Nhiều giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, phục hồi kinh tế
Thông điệp cũng như chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng là phải hạ lãi suất cho vay. Điều này đang diễn ra rất tích cực, nhất là 1 tháng gần đây.
Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 vừa diễn ra.
Tại cuộc họp báo, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, hiện nay, tín dụng có tăng nhưng mức tăng so với năm ngoái vẫn còn thấp. Tính đến ngày 30/9, lãi suất huy động là khoảng 5,9%, tổng vốn huy động của các ngân hàng thương mại là 12.900 nghìn tỷ đồng. Vào thời điểm năm ngoái, lãi suất huy động là 7,68%. Lãi suất cho vay dự đoán là khoảng 6,1 - 6,2%. Tổng dư nợ của nền kinh tế là 12.630 nghìn tỷ đồng. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng có tăng nhưng chậm hơn năm ngoái. Nguyên nhân là do nhiều lý do khách quan, trong đó có khó khăn đến từ nền kinh tế, tác động của nước ngoài và khó khăn của doanh nghiệp trong nước.
“Cách đây 10 ngày, trên diễn đàn của Quốc hội, chúng tôi cũng đã báo cáo. Hôm nay, theo số liệu mới nhất thì mức giảm trung bình cho vay, nhất là khoản vay mới, là 1 - 1,3%. Nhờ sự quyết liệt, 9 tháng nhìn lại, điều hành chính sách tiền tệ đã rất mạnh mẽ, chính sách tiền tệ nới lỏng ngay từ đầu năm; điều hành linh hoạt, hiệu quả, phù hợp”, Phó Thống đốc NHNN cho hay.
Phó Thống đốc NHNN cũng cho biết, lãi suất bình quân cho vay đối với các khoản vay ngắn hạn là 5,5 - 5,7%, vay trung ngắn hạn là 5,8 - 10%. Lãi suất của những khoản dư nợ trước đây chưa đến kỳ trả nợ và trả lãi thì có độ trễ, do huy động của các ngân hàng thương mại trước đây ở mức rất cao, thậm chí từ 10-12%, nên độ trễ hiện nay theo sự tính toán của chúng tôi xác định thì khoảng từ 9-12%.
Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại khi chưa đến kỳ các doanh nghiệp trả lãi, ngân hàng và doanh nghiệp đều có sự thống nhất hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn. Khối tín dụng chính sách cho người nghèo, hộ thu nhập thấp cũng tăng rất cao là 8,19% và tổng dư nợ là 316 nghìn tỷ đồng với 16,7 triệu khách hàng.
Mở rộng tín dụng thông qua 11 giải pháp lớn
Liên quan đến vấn đề làm thế nào để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với tín dụng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, trước hết dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi cũng xác định là đẩy mạnh việc tăng nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp khó khăn, doanh nghiệp đóng cửa, doanh nghiệp giải thể để giúp họ sớm khôi phục kinh tế, nhất là sau 2 năm chống dịch cộng với tác động kép từ ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và trong nước.
Trước tình hình này, từ đầu năm, NHNN đã đặt ra vấn đề mở rộng tín dụng thông qua 11 giải pháp lớn.
Thứ nhất, ngay từ đầu năm, chúng tôi đã tạo thanh khoản, dư địa cho tổ chức tín dụng. Không có câu chuyện thiếu room tín dụng cũng như các ngân hàng thương mại rất thoải mái nguồn lực cho vay. Ngân hàng sử dụng công cụ để tạo nguồn lực, hạ lãi suất để đầu vào của doanh nghiệp được giảm thấp.
Thứ hai, hạ lãi suất điều hành 2% cho 4 lần từ đầu năm của Ngân hàng Nhà nước. Thông điệp cũng như chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng là phải hạ lãi suất cho vay. Điều này đang diễn ra rất tích cực, nhất là 1 tháng gần đây.
Thứ ba là, rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật (như Thông tư 06 là một điển hình) tạo dư địa pháp lý cho các tổ chức tín dụng cung ứng sản phẩm mới, tạo thêm cạnh tranh, điều kiện cho vay nhiều hơn, đồng thời cũng tạo thêm điều kiện buộc các ngân hàng thương mại phải tính đến câu chuyện giữ khách hàng và hạ lãi suất.
