Sẽ có sàn giao dịch carbon trong kỷ nguyên mới
Trong bối cảnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trở nên cấp bách và toàn cầu hóa hơn bao giờ hết, Việt Nam- một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu đang từng bước hiện thực hóa cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Một trong những công cụ quan trọng giúp hiện thực hóa mục tiêu này chính là thị trường carbon, và xa hơn là việc xây dựng sàn giao dịch carbon quốc gia, một bước ngoặt lớn trong chiến lược phát triển bền vững và hội nhập khí hậu t
Định vị thị trường carbon trong chiến lược Net Zero của Việt Nam
Tại Diễn đàn Net Zero Việt Nam năm 2025, ngày 18/7, với chủ đề “Thị trường Carbon trong kỷ nguyên mới”, với hàng trăm nhà quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng nhau thảo luận về tiềm năng, thách thức và lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Phát biểu tại Diễn đàn, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Quang – Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh: “Việc xây dựng sàn giao dịch carbon là yêu cầu tất yếu nếu Việt Nam muốn chủ động quản lý tín chỉ carbon, tận dụng cơ hội tài chính khí hậu và thực hiện các cam kết quốc tế”.

Từ sau Hội nghị COP26 năm 2021, khi Thủ tướng Chính phủ cam kết đưa Việt Nam đạt Net Zero vào năm 2050, hàng loạt chính sách đã được ban hành để cụ thể hóa cam kết này, từ Đề án thực hiện cam kết khí hậu, Nghị định số 06/2022 về giảm phát thải khí nhà kính đến Nghị định 119/2025 mới ban hành nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường carbon.
Theo kế hoạch, thị trường carbon Việt Nam sẽ bắt đầu vận hành thử nghiệm vào cuối năm 2025. Sàn giao dịch carbon quốc gia do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng trình Chính phủ sẽ là trung tâm giao dịch và giám sát các tín chỉ carbon, bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả và tương thích với các cơ chế quốc tế như Điều 6.2 và 6.4 của Thỏa thuận Paris, cũng như các cơ chế bù trừ uy tín như Gold Standard, Verra.
Về bản chất, thị trường carbon là một công cụ định giá phát thải, chuyển phát thải từ một chi phí môi trường thành chi phí tài chính. Doanh nghiệp nào phát thải vượt mức cho phép phải mua tín chỉ carbon từ những đơn vị phát thải thấp hơn. Đây là cách để khuyến khích chuyển đổi xanh, đồng thời mở ra nguồn lực tài chính mới phục vụ các hoạt động giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu.
TS. Nguyễn Đình Thọ – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Nông nghiệp và Môi trường nhận định: “Thị trường carbon không chỉ là công cụ giảm phát thải, mà còn là chìa khóa để Việt Nam tiếp cận các nguồn tài chính khí hậu quốc tế. Tuy nhiên, nếu không có năng lực hấp thụ, quản lý và triển khai hiệu quả, chúng ta sẽ đứng trước nguy cơ bỏ lỡ những cơ hội tài chính này".

Thực tế, trong các NDC (Đóng góp do quốc gia tự quyết định) cập nhật năm 2022, Việt Nam cam kết giảm 15,8% lượng phát thải nếu không có hỗ trợ quốc tế, và có thể nâng lên tới 43,5% nếu nhận được hỗ trợ về tài chính và công nghệ. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần khoảng 6 tỷ USD trong đó ngân sách nhà nước có thể đáp ứng khoảng 1 tỷ USD. Khoảng trống tài chính 5 tỷ USD còn lại chính là cơ hội để thị trường carbon phát huy vai trò huy động nguồn lực.
Những thách thức về kỹ thuật, thể chế và năng lực
Dù tiềm năng lớn, nhưng thị trường carbon tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Trước hết là về năng lực đo đếm, giám sát và báo cáo phát thải. TS. Quang cho biết: “Việc giao dịch tín chỉ carbon bắt buộc phải dựa trên hệ thống MRV minh bạch và chuẩn hóa. Nếu không, tín chỉ sẽ không được quốc tế công nhận, và thị trường sẽ thiếu niềm tin”.
Thứ hai là thách thức về thể chế. Hiện các bộ, ngành đang xây dựng đồng bộ các nghị định liên quan đến thị trường carbon, như Nghị định về giao dịch tín chỉ trong nước, Nghị định về giao dịch tín chỉ quốc tế có điều chỉnh tương ứng. Nếu thiếu quy định chặt chẽ, Việt Nam có thể bị “mất phần” khi các tín chỉ carbon bán ra nước ngoài không được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải quốc gia.

