Nhà giầu mua đất vùng ven gặp khó vì "giãn cách xã hội": Ngôi nhà ngoại ô bộc lộ nhiều bất cập!
Giãn cách xã hội khiến các cư dân đang sinh sống tại khu vực vùng ven thủ đô như Hòa Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc… hàng ngày vẫn làm việc tại Hà Nội gặp khó trong việc di chuyển, thậm chí cuộc sống bị đảo lộn vì không biết giải quyết công việc ra sao khi khó ra, vào thành phố.
Cư dân ven đô gặp khó
Dịch bệnh covid – 19 đang diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM đang thực hiện giãn cách xã hội và kiểm soát việc đi lại, ra vào thành phố hết sức nghiêm ngặt.
Tại Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 6 giờ sáng ngày 24/7. Do đó, người dân được yêu cầu ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác…
Các trường hợp được vào thành phố phải có các lý do công vụ, phòng chống dịch, phục vụ sản xuất, tình huống khẩn cấp. Người không có những lý do này thì không được vào thành phố dù có hộ khẩu Hà Nội; Yêu cầu người vào thành phố phải đảm bảo các điều kiện khắt khe về y tế (giấy xét nghiệm âm tính, giấy xác nhận đã tiêm vaccine…), để đảm bảo an toàn chống dịch COVID-19…


Đáng chú ý, có tỉnh lân cận Hà Nội như Hưng Yên đã đưa ra điều kiện rất khắt khe để kiểm soát dịch bệnh, từ 0h ngày 25/7, người từ thành phố Hà Nội đến làm việc tại tỉnh Hưng Yên và ngược lại, có lịch trình đi và về hàng ngày phải có giấy xác nhận đã tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19, hoặc có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng test nhanh, hoặc phương pháp RT-PCR còn hiệu lực trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu.
Đồng thời, người dân từ Hà Nội về Hưng Yên lưu trú nếu không có đủ các loại giấy tờ cần thiết phải cách ly tập trung 14 ngày phải trả phí, cách ly tại nhà 14 ngày tiếp theo và xét nghiệm 3 lần có trả phí…
Tại TP HCM và một số tỉnh phía Nam tình hình phức tạp hơn rất nhiều, TP HCM cùng 18 tỉnh, thành khu vực Nam bộ đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong thời gian 14 ngày từ 19/7. Mới đây, UBND TP HCM đã có văn bản tiếp tục giãn cách xã hội toàn thành phố thêm 14 ngày, kể từ 0h ngày 2/8.
Trong đó, yêu cầu người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết để cấp cứu, mua thực phẩm thiết yếu tại những nơi cung cấp theo quy định và đi làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động; sau 18h người dân không được phép ra khỏi nhà…; Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi TP HCM cho tới khi hết thời gian giãn cách, trừ những trường hợp được UBND TP phối hợp với các tỉnh, thành đưa về quê theo nhu cầu…
Từ ngày tiến hành giãn cách xã hội cho đến nay, trên các diễn đàn, mạng xã hội đã có rất nhiều lời phàn nàn về sự bất tiện của các cư dân đang sinh sống tại các khu vực vùng ven thành phố lớn như Hòa Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc… hàng ngày vẫn làm việc tại Hà Nội.
Họ có công việc tại Hà Nội nhưng mua nhà và sinh sống tại các khu đô thị, các vùng ven đô nay bị ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí cuộc sống bị đảo lộn vì không biết giải quyết công việc ra sao khi khó ra, vào thành phố.