Thứ tư là, tái cơ cấu lại các khoản nợ, khoản lãi đến hạn nếu còn khó khăn. Cụ thể, với Thông tư 42 ngay từ đầu năm, đến nay có hơn 120 nghìn tỷ đồng đã được thực hiện.
Thứ năm là, gói tín dụng chuyên đề của Chính phủ cũng như của ngân hàng như gói 40 nghìn tỷ đồng của ngân sách để hỗ trợ 2% lãi suất, gói 120 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ nhà ở xã hội, gói 15 nghìn tỷ đồng cho kinh doanh thủy sản cũng như xuất khẩu gỗ (hiện nay đã cho vay được gần 6 nghìn tỷ trong gói 15 nghìn tỷ). Nếu như dùng hết gói 15 nghìn tỷ này, chúng tôi lại chỉ đạo các ngân hàng thương mại sẵn sàng cung ứng để giải quyết những khó khăn trước mắt cho 2 lĩnh vực này.
Thứ sáu là, cải cách thủ tục hành chính, hạ phí để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, các thành phần kinh tế để tháo gỡ vướng mắt ngay tại cơ sở; phối hợp với chính quyền địa phương, ngành nghề, hiệp hội về cơ chế chính sách…
Các giải pháp tiếp theo là truyền thông; rồi phối hợp với chính quyền địa phương, các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp… để cùng chính quyền địa phương xác định tại địa phương mình có những cơ chế, chính sách gì còn vướng mắc để cùng tháo gỡ. Ngoài ra cần tiếp tục tăng cường tín dụng, tăng cường có các chính sách xã hội và chính sách tiêu dùng, tín dụng tiêu dùng… Đây là giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy được nhu cầu tiêu dùng, từ đó sẽ tăng được tỉ lệ tín dụng…
Giải pháp cuối cùng là, hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Thứ nhất là các ngân hàng tiếp tục phát hành trái phiếu nếu đủ điều kiện đảm bảo an toàn. Thứ hai là tham gia với tư cách là nhà đầu tư vào các trái phiếu của doanh nghiệp. Hiện nay chúng tôi đang duy trì 4 tổ chức tín dụng với số trái phiếu trên 231 nghìn tỷ đồng.
“Thông qua các giải pháp trên, chúng ta rất mong tín dụng sẽ đạt mức như kỳ vọng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế. Hy vọng trong 3 tháng cuối năm, thông lệ tín dụng sẽ tăng nhanh lên. Ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp quyết liệt cùng với sự đồng hành của các địa phương, tạo điều kiện để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vươn lên trong bối cảnh kinh tế khó khăn”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.
TIN LIÊN QUAN
Điểm tin ngân hàng tuần qua: NHNN tiếp tục hút ròng hơn 10 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở
AIA Việt Nam chi trả hơn 1.400 tỷ đồng cho khách hàng trong 9 tháng đầu năm; Đầu tháng tỷ giá nhích tăng; Giá vàng nhẫn đã giảm nhiệt, vàng SJC tăng nhẹ;...
Techcombank - Ngân hàng tư nhân giá trị nhất Việt Nam tiếp tục thăng hạng toàn cầu
Ngày 11/10/2024, Brand Finance, Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị và mạnh nhất Việt Nam năm 2024....
Giá vàng trong tuần (7/10-13/10): Kết thúc tuần tăng giá
Giá vàng thế giới trong tuần (7/10-13/10) giảm trong phiên giao dịch đầu tuần. Tại phiên giao dịch giữa tuần, giá vàng tiếp đà lao dốc...
VPBank lọt Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
Giá trị thương hiệu của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) năm 2024 tăng gần 6% so với năm 2023, đạt 1,35 tỷ USD, đưa ngân hàng lọt Top 10 thương hiệu...
Giá vàng hôm nay (12/10): Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới hôm nay (12/10) tiếp đà tăng khi dữ liệu lạm phát của Mỹ tiếp tục củng cố triển vọng Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay...
