong quý 3 ở mức 7,4%.
Ngoài ra, với việc mở cửa biên giới trở lại sau Covid-19, 71% người khảo sát tại Việt Nam cho biết họ đã có chi tiêu ở nước ngoài trong khu vực ASEAN trong năm qua, chủ yếu là cho các chuyến công tác và du lịch - tỷ lệ này vượt qua mức trung bình của khu vực là 66% và cao hơn tỷ lệ ở các nước Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
“Thật đáng mừng khi thấy người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực về sự lạc quan đối với tình hình kinh tế của quốc gia, với tâm lý tích cực này dường như đã góp phần vào sự gia tăng trong chi tiêu xuyên biên giới của người tiêu dùng Việt. Điều này phản ánh sự thành công của Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và tăng cường hội nhập khu vực”, ông Paul Kim, Giám đốc Khối Dịch vụ Tài chính cá nhân, Ngân hàng UOB Việt Nam cho biết.
“Những hiểu biết sâu sắc từ ACSS cho thấy trọng tâm của chúng tôi trong việc cung cấp các giải pháp tài chính cá nhân hóa và các đặc quyền ưu tiên phù hợp với nhu cầu và mong muốn riêng biệt của khách hàng không chỉ tại địa phương mà còn trên toàn khu vực ASEAN là một chiến lược đúng đắn. Đây là cách chúng tôi tiếp tục giữ vững vị thế và vai trò là đối tác đáng tin cậy, luôn nỗ lực làm những gì tốt nhất cho khách hàng của mình”.
ACSS là nghiên cứu khu vực hàng đầu của UOB phân tích tâm lý và các xu hướng của người tiêu dùng tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Đây là năm thứ 5 nghiên cứu được triển khai. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2024, khảo sát 5.000 đáp viên tại năm quốc gia, trong đó bao gồm 1.000 người từ Việt Nam. Đây cũng là năm thứ hai UOB hợp tác với Công ty Tư vấn quản trị toàn cầu Boston Consulting Group trong nghiên cứu này.
Nỗi lo suy thoái và áp lực lạm phát tại Việt Nam đã suy giảm
Với kết quả tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ từ đầu năm 2024, người tiêu dùng Việt Nam cho thấy sự tin tưởng lớn hơn vào sự ổn định kinh tế trong ngắn hạn của đất nước, với tỷ lệ người khảo sát cảm thấy lo ngại về sự suy thoái kinh tế trong 6 đến 12 tháng tới đã giảm bảy điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Ở mức 70%, tỷ lệ người khảo sát ở Việt Nam tin tưởng vào triển vọng kinh tế của đất nước cũng cao hơn 18 điểm phần trăm so với mức trung bình của khu vực. Người tiêu dùng Việt Nam cũng lạc quan nhất khu vực về vấn đề tài chính cá nhân, với 90% kỳ vọng sẽ có tình hình tài chính ổn định hoặc khá hơn vào tháng 6 năm 2025, tiếp theo là Indonesia (89%) và Thái Lan (82%).
Mặc dù nỗi lo suy thoái đã giảm đi so với năm ngoái, 77% người tiêu dùng Việt Nam vẫn lo lắng về các vấn đề liên quan đến tài chính, trong đó nhóm Gen Z thể hiện mức độ lo lắng cao nhất (87%). Lạm phát gia tăng vẫn là mối lo ngại tài chính hàng đầu, được nêu ra bởi 60% số người được khảo sát ở Việt Nam, tiếp theo là lo ngại về sự gia tăng trong chi tiêu hộ gia đình (53%). Tuy nhiên, những con số này lần lượt cho thấy mức giảm tương ứng là sáu điểm phần trăm và chín điểm phần trăm so với tỷ lệ của năm ngoái, cho thấy căng thẳng xung quanh việc tăng giá cả trong nước đã giảm bớt.