Ngay từ ngày đầu tiên thực hiện giãn cách xã hội, trên nhiều tuyến đường vào thành phố đã xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài khi các phương tiện vào Hà Nội phải dừng lại khai báo y tế, kiểm tra giấy tờ khá đông. Một số tuyến đường tắc hàng km ở các chốt kiểm dịch như cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường đê Bát Tràng, đường liên tỉnh 379 nối Hưng Yên – Hà Nội…

Thực tế, cũng có nhiều người khá “nhanh nhạy” khi tối 23/7, Hà Nội ban hành văn bản về việc giãn cách xã hội từ 6h sáng 24/7, nhiều người có “căn nhà thứ 2” tại Hoà Bình, Vĩnh Phúc… khi vừa đưa cả gia đình nghỉ ngơi, thư giãn và tránh dịch đã tức tốc quay lại Hà Nội ngay trong đêm vì lo sợ sẽ gặp phải những khó khăn khi quay lại thành phố trong thời gian giãn cách…
Các dự án lớn vùng ven ồ ạt mọc lên
Mua nhà ở ven đô để sở hữu một không gian sống thoáng đãng, riêng biệt từng là xu hướng của nhiều gia đình hiện đang sống và làm việc tại những thành phố lớn, đặc biệt là thành phố có mật độ dân số cao như Hà Nội, TP HCM.
Tại Hà Nội, vài năm gần đây, nhiều gia đình đã tìm mua nhà ở, hoặc mua đất xây nhà tại một số khu vực lân cận như Hưng Yên, Hòa Bình, Vĩnh Phúc…Với ngôi nhà được xây dựng trên diện tích lớn, các thành viên trong gia đình có thể ngày làm việc tại nội đô, tối về nghỉ ngơi tại ngoại đô.
Chính vì thế, các dự án khu đô thị, bất động sản nghỉ dưỡng, sinh thái giáp với Hà Nội như Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… được triển khai ồ ạt.
Tại Hoà Bình, một số dự án đang được quảng cáo rầm rộ như Legacy Hill, Ivory Resort & Villas, Cullinan Hòa Bình Resort…; Tại Vĩnh Phúc có dự án Paradise Đại Lải; Hưng Yên thì có loạt siêu dự án của các ông lớn địa ốc đang chào bán hoặc chuẩn bị cho ra mắt thị trường…
Trong đó, dự án Legacy Hill Hoà Bình được quảng là tổ hợp khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí sở hữu vị trí đắc địa tại huyện Lương Sơn. Dự án được chia làm 3 phân khu: Khu A – Elite Riverside, Khu B – Fantasy Hill, Khu C – Lux Forest. Với quy mô 60ha, các loại hình sản phẩm như home-villas, home-tel, khu chăm sóc sức khỏe…
Tuy nhiên, thời gian qua dự án này đã vướng nhiều “tai tiếng” như rao bán trái phép, quảng cáo “quá đà”, không thực tế…

Tương tự, Ivory Resort Hòa Bình là dự án được quy hoạch với quy mô 66ha, tọa lạc tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn. Dự án bao gồm 4 phân khu: The Dara, The Azura, The Manina, The Terra, . Dự kiến khi đia vào hoạt động sẽ cung cấp ra thị trường 450 lô biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp có diện tích đất từ 200m2 – 400m2 – 600m2 – 1000m2.
Tuy nhiên, những “lùm xùm” tại dự án như “xẻ đồi” để xây resort, chuyển đổi đất rừng thành đất ở,… và nhiều nghi vấn liên quan đến dự án này cũng đang khiến nhiều người băn khoăn.
Ngoài ra, Hòa Bình còn có rất nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang được triển khai thực hiện với nguồn vốn lên tới nghìn tỷ đồng như: La Saveur Hòa Bình; Làng Sinh Thái Việt Xanh; Viên Nam Resort; Sakana Spa & Resort; Apec Kim Bôi – Apec Mandala; Sky Villas Hòa Bình; khu đô thị Việt Âu; Para Hills Resort; Cullinan Resort;…
Tương tự tại TP HCM, một số khu vực lân cận TP HCM như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, hay Vũng Tàu, Bình Phước… cũng đang được giới thiệu là những thị trường vùng ven, kỳ vọng sẽ thu hút các nhà đầu tư đến từ TP HCM.
