"Hệ sinh thái" BIM Group huy động thành công nghìn tỷ từ phát hành trái phiếu
Mới đây, nhà đầu tư ngoại cam kết rót nghìn tỷ vào dự án mới của BIM Group. Đặc biệt, "hệ sinh thái” của BIM Group xuất hiện các giao dịch thế chấp với các ngân hàng nước ngoài từ năm 2018 đến tháng 3 năm nay.
Thành viên của BIM Group nhận ‘cơn mưa’ tiền từ trái phiếu
Mới đây, Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) - thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới cam kết đầu tư 3.500 tỷ đồng (khoảng 150 triệu USD) vào các trái phiếu liên kết bền vững bằng nội tệ do CTCP Bất động sản BIM (BIM Land) và công ty con là Công ty CP Thanh Xuân phát hành.
Đầu tư của IFC gồm 2 khoản đăng ký mua trái phiếu 2.333 tỷ đồng (khoảng 100 triệu USD) do BIM Land và 1.167 tỷ đồng (khoảng 50 triệu USD) do Công ty CP Thanh Xuân phát hành. Cả hai doanh nghiệp này đều là công ty con của Tập đoàn BIM (BIM Group).
>>> Hệ sinh thái Taseco Corp đang thế chấp ngân hàng loạt cổ phần, bất động sản?

Khoản tiền thu được từ phát hành trái phiếu sẽ được BIM Group sử dụng để phát triển dự án Khu đô thị du lịch Thung Lũng Thanh Xuân tại thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Triển khai các giải pháp tiết kiệm nước và năng lượng tại hai khách sạn tại Phú Quốc.
Được biết, vào ngày 21/8 vừa qua, CTCP Bất động sản BIM (BIM Land) mới huy động thành công 2.333 tỷ đồng trái phiếu. Ngày phát hành là 21/8/2023, ngày hoàn tất là 31/8/2023. Lô trái phiếu đáo hạn vào ngày 15/7/2030 với lãi suất cố định 10,4%. Tổ chức phát hành là CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Trước đó, tính đến ngày 30/06, BIM Land đang lưu hành hai lô trái phiếu, bao gồm một lô phát hành trong nước và một lô trái phiếu phát hành ở nước ngoài tại thị trường Singapore.
Cụ thể, lô trái phiếu phát hành ở Singapore có mã BIMCD2126001, khối lượng 1.000 trái phiếu, mệnh giá 200.000 USD/tp. Tổng mệnh giá 200 triệu USD, tương ứng khoảng 4.600 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 60 tháng từ ngày 07/05/2021 đến ngày 07/05/2026. Lãi suất trái phiếu 7,75%/năm, trả lãi định kỳ 6 tháng một lần.
Đây là trái phiếu xanh, không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo, không kèm chứng quyền, niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore.
Vốn huy động từ đợt phát hành trái phiếu này sẽ được BIM Land sử dụng để phát triển các dự án bất động sản của công ty, trong đó có nhiều dự án xanh, bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, lô trái phiếu trong nước có mã BIMCB2023001, khối lượng 10 triệu trái phiếu, mệnh giá 100.000 đồng/tp, trị giá 1.000 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng từ ngày 30/12/2020 đến ngày 30/12/2023. Lãi suất 10%/năm, trả lãi định kỳ 3 tháng một lần. Tổ chức phát hành là CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS).
Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này gồm 6 lô đất tại phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích 28.516 m2; giá trị bảo đảm hơn 1.315 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó, ba lô đất đã được giải chấp, giá trị bảo đảm còn lại hơn 1.000 tỷ đồng, vẫn lớn hơn giá trị bảo đảm tối thiểu cho lô trái phiếu này.
Mục đích phát hành nhằm góp thêm vốn vào công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất hạ Long (BIM Hạ Long) – một công ty con của BIM Land và thực hiện đầu tư vào dự án Centara thông qua hình thức hợp tác kinh doanh hoặc một hình thức khác phù hợp.
Cũng trong khoảng thời gian này, BIM Land đã ký kết thoả thuận với IHG Hotels & Resorts để phát triển một khu nghỉ dưỡng thương hiệu InterContinental với 171 phòng khách sạn và 97 biệt thự ở trung tâm dự án.
Bên cạnh đó, BIM Land cũng bắt tay với BHS Group để phát triển kinh doanh dự án, trong đó phần trọng tâm là hơn 1.000 căn biệt thự, nhà liền kề và dinh thự.
