Nhìn lại thế giới 2020: Bài học đắt giá về Covid-19
Đại dịch COVID-19 đã mang lại một số bài học về khả năng chống chịu trước khó khăn trong công tác quản trị nhà nước, song lại rất hữu ích.
Nhiều nước giàu có đã không quản lý thành công cuộc khủng hoảng y tế này như được dự đoán trước đó, trong khi không ít nước nghèo hơn, dân số đông hơn và dễ bị tổn thương trước dịch bệnh hơn lại vượt qua được cuộc khủng hoảng này ngoài mức kỳ vọng.
Sự khác biệt này đã đặt ra những câu hỏi đang quan tâm không chỉ về vấn đề quản lý y tế công mà còn về tình trạng quản lý nhà nước và xã hội tại những nền dân chủ lâu đời và lớn nhất thế giới.
Ngay trước khi xảy ra đại dịch, một nhóm các cơ quan nghiên cứu lớn đã công bố báo cáo về Chỉ số An ninh y tế toàn cầu, trong đó xếp hạng các nước theo năng lực ngăn chặn, phát hiện, báo cáo một bệnh truyền nhiễm nào đó và tiếp đến là khả năng phản ứng mau lẹ khi bùng phát dịch bệnh.
Không có gì ngạc nhiên khi dữ liệu khi đó cho thấy “các nước có thu nhập cao hơn có xu hướng xếp hạng cao trong trong chỉ số này”.
Đứng đầu danh sách “các nước có công tác chuẩn bị tốt nhất để ứng phó với một đại dịch nào đó” là Mỹ và Anh.
Thế nhưng, chỉ một năm sau, những chỉ số xếp hạng này hoàn toàn lố bịch. Theo một nghiên cứu công bố hồi tháng 9, “10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 xét về số người tử vong tính theo triệu người lại là những nước nằm trong số 20 nước đứng đầu danh sách chỉ số an ninh y tế toàn cầu nói trên.”
Dĩ nhiên, vẫn còn quá sớm để tung hô bất kỳ một “mô hình thành công” nào trong nỗ lực đối phó với đại dịch. Những làn sóng dịch bệnh mới đang tiếp tục đánh gục thậm chí cả những nước từng cho rằng họ đã chiến thắng loại virus này.
Thế nhưng, có một điều rõ ràng là một số chính phủ đã phân bổ nguồn lực, áp dụng và triển khai các năng lực và sự vào cuộc của các cơ quan, ban ngành liên quan hiệu quả hơn rất nhiều so với các chính phủ khác.
Điều đặc biệt thú vị là những chính phủ thực hiện các biện pháp thành công này lại là 3 nước “đội sổ” trong danh sách xếp hạng chỉ số an ninh y tế toàn cầu nói trên.
Trước hết là câu chuyện của Senegal. Với dân số chỉ trên 15 triệu dân và GDP trên đầu người chỉ khoảng 1.500 USD, nước này xếp thứ 95 trong bảng xếp hạng nói trên với 37,9 điểm so với Mỹ đứng đầu là 83,5 điểm.
Thế nhưng, vào tháng 1-2020, khi WHO lần đầu tiên công bố tình trạng khẩn cấp y tế công toàn cầu, thì Senegal lúc đó đã thực hiện đầy đủ công tác chuẩn bị.
Khi Senegal phát hiện trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên tại nước này hôm 2-3, thì quốc gia Tây Phi đã triển khai các chốt xét nghiệm lưu động, thiết lập hệ thống truy tìm dấu vết tiếp xúc và thiết lập các cơ sở cách ly tại các trạm y tế, BV và khách sạn.
Chính phủ cũng ngay lập tức cấm tụ tập đông người, áp đặt lệnh giới nghiêm, hạn chế đi lại trong nước và đình chỉ hoạt động của các chuyến bay thương mại quốc tế. Đến tháng 4, người dân được yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang ở những nơi công cộng. Tính đến tháng 10, Senegal ghi nhận khoảng 15.000 ca nhiễm và 300 ca tử vong.
Một quốc gia khác gây bất ngờ về công tác quản lý nhằm đối phó với đại dịch là Sri Lanka. Với dân số 21,5 triệu người, quốc gia Nam Á này xếp hạng thứ 120 về chỉ số an ninh y tế toàn cầu, song lại có các biện pháp ứng phó nhanh chóng trước những tin tức ban đầu về đại dịch.
Cùng với việc triển khai quân đội tham gia nỗ lực chống dịch, chính phủ Sri Lanka cũng triển khai biện pháp thử nghiệm nhanh do ngành y tế trong nước phát triển (kết quả thu được trong vòng 24 tiếng) đồng thời tiến hành xét nghiệm PRC (xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase) tại các khu vực đông dân cư.
Sri Lanka thiết lập cơ chế truy tìm dấu vết nghiêm ngặt nhằm phát hiện những người tiếp xúc với người bị nhiễm trước đó, hỗ trợ những người bị cách ly, bắt buộc người dân đeo khẩu trang nơi công cộng, hạn chế và kiểm tra khách du lịch đến nước này và áp đặt lệnh giới nghiêm trên toàn đảo quốc.