Điểm tin ngân hàng ngày 12/10: Kiều hối về TP HCM đạt gần 5,500 tỷ USD trong 9 tháng
Giá trị thương hiệu của VPBank đạt 1,35 tỷ USD; BIDV mở rộng thêm 6 điểm bán vàng viếng; SHB miễn nhiệm Phó Tổng Giám đốc… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Giá vàng hôm nay (11/10): Thị trường thế giới bất ngờ tăng mạnh
Giá vàng thế giới hôm nay (11/10) tăng mạnh khi thị trường đón nhận tin tức quan trọng về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ.
Điểm tin ngân hàng ngày 11/10: VietinBank dự kiến lợi nhuận 2024 đạt 26.300 tỷ đồng
Thanh tra Tài chính kiến nghị thu hồi hơn 12,8 nghìn tỷ đồng; Ngân hàng Nhà nước thanh tra 2 tổ chức tín dụng và 4 công ty vàng; Bảo hiểm chi hơn 11.600 tỷ...
Lãi suất cho vay mua nhà tại loạt ngân hàng biến động ra sao?
Nhiều ngân hàng tung ra chính sách lãi suất cho vay mua nhà hấp dẫn với mức ưu đãi chỉ từ 3,99-8%/năm. Sau khoảng thời gian này, lãi suất sẽ thả nổi...
Vừa hết quý III, loạt ngân hàng lên lịch triệu tập đại hội cổ đông bất thường
Quý IV/2024, loạt ngân hàng sẽ triệu tập đại hội cổ đông bất thường để thông qua nhiều vấn đề mới theo quy định của luật và bầu bổ sung nhân sự chủ chốt...
Giá vàng hôm nay (10/10): Đồng loạt giảm
Giá vàng thế giới hôm nay (10/10) giảm khi đồng bạc xanh của Mỹ phục hồi và biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Fed được công bố cho thấy,...
Điểm tin ngân hàng ngày 10/10: "Big 4" đạt lợi nhuận trước thuế gần 120.000 tỷ đồng
Công khai lãi suất tiền gửi tại địa điểm giao dịch; Saigonbank triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024; Ông Bùi Xuân Dũng làm Phó tổng giám đốc VietABank;...
Giá vàng hôm nay (9/10): Thị trường thế giới quay đầu giảm
Giá vàng thế giới hôm nay (9/10) giảm mạnh do hoạt động bán tháo khi thị trường nhận được thông tin về khả năng ngừng bắn giữa Hezbollah và Israel.
Điểm tin ngân hàng ngày 9/10: Agribank niêm yết 10.000 tỷ đồng trái phiếu mới
Eximbank chuẩn bị họp cổ đông bất thường; Techcombank giảm lãi suất tiết kiệm; PNJ bị xử phạt 1,34 tỷ đồng do vi phạm quy định về tiền tệ;...
Eximbank (EIB) triệu tập đại hội cổ đông bất thường
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - HoSE: mã chứng khoán EIB) vừa công bố thông tin bất thường về Nghị quyết Hội đồng quản trị...
Nhóm doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu lãi suất hấp dẫn
Sau thời gian "bất động", nhiều doanh nghiệp bất động sản gần đây phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 11 - 12,5%/năm, cao gấp đôi lãi suất trái phiếu nhóm ngân hàng...
Giá vàng hôm nay (8/10): Thị trường trong nước và thế giới trái chiều
Giá vàng hôm nay (8/10) giảm khi đồng bạc xanh của Mỹ phục hồi. Thị trường vàng đang cạn kiệt người mua, điều này có nghĩa là rủi ro giảm giá đang gia tăng.
Ngân hàng khi nhận tiền gửi không được khuyến mại dưới mọi hình thức
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức,...
Điểm tin ngân hàng ngày 8/10: Gần 16% tổ chức tín dụng lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm
Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng; Giá USD ngân hàng vượt 25.000 đồng/USD; Novaland thanh toán 3 tỷ đồng tiền gốc của 2 lô trái phiếu đã quá hạn...