Ông Đoàn Quốc Huy, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành BIM Group, cho biết, phát triển bền vững là một nội dung quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp này, nhằm định vị BIM Land là nhà phát triển và vận hành bất động sản hàng đầu ở châu Á với tầm nhìn dài hạn.
Hàng loạt giao dịch đảm bảo tại nước ngoài trong hệ sinh thái của BIM Group
BIM Land là thành viên phụ trách lĩnh vực kinh doanh bất động sản của BIM Group. Công ty này được thành lập vào tháng 11/2011, trụ sở chính hiện đặt tại Toà nhà Green Bay, đường Hoàng Quốc Việt, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hiện, BIM Land có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, do ông Đoàn Quốc Huy là Tổng giám đốc và ông Đoàn Quốc Việt là Chủ tịch HĐQT.
Theo giới thiệu của BIM Group, BIM Land đã phát triển quỹ đất 7,2 triệu m2 tại Quảng Ninh, Phú Quốc, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Ninh Thuận, Lào. Các dự án nổi bật của công ty là Hạ Long Plaza, Khu đô thị Halong Marina (248 ha), Khu đô thị dịch vụ Hùng Thắng (Quảng Ninh), Phu Quoc Marina (155 ha), Park Hyatt Phu Quoc, Palm Garden Shop Villas Phu Quoc (7 ha), InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort (9,2 ha)…
>>> "Hệ sinh thái" Xuân Thiện Group: Lợi nhuận nhóm doanh nghiệp năng lượng tái tạo thua lỗ thảm hại

Ngoài bất động sản, BIM Group còn hoạt động trong các lĩnh vực: Nông nghiệp và thực phẩm, năng lượng tái tạo và dịch vụ tiêu dùng thông qua các công ty con.
Đơn cử như CTCP Năng lượng tái tạo BIM (BIM Energy) thành lập tháng 9/2017 do ông Đoàn Quốc Huy làm Tổng giám đốc, vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Công ty có 3 cổ đông sáng lập là Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (94,33%); CTCP Muối Cà Ná Ninh Thuận và ôg Đoàn Quốc Huy.
Thông tin cập nhật mới nhất tháng 1/2021 thì vốn điều lệ công ty đạt gần 353 tỷ đồng, và AC Energy góp 49%vốn; cả Muối Cà Ná Ninh Thuận và Sản xuất Hạ Long đều không còn giữ vốn.
CTCP Thanh Xuân thành lập tháng 4/2003 do bà Đoàn Thị Xuân Thanh, sinh năm 1959, làm Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật. Công ty có vốn điều lệ 60 tỷ đồng. Danh sách cổ đông sáng lập gồm 8 người, trong đó bà Đoàn Thị Xuân Thanh góp 43,5%; ông Trần Hoài Bắc góp 39%...
Tháng 5/2016 công ty tăng vốn điều lệ gấp đôi lên 120 tỷ đồng và lên thành 150 tỷ đồng vào 2018. Tháng 3/2021 công ty cập nhật thông tin bà Đoàn Thị Thanh Mai lên làm Tổng giám đốc.
Mới đây, tháng 2/2022 công ty tăng vốn “khủng” từ 150 tỷ đồng lên 1.210 tỷ đồng, tương ứng tăng gấp 8 lần. Nửa năm sau ngày tăng vốn khủng, tháng 10/2022 ông Đoàn Quốc Huy lên làm Chủ tịch HĐQT.
CTCP Đầu tư phát triển Syrena Việt Nam cũng là thành viên của BIM Group, doanh nghiệp này có cùng trụ sở với công ty mẹ tại tòa nhà Greenbay, đường Hoàng Quốc Việt, phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Syrena Việt Nam là một trong những đơn vị phát triển bất động sản khá lớn của BIM Group. Công ty được biết đến là chủ đầu tư của một số dự án lớn như khu shophouse Little Việt Nam, rộng 3,3 ha, tại thành phố Hạ Long; khu căn hộ cao cấp Fraser Suites Hà Nội, rộng gần 1 ha hay khu đô thị Phú Quốc Water Front; khu đô thị Halong Marina (248 ha), chung cư Green Bay tại Quảng Ninh, dự án khách sạn 5 sao Crowne Plaza Vientiane tại Lào...
Hiện tại, người đại diện pháp luật, kiêm chức vụ Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Syrena Việt Nam là bà Đoàn Thị Thanh Mai, con ông Đoàn Quốc Việt, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị BIM Group.
Ngoài ra, hệ sinh thái của BIM Group còn có BIM Foods, thương hiệu đại diện mảng kinh doanh Nông nghiệp và Thực phẩm của BIM Group.