Nhà ở ven đô bộc lộ nhiều bất cập vì Covid-19
Thực tế, sau một thời gian đua nhau về các vùng ven mua nhà ở, hoặc mua thêm căn nhà thứ hai với hàng nghìn mét vuông để làm nhà vườn nghỉ ngơi cuối tuần, hoặc cho thuê, kinh doanh thu lợi nhuận thì nay nhiều người đã bắt đầu chán, họ không còn muốn duy trì vì nhà ở ven đô do bộc lộ nhiều bất cập và nhiều ràng buộc.
Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh covid – 19 diễn biến phức tạp và phải giãn cách xã hội như hiện nay, việc đi lại giữa Hà Nội với các tỉnh giáp ranh vốn trước kia rất dễ dàng thì nay lại trở nên vô cùng phức tạp.
Dịch Covid – 19 có lẽ là yếu tố “nằm ngoài kịch bản”, ngoài dự báo và chưa từng có tiền lệ khiến nhiều cuộc sống của nhiều gia đình ven đô bị đảo lộn khi việc đi lại, ra - vào thành phố trở nên khó khăn, nhiều công việc, giao dịch không thể giải quyết…
Không chỉ những người mua để ở hoặc nghỉ ngươi, nhiều nhà đầu tư cũng “méo mặt” vì nhà tại những khu vực này cho thuê không được, ở cũng chẳng xong.
Vì vậy, một số chuyên gia đầu tư khuyến cáo những người đang có ý định mua nhà các khu vực ven đô để ở hoặc nghỉ ngời cuối tuần cần phải cân nhắc kĩ, tính toán đến cả những yếu tố bất ngờ có thể xảy đến (tương tự như dịch covid -19) để tránh những phiền phức, khó khăn về lâu dài.

Bên cạnh đó, khoảng cách và những khó khăn về giao thông, khoảng cách cũng là bất cập, là điểm yếu khiến nhiều người e ngại nhất khi mua nhà ven đô.
Trung bình, nhà ở vùng ven cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 30-50km. Nếu sinh sống ở những khu vực này và làm việc trong trung tâm thành phố, đồng nghĩa với việc sẽ mất nhiều thời gian hơn cho việc di chuyển đến nơi làm việc… chưa kể, nếu vị trí, cơ sở hạ tầng không thuận lợi, việc đi lại cũng sẽ vất vả hơn.
Thực tế, đã rất nhiều người cho rằng, nếu nhà quá xa nơi làm việc, mất quá nhiều thời gian di chuyển thì là đang lãng phí cuộc sống của chính mình, thậm chí nếu vào những cung đường, khung giờ tắc đường sẽ dễ gây mệt mỏi, streess, phát sinh các vấn đề về sức khoẻ…
Trong khi đó, chủ nhân của những căn nhà ở vùng ven đô theo đó cần có khoảng thời gian rộng rãi để di chuyển cũng như để chăm chút cho ngôi nhà của mình. Dần dần, thực tế cho thấy, việc chăm sóc những căn nhà như thế này cần phải bỏ ra chi phí không nhỏ, nếu không ở thường xuyên phải thuê người trông coi, chăm chút, quét dọn…
Điều này đã khiến nhiều người chán nản, nên dù đầu tư xây dựng hoành tráng, không ít nhà đầu tư đã phải rao bán dù chỉ mới ở hoặc mới đầu tư cho thuê chưa được bao lâu…
TIN LIÊN QUAN
-
Bị thổi giá tăng chóng mặt, nhiều dự án đất ven đô bán mãi không hết hàng dù tặng quà vô tội vạ
-
Tư duy đám đông khiến nghỉ dưỡng ven đô “sớm nở tối tàn”
-
Đại gia mới nổi An Thịnh Group và những tham vọng 'bất thường' tại thị trường BĐS nghỉ dưỡng ven đô
-
Kịch bản Bất động sản 2020: Dòng vốn tiếp tục đổ về các đô thị sinh thái ven đô?
-
Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ven đô: Không khéo sẽ mua phải đất... rừng!