Thực tế, lạm phát toàn cầu giảm nhiệt đã làm giảm bớt áp lực nhập khẩu lạm phát của Việt Nam, với chỉ số giá nhập khẩu trung bình trong chín tháng đầu năm 2024 giảm 1,73% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá dầu thế giới thấp hơn trong năm nay cũng tác động tích cực đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam, hiện vẫn đang được kiểm soát ở mức 3,9% (số liệu quý 3, năm 2024) - thấp hơn mục tiêu của chính phủ là 4,0 - 4,5%.
Tăng chi tiêu cho trải nghiệm và du lịch
Trong năm qua, người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu. Ba hạng mục hàng đầu mà người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã chi nhiều hơn trong năm qua là giáo dục cho con cái (42%), chăm sóc sức khỏe (33%) và các dịch vụ tiện ích (33%).
Người tiêu dùng cũng chi nhiều hơn cho các trải nghiệm như kỳ nghỉ, ăn uống sang trọng, hòa nhạc và lễ hội so với người tiêu dùng trong khu vực, với 42% người khảo sát ở Việt Nam cho biết họ đã chi tiêu nhiều hơn cho những lĩnh vực này, cao hơn tỷ lệ trung bình của khu vực ASEAN là 35%. Người tiêu dùng trẻ tuổi có xu hướng chi tiêu cho trải nghiệm nhiều hơn các nhóm khác, đặc biệt là Gen Z với 47% trong số họ cho biết đã chi nhiều hơn cho các hoạt động về trải nghiệm.
Về chi tiêu ở nước ngoài, hơn 70% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã chi tiêu ở nước ngoài trong khu vực ASEAN trong năm qua, trong đó Thái Lan và Singapore là những điểm đến phổ biến nhất. Trong số các phương thức thanh toán ở nước ngoài, 71% người được hỏi cho biết họ thích sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ vật lý, hoặc thẻ tín dụng/ thẻ ghi nợ di động - trong khi chỉ có 38% thích sử dụng tiền mặt.
Dựa trên xu hướng này, trong những năm gần đây, Ngân hàng UOB Việt Nam đã hợp tác với các thương hiệu hàng đầu trong nước và khu vực để mang đến các ưu đãi, đặc quyền ưu tiên độc đáo cho chủ thẻ tín dụng trong lĩnh vực du lịch và giải trí. Các đặc quyền này bao gồm quyền mua vé bán trước cho các buổi hòa nhạc và lễ hội lớn trong khu vực, hơn 1.000 ưu đãi cho các thương hiệu lớn trên khắp ASEAN và các chiến dịch khuyến mại đặc biệt cho chi tiêu xuyên biên giới. Cách tiếp cận này cho phép Ngân hàng tận dụng các hiểu biết sâu sắc về khách hàng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và sở thích liên tục thay đổi của họ.
Tiết kiệm và đầu tư với mức cao, trong khi phạm vi bảo hiểm còn hạn chế
ACSS 2024 chỉ ra rằng gần 60% người tiêu dùng Việt Nam đã dành ra ít nhất ba tháng chi phí cho các trường hợp khẩn cấp, cao hơn mức trung bình của khu vực là 54%. Gần một nửa số người được hỏi cho biết họ thường xuyên tiết kiệm hơn 20% thu nhập hàng tháng của mình, chủ yếu là ở nhóm Gen Y. Nhu cầu đầu tư cũng rất mạnh mẽ, với 63 phần trăm người tiêu dùng Việt Nam phân bổ hơn 10% thu nhập năm của họ cho các khoản đầu tư - cao hơn 10 điểm phần trăm so với mức trung bình của khu vực.
Tuy nhiên, phạm vi bảo hiểm vẫn còn hạn chế, đặc biệt là đối với bệnh hiểm nghèo, tử vong và thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Trong khi 86% người tiêu dùng Việt Nam có bảo hiểm y tế cơ bản, chỉ có 15% có bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, thấp hơn mức trung bình của khu vực là 24%. Ngoài ra, chỉ có 13% người tiêu dùng Việt có bảo hiểm tử vong và thương tật toàn bộ vĩnh viễn, thấp hơn bốn điểm phần trăm so với mức trung bình của khu vực.