Đáng chú ý nhất trong “hệ sinh thái” đa dạng của BIM Group là xuất hiện các giao dịch thế chấp với các ngân hàng nước ngoài từ năm 2018 đến tháng 3/2023.
Theo đó, đầu tiên vào tháng 8/2018, ông Đoàn Quốc Việt, Công ty TNHH Tập đoàn BIM và CTCP sản xuất và chế biến Muối BIM cùng AC Energy Vietnam Investments Pte.Ltd đã có giao dịch thế chấp với Rizal Commercial Banking Corporation Trust and Investments Group, bên vay là CTCP Năng lượng tái tạo BIM.


Cũng trong tháng 8/2018, Ông Đoàn Quốc Huy, Công ty TNHH Tập đoàn BIM và CTCP Muối Cà ná Ninh Thuận cùng AC Energy Vietnam Investments Pte.Ltd cũng có giao dịch thế chấp với Rizal Commercial Banking Corporation Trust and Investments Group, bên vay cũng là là CTCP Năng lượng tái tạo BIM.
Tương tự, ông Đoàn Quốc Việt và ông Đoàn Quốc Huy cũng có nhiều giao dịch đồng thế chấp với AC Energy, Năng lượng BIM và thêm CTCP Sản xuất và chế biến muối BIM. Bên nhận đảm bảo là Rizal như ở trên. Tài sản đảm bảo của các hợp đồng khác nhau cũng có điểm khác nhau.
Ngoài ra, tháng 12/2021, Công ty TNHH Tập đoàn BIM có giao dịch thế chấp tại ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam.
>>> Doanh nghiệp trong hệ sinh thái BIM Group hút về gần 600 tỷ từ trái phiếu sau cú tăng vốn "thần tốc"


Gần đây nhất vào tháng 3/2023, Công ty Cổ phần Tập đoàn BIM cũng có giao dịch thế chấp tại Asian Development Bank (ngân hàng phát triển châu Á); The Hong Kong Mortgage Corporation Limited; Ngân hàng Sumitomo chi nhánh Singapore;…
Syrena Việt Nam bị nêu tên nợ thuế 187 tỷ đồng
Cục thuế tỉnh Quảng Ninh vừa công bố danh sách những doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn tỉnh. Có 611 doanh nghiệp đang nợ đọng thuế, trong đó nợ nhiều nhất là Công ty TNHH Quan Minh với số dư nợ thuế, phí đến 346 tỷ đồng. Quan Minh được biết đến là chủ đầu tư dự án Ocean Park Vân Đồn.
Đứng ngay sau Quan Minh về chúa chổm nợ thuế là CTCP Đầu tư phát triển Syrena Việt Nam với số dư nợ thuế 187,9 tỷ đồng. Đáng chú ý, phía sau ông chủ của Syrena là một hệ sinh thái khủng với nhiểu mảng kinh doanh bao gồm bất động sản, năng lượng tái tạo, hàng tiêu dùng, nông nghiệp...
Về tình hình kinh doanh những năm gần đây của Syrena Việt Nam có sự tăng trưởng đột phá. Năm 2021, doanh thu của Syrena Việt Nam tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2020 lên mức 975 tỷ đồng, doanh thu tài chính tăng gấp hơn 2 lần lên 763 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lại sụt giảm, kết quả Syrena Việt Nam lãi sau thuế năm 2021 ghi nhận hơn 1.123 tỷ đồng, tăng cao gấp 28 lần năm trước.
sang năm 2022 doanh thu của Syrena Việt Nam tăng gấp rưỡi lên mức 1.473 tỷ đồng. Doanh thu tài chính tăng cao trong khi chi phí tài chính lại sụt giảm so với năm trước, kết quả Syrena Việt Nam báo lãi tăng cao gấp rưỡi lên mức 1.748 tỷ đồng. Cuối năm công ty ghi nhận khoản vay nợ tài chính dài hạn 695 tỷ đồng.
TIN LIÊN QUAN
Giải pháp nào để kéo giảm giá nhà ở tại TPHCM?
Sở Xây dựng TPHCM cho rằng để góp phần kiểm soát và điều chỉnh giá nhà, cần sự phối hợp đồng bộ từ nhiều phía. Chính quyền địa phương cần có giải pháp tăng nguồn...