Một điểm yếu khác được nhiều chuyên gia chỉ ra là năng lực hấp thụ tài chính xanh. Dù Việt Nam đã ký kết Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) trị giá 15,5 tỷ USD, nhưng việc giải ngân và triển khai rất chậm, phần lớn do thiếu đội ngũ nhân lực có khả năng thiết kế, vận hành và giám sát các dự án tài chính khí hậu.
Tuy nhiên, nếu vượt qua được các rào cản thể chế và kỹ thuật, thị trường carbon có thể mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và nền kinh tế. TS. Lê Xuân Nghĩa – Viện trưởng Viện CODE nhấn mạnh: “Thị trường carbon sẽ trở thành một cấu phần không thể thiếu trong quá trình hội nhập. Các doanh nghiệp không báo cáo phát thải, không có kế hoạch giảm phát thải sẽ bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là thị trường Mỹ và châu Âu”.
Hiện tại, hơn 100 quốc gia đã có chính sách định giá carbon, trong đó 40 quốc gia vận hành thị trường carbon tuân thủ. Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là cơ chế định giá phù hợp với thực tế chi phí cắt giảm CO₂ vốn đang dao động từ 150 USD/tấn (năng lượng) đến hơn 300 USD/tấn (nông nghiệp).
Một ví dụ rõ nét là trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp: Mỗi tín chỉ carbon được tạo ra có thể chỉ bán được với giá 1-1,6 USD/tấn, nhưng chi phí thực để giảm phát thải lại lên tới hàng trăm USD/tấn. Điều này cho thấy cần phải định giá hợp lý, có cơ chế hỗ trợ song song nếu không muốn doanh nghiệp “lỗ kép” tức vừa bán tín chỉ rẻ, vừa không đủ chi phí thực hiện nghĩa vụ phát thải.
Để giải quyết những bất cập trên, việc thành lập sàn giao dịch carbon là bước đi chiến lược. Không chỉ là nơi giao dịch mua bán, sàn còn là công cụ quản lý tín chỉ carbon quốc gia, giúp Nhà nước kiểm soát dòng tín chỉ ra – vào, đồng thời giám sát cam kết giảm phát thải của từng ngành, từng doanh nghiệp.
Theo dự thảo nghị định đang được Bộ Tài chính xây dựng, tất cả tín chỉ được giao dịch sẽ phải đăng ký trên hệ thống thống nhất, có bộ tiêu chí rõ ràng và cơ chế hậu kiểm minh bạch. Điều này giúp loại bỏ tình trạng giao dịch "chui", bảo đảm tín chỉ có giá trị thực tế và tránh "bong bóng carbon" hiện tượng đã từng gây khủng hoảng tại một số quốc gia châu Âu.
Không chỉ vậy, sàn giao dịch carbon còn góp phần nâng cao năng lực thể chế, thúc đẩy đổi mới công nghệ và tạo động lực tài chính cho chuyển đổi xanh. Đây là yếu tố then chốt giúp Việt Nam không chỉ hoàn thành các cam kết quốc tế, mà còn vươn lên như một quốc gia tiên phong trong chuyển đổi năng lượng, phát triển kinh tế tuần hoàn và bảo vệ khí hậu toàn cầu.
TIN LIÊN QUAN
-
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng
-
Sẽ thí điểm, vận hành sàn giao dịch tiền ảo
-
PV Power: Kết quả kinh doanh ấn tượng, tăng tốc hoàn thiện hai dự án điện trọng điểm
-
Giải mã nghịch lý thị trường dầu mỏ thế giới thời gian qua
-
Acecook Việt Nam vào Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Hàng không dân dụng
-
Ngân hàng MSB huy động thành công hơn 8.000 tỷ đồng từ trái phiếu
Sẽ có sàn giao dịch carbon trong kỷ nguyên mới
Trong bối cảnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trở nên cấp bách và toàn cầu hóa hơn bao giờ hết, Việt Nam- một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề...
Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Hàng không dân dụng
Mới đây, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 363/TB-VPCP, truyền đạt kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về dự thảo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam...
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8,3-8,5%, phấn đấu đạt 10% vào năm 2026
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8,3-8,5%, tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển bứt phá 2026-2030. Các địa phương đầu tàu như Hà Nội...
Bộ Công an đề xuất siết quản lý, tăng thanh tra thị trường vàng
Trước thực trạng thị trường vàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu minh bạch, Bộ Công an vừa có văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi,...
TP. HCM sẽ có trung tâm dữ liệu 250 triệu USD
Trung tâm dữ liệu có công suất thiết kế ban đầu 30 MW, sẽ mở rộng lên 120 MW trong tương lai, phục vụ nhu cầu tính toán khổng lồ cho phát triển AI và các ngành kinh tế số.
Kinh doanh trên mạng xã hội phải nộp thuế như thế nào cho đúng luật?
Bán hàng online là kênh kinh doanh tiềm năng, người bán cần tuân thủ nghiêm túc quy định về thuế, không chỉ là nghĩa vụ, mà giúp hoạt động bền vững trong môi trường pháp lý ngày càng chặt chẽ.
UOB: "Chính sách thuế vẫn là rào cản lớn với Việt Nam"
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất về thuế quan đã qua, United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên mức 6,9% và nhận định...
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả chứa mã độc
Theo Bộ Công an, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện từ thuê bao di động thông thường hoặc tổng đài ảo, giả mạo danh nghĩa cơ quan, tổ chức giới thiệu...
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Xem nhiều