UOB cam kết hỗ trợ các khách hàng của mình ở mọi giai đoạn của cuộc đời. Ngân hàng khuyến khích khách hàng áp dụng cách tiếp cận toàn diện trong việc chuẩn bị tài chính cho tương lai và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân. Tiết kiệm, đầu tư và đảm bảo sự bảo vệ đầy đủ là điều cần thiết ở mọi giai đoạn của cuộc sống và UOB luôn cam kết giúp khách hàng đảm bảo và tối đa hóa lợi ích tài chính của họ một cách bền vững.
Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế thế giới 10 tháng năm 2024 tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức nhưng dần ổn định khi thương mại hàng hóa...
Hà Nội: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ số hoá Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 3710/UBND-KSTTHC ngày 8/11/2024 về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai...
Hàng hóa mua từ sàn TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký tại Việt Nam sẽ không được thông quan
Ngày 8/11, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan các địa phương không thông quan với những tờ khai vận chuyển hàng hóa có khai thông tin website...
Đại biểu Quốc hội đề nghị NHNN xem xét mua lại vàng miếng từ người dân
Theo Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán vàng miếng nhưng không mua lại từ thị trường, khiến người dân phải bán vàng ở "chợ đen"....
Việt Nam sẽ tiếp tục siết chặt quản lý các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới
Thông tin tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ Công Thương đã tích cực chỉ đạo...
4 nhóm giải pháp trọng tâm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95% theo kế hoạch Thủ tướng giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu nhiều giải pháp cho Chính phủ,...
Cân nhắc bổ sung quy định về ngưỡng nợ thuế tối thiểu áp dụng tạm hoãn xuất cảnh
Liên quan đến chính sách tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế nhận được nhiều quan tâm của dư luận thời gian qua, Bộ Tài chính đã có thông báo cụ thể về nội dung này.
Nghiên cứu của UOB: Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất ASEAN về triển vọng kinh tế
Theo Nghiên cứu Tâm lý Người tiêu dùng ASEAN (ACSS) 2024 của Ngân hàng UOB, người tiêu dùng Việt Nam có mức độ lạc quan cao nhất về triển vọng kinh tế...
Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm
(Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế Theo báo cáo...
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa công bố, kinh tế cả nước tiếp tục có nhiều điểm sáng.
Tin tức kinh tế ngày 7/11: Tỷ giá USD/VND tăng cao nhất lịch sử
Tỷ giá USD/VND tăng cao nhất lịch sử; Thu hơn 94.000 tỷ đồng thuế từ hoạt động thương mại điện tử; Lãi suất tiếp tục ổn định ở mức thấp…
Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ tác động lớn đến ngành năng lượng tái tạo
Hàng trăm tỉ USD đầu tư cho năng lượng sạch có thể bị ảnh hưởng nếu ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump thắng cử. Trong khi đó, nếu ứng viên Đảng Dân chủ...
Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng,...
Thị trường tài chính Việt Nam sẽ ra sao sau kết qủa bầu cử Mỹ?
Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2025 - 2029 sẽ mang lại nhiều tác động quan trọng đối với Việt Nam. Ngay lập tức, thị trường tài chính Việt Nam có thể...
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung một số dự án vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Sóc Sơn
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông ký ban hành Quyết định số 5720/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024...
Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cần phải khẩn trương
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 13/11 tới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sẽ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ...
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang làm “chao đảo” nền tài chính toàn cầu
Trước ngày bầu cử ở Mỹ, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ứng viên Dân chủ Kamala Harris và ứng viên Cộng hòa Donald Trump đang gần như ngang ngửa...
Chính phủ sẽ có các giải pháp giảm giá nhà ở, bất động sản
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về các giải pháp giảm giá nhà ở, đất động sản và ổn định thị trường bất động sản.
Đề xuất tạo nguồn thực hiện chính sách tiền lương, thưởng, trợ cấp năm 2025
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025, theo đó quy định cụ thể...