Thị trường BĐS TP. HCM: 70% số lượng nhà ở ra thị trường hàng năm là hàng cao cấp, 90 triệu đồng/m2
Theo HoREA, thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh và cả nước vẫn còn một số khó khăn trong năm 2025, nhưng mức độ khó khăn có xu thế giảm dần...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/7: Mức độ quan tâm đất nền giảm mạnh sau “cơn sốt” ngắn hạn
Mức độ quan tâm đất nền giảm mạnh sau “cơn sốt” ngắn hạn; Nguồn cung nhà ở tại TP HCM tăng mạnh; Loạt siêu dự án của “ông lớn” Vingroup, Sunshine Group, Lotte,...
"Chuồng cọp" ở chung cư cũ: Đừng để khi có rủi ro mới "ra quân" giải quyết
Những “chuồng cọp” được lắp đặt ở các chung cư cũ tưởng như sẽ mang đến lợi ích nhưng thực chất lại trở thành mối nguy đối với cư dân...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 14/7: Phân khúc cao cấp và hạng sang “chiếm sóng” thị trường căn hộ Đà Nẵng
Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) lập tổ chuyên trách hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược; Phân khúc cao cấp và hạng sang “chiếm sóng” thị trường căn hộ Đà Nẵng...
"Cực tăng trưởng" mới trên bản đồ bất động sản phía Nam
Khu vực Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm Thủ Đức, Dĩ An, Thuận An và các vùng giáp ranh thuộc Bình Dương cũ...
Phường Bãi Cháy “chơi lớn” bắn pháo hoa ba tối mỗi tuần
Hàng nghìn khán giả đổ về bãi biển trục Quảng trường Sun Carnival, Vịnh Pháo hoa, Sun Elite City đêm 11& 12/7, vỡ oà trong màn pháo hoa...
Bất động sản Hải Phòng nóng trở lại: Tái hiện “thời vàng son” như TP.HCM 15 năm trước?
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, bất động sản Hải Phòng được đánh giá là điểm sáng, mang nhiều điểm tương đồng với...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 13/7: Bất động sản công nghiệp giữ vững đà tăng trưởng giữa biến động toàn cầu
Bất động sản công nghiệp giữ vững đà tăng trưởng giữa biến động toàn cầu; Sân bay Long Thành “chạy nước rút” hoàn thành những hạng mục cuối cùng;...
TPHCM sẽ tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm “chuồng cọp” tại chung cư
TPHCM sẽ tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm tình trạng cơi nới, “chuồng cọp”… tại các chung cư nhằm đảm bảo các điều kiện phục vụ công tác thoát nạn,...
TPHCM còn bao nhiêu chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm chưa được di dời?
Ngày 10/7, Sở Xây dựng TPHCM cho biết, hiện nay trên địa bàn thành phố có 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975, trong đó có 16 chung cư...
Thương phố nhà vườn 120m² Vinhomes Wonder City: Đón sóng Metro, đón dòng tiền bền vững
Vinhomes Wonder City là một trong những dự án hiếm hoi phát triển theo mô hình TOD hiện đại, gắn tuyến Metro số 4, mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bền vững...
Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách về đất đai
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật về đất đai để phù hợp thực tiễn, tăng cường quản lý...
Cẩn trọng trước những lời mời gọi mua đất lập làng, lập "cộng đồng thiện lành"
Trên các trang mạng xã hội, trên các diễn đàn liên quan đến bất động sản, một số cá nhân tự “vẽ” ra những dự án, kêu gọi cùng mua,...
Hình dung trung tâm kinh tế biển, đô thị thông minh Phú Quốc trong tương lai?
Những công trình hạ tầng trăm nghìn tỷ được đầu tư cho APEC 2027 cùng cơ chế đặc khu sẽ mở ra không gian phát triển chưa từng có cho Phú Quốc...
"Nhà ở cần được nhìn nhận như một phần thiết yếu của hạ tầng quốc gia"
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và giá nhà vượt xa thu nhập, các chuyên gia cho rằng đã đến lúc tái định vị nhà ở như một phần thiết yếu...
Giá vật liệu xây dựng tăng cao, chủ nhà và chủ thầu cùng "méo mặt"
"Giá tăng cao quá, xây nhà trong thời điểm này đến khổ" - đó là câu than thở chung của cả chủ nhà lẫn những chủ thầu xây dựng.
TPHCM: Giải quyết thông suốt các thủ tục nhà đất sau hợp nhất
Cách thức hoạt động tại các phường, xã, trung tâm phục vụ hành chính công, nhất là những vấn đề về thủ tục xây dựng, nhà đất, hạ tầng đô thị...
Rà soát, đề xuất bổ sung nhu cầu sử dụng đất phục vụ điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu khẩn trương rà soát, cập nhật và đề xuất bổ sung nhu cầu...
Xem nhiều