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/7: Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ
Ninh Bình phê duyệt dự án khu nhà ở công vụ gần 211 tỷ đồng; Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại
Đại dự án nghỉ dưỡng ven biển FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng vừa có động thái mới sau thời gian dài gián đoạn.
Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?
Khi "điểm nghẽn của điểm nghẽn" được gỡ rối cùng quyết sách sáp nhập thành 34 tỉnh/thành, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn...
Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc
Từ 1/7, thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu không quá 17 ngày, thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc,...
Kiến trúc Blanca City: Vang vọng thanh âm của biển và lịch sử “Cap Saint Jacques” rực rỡ
Blanca City là một chương sống động trong hành trình tái định nghĩa đô thị nghỉ dưỡng ven biển Việt Nam – nơi nghệ thuật kiến trúc vượt ra khỏi những khối hình,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng
Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro...
Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực
Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một "khoảng trống đầu...
Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 5,9%
Từ nay đến hết năm 2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được áp dụng mức lãi suất 5,9%/năm.
Từ ngày 1/7 chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ
Từ ngày 1/7/2025, thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam sẽ được thực hiện tại cấp xã.
Khám phá tiện ích độc đáo của nhà phố Kim Ngân 2 - đô thị Sun Group Nam Hà Nội
Sở hữu vị trí đắt giá kề cận công viên lễ hội, quảng trường trống Đọi Tam trong đại đô thị Sun Urban City, phân khu Kim Ngân 2 hội tụ hệ tiện ích...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/7: Hơn 100 dự án ở TPHCM đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng
Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) có thêm 2 dự án hơn 65.308 tỷ đồng; Gần 3,3 nghìn tỷ đồng đầu tư dự án phát triển đô thị thích ứng biến đổi...
TP. Hồ Chí Minh sau sáp nhập: Từ trung tâm vùng đến siêu đô thị quốc tế
Từ hôm nay (1/7), TP Hồ Chí Minh chính thức sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, khoác lên mình danh xưng "siêu đô thị" của Việt Nam.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 1/7: "Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới
"Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới; Công ty con của Tasco muốn rút vốn khỏi dự án bất động sản "treo" hơn 20 năm;...
Liên danh Vinhomes chiếm gần 95% vốn đầu tư vào Khánh Hòa: Siêu đô thị Cam Lâm 11 tỷ USD sắp tới có gì?
Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm có quy mô hơn 10.000 ha, tổng vốn đầu tư hơn 285.000 tỷ đồng, hiện là dự án đầu tư ngoài ngân sách lớn nhất năm nay...
Khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, tổng vốn đầu tư trên 17.700 tỷ đồng
Ngày 29/6/2025, tại nút giao dự án với Quốc lộ 27 (Km192) thuộc xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng), UBND tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp cùng liên danh nhà đầu tư...
Thị trường bất động sản phân hóa rõ nét giữa các phân khúc
Trong khi các dự án nhà liền thổ có nguồn cung và lượng tiêu thụ tích cực, thì căn hộ cao tầng lại chững lại, đặc biệt ở khu vực phía Đông Thủ đô nơi...
Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn
Sau gần một thập kỷ ghi dấu ấn đậm nét trên thị trường bất động sản, Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group) đang tự tin bước vào một kỷ nguyên mới với chiến lược tái cấu...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 30/6: Nhiều doanh nghiệp bị tố tạo "sốt ảo" để đẩy giá bán
Kinh Bắc (KBC) triển khai khu công nghiệp gần 150ha tại Hải Dương; Quy Nhơn sắp có dự án chung cư cao 45 tầng, tổng vốn hơn 3.500 tỷ đồng; Đề xuất tăng giá đất...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng tại Khu du...
Tỉnh Phú Thọ mới sẽ có khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf hơn 1.500 tỷ đồng; Bắc Ninh mới có thêm 3 cụm công nghiệp hơn 170 ha, vốn đầu tư trên 2.400...
Xem nhiều