Cũng như ở Senegal, Sri Lanka đã tiến hành chiến dịch truyền thông quy mô lớn đến người dân. Kể từ tháng 11-2020, đảo quốc này chỉ ghi nhận 13 ca tử vong vì Covid-19.
Một điển hình thứ ba là Việt Nam. Với dân số 95 triệu dân Việt Nam đứng thứ 50 trong bảng xếp hạng chỉ số nói trên, song lại khẩn trương bắt tay vào công cuộc chống dịch bệnh ngay từ khi nhận được tin tức đầu tiên về loại virus này xuất hiện ở nước láng giềng Trung Quốc.
Nếu những nước nghèo này có thể quản lý tốt dịch bệnh thì tại sao Mỹ và Anh lại không thể làm được? Kinh nghiệm gần đây của các nước này về đối phó với các bệnh truyền nhiễm rõ ràng đã đóng một vai trò nhất định trong công tác chuẩn bị và sẵn sàng đối phó ở cấp độ quốc gia.
Senegal đã phải trải qua cuộc khủng hoảng dịch bệnh Ebola hồi năm 2013-2016. Việt Nam và Sri Lanka thì rút ra được bài học từ dịch SARS (2003) và MERS (2012).
Những nước này đã thiết lập cơ sở hạ tầng để đối phó và quản lý sự bùng phát của bệnh truyền nhiễm (và một số cộng đồng dân cư có thể đã phát triển cơ chế miễn nhiễm đối với virus Corona).
Ngoài ra, tại Senegal, Sri Lanka và Việt Nam, Chính phủ mỗi nước đều đồng lòng thực hiện chiến lược chống dịch, trong đó tập trung vào phương thức truyền tải tin tức rõ ràng và minh bạch đến người dân kết hợp với các mạng lưới thông tin tuyên truyền tại cộng đồng.
Trong khi đó, cả Mỹ và Anh đều “bất lực” trước các cuộc xung đột và đấu đá của giới tinh hoa và không thể huy động các cơ quan thể chế hàng đầu của mình tham gia vào một chiến lược quốc gia thống nhất.
Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 23,28 tỷ USD
Trong kỳ 1 tháng 11/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 31 triệu USD. Theo đó, lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2024, cán cân thương mại hàng hóa...
Hà Nội: Bãi bỏ các Quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ý ban hành Quyết định số 67 2024 QĐ-UBND ngày 21/11/ 2024 về việc bãi bỏ Quyết định số 19/2019 QĐ-UBND ngày 15/10/2019...
Cần rà soát lại nội dung Điều 15 dự thảo Luật Thuế GTGT
Mới đây, tại Tọa đàm “Áp thuế giá trị gia tăng phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững” do Tạp chí Năng lượng Mới/PetroTimes tổ chức, đại biểu Quốc hội...
Nguyên nhân chậm tiến độ giai đoạn 1 sân bay Long Thành
Chiều 20/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).
Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
Trong một báo cáo từ Stratas Advisors gửi đến AFP vào cuối ngày thứ Năm, công ty này cảnh báo rằng các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường sản lượng dầu có thể kích thích phản ứng từ OPEC+.
6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm từ ngày 14/1/2025
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu khai thác bay đêm từ 0h - 24h hàng ngày tại 6 Cảng hàng không từ ngày 14/1/2025.
Giá xăng dầu hôm nay 16/11: Thấp nhất trong 1 tháng trở lại đây, RON 95 sẽ còn giảm tiếp!
Cập nhật giá xăng dầu mới nhất chiều ngày 16/11.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở thương mại,...
UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh,...
Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 - nhiệm kỳ V
Ngày 15/11, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 – Nhiệm kỳ V...
Kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng
Theo Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain & Company, năm 2024, kinh tế số Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng hai con số...
Miễn, giảm và ghi nợ tiền sử dụng đất cho hộ khó khăn
Theo phản ánh của cử tri tỉnh Cà Mau, hiện nay vẫn còn nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không đủ điều kiện đăng ký quyền sử dụng đất,...
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 14/11/2024,...
Meta (Facebook), Google, Apple... nắm giữ 90% thị phần thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
Theo Tổng cục Thuế, các nhà cung cấp lớn như Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... hiện nắm giữ khoảng 90% thị phần doanh thu từ dịch vụ thương mại điện tử...
Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế thế giới 10 tháng năm 2024 tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức nhưng dần ổn định khi thương mại hàng hóa...
Hà Nội: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ số hoá Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 3710/UBND-KSTTHC ngày 8/11/2024 về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai...
Hàng hóa mua từ sàn TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký tại Việt Nam sẽ không được thông quan
Ngày 8/11, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan các địa phương không thông quan với những tờ khai vận chuyển hàng hóa có khai thông tin website...
Đại biểu Quốc hội đề nghị NHNN xem xét mua lại vàng miếng từ người dân
Theo Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán vàng miếng nhưng không mua lại từ thị trường, khiến người dân phải bán vàng ở "chợ đen"....
Việt Nam sẽ tiếp tục siết chặt quản lý các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới
Thông tin tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ Công Thương đã tích cực chỉ đạo...