VnFinance
Thứ năm, 09/08/2018, 09:10 AM

Ông chủ Vinaxuki với nỗi buồn 'buôn tài không bằng dài vốn'

Chủ tịch Bùi Ngọc Huyên cay đắng vì ngân hàng chỉ cho vay một đến ba năm, trong khi để nội địa hóa được xe con cần tới 10 năm.

Trong bộ đồ giản dị, áo sơ-mi sơ-vin quần âu rộng, mái tóc bạc trắng, ông Bùi Ngọc Huyên bước chậm rãi vào căn nhà vắng lặng, ba tầng với mặt bằng rộng hơn trăm mét vuông. Nơi đây một thời là trụ sở làm việc của Vinaxuki. Trước thềm nhà là mẫu ôtô nội địa Vinaxuki hoàn thành nhiều năm trước nhưng chưa bao giờ có cơ hội đến với người tiêu dùng. Một chiếc khác màu vàng được cất giữ đằng sau ô cửa kính khóa kỹ. Cả hai phủ lớp bụi dày.

Phòng họp ở tầng 2 nơi ông ngồi có một chiếc cửa sổ lớn, nhìn thẳng xuống khu nhà xưởng hoang vắng, gỉ sét, cỏ mọc trên dưới một mét. Công xưởng này 8 năm trước là nơi làm việc của hơn 1.700 công nhân, giờ chỉ còn lại hơn chục người cả bảo vệ. Ông sống một mình trong trụ sở cũ, căn phòng trên tầng 3 được cải tạo lại thành nơi ở. Phần còn lại của toà nhà gần như không được dùng đến với những bộ bàn ghế mờ bụi.

Một chiếc xe nội địa do Vinaxuki thiết kế nằm trước cửa văn phòng tại Đông Anh, Hà Nội, tháng 8/2018. Ảnh: Phạm An

Bước sang tuổi 76, tai ông đã ù. Nhưng thói quen nói nhanh thì vẫn như thời sôi nổi. Sau mỗi câu luôn là nụ cười buồn và tiếng thở dài. Trong câu chuyện với VnExpress về những ngày đã qua, ông nhắc đi nhắc lại vấn đề vốn, nguyên nhân dẫn đến thất bại của Vinaxuki.

- Người ta từng nói nhiều về một Bùi Ngọc Huyên Vinaxuki mà chưa biết nhiều về ông trước đó. Ông từng khởi nghiệp như thế nào?

- Tôi xuất thân từ một người lính, từng là chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong thời 1964 – 1965. Năm 1968 tôi được cơ quan cho về học Đại học Giao thông Vận tải rồi làm chuyên viên tại Bộ Giao thông Vận tải.

Khi đó, để nâng cao thu nhập gia đình, tôi nhận việc về làm thêm ở nhà như chế tạo, thiết kế thuê và gia công lại các loại máy sau đó bán cho tư nhân. Thời đất nước mới mở cửa, hàng hoá khan hiếm nên sản phẩm làm ra bán rất chạy.

Năm 1992 lúc 50 tuổi, tôi xin về hưu sớm để xây dựng sự nghiệp riêng. Đầu tiên mở cơ sở sản xuất cung ứng thiết bị y tế. Làm ăn nghiêm chỉnh nên thắng thầu nhiều hợp đồng của Ngân hàng Thế giới, ngân hàng ADB và chính phủ nước ngoài. Sau đó tôi chuyển hướng sang lĩnh vực ôtô và đứng ra thành lập ôtô Xuân Kiên – Vinaxuki, chuyên sản xuất xe tải, xe bán tải.

Lúc đó vốn tự có khoảng 170 tỷ, tôi vay thêm ngân hàng 100 tỷ phát triển ba mẫu xe tải nội địa hóa trên 40% và bán ra thị trường. Chỉ hai năm là thu hồi vốn dù không để lãi cao. Thu 100 đồng thì lãi 10-15 đồng thôi.

Trong suốt 5 năm 2004 – 2009, Vinaxuki chúng tôi là thương hiệu nổi tiếng nhất nhì Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp xe tải và xe bán tải. Không những có thể hoàn vốn đầu tư, trả nợ ngân hàng mà còn mang về lợi nhuận lên đến 800 tỷ. Nhất là ở miền Nam, các đại lý nói với tôi rằng trong 10 người mua ôtô tải lắp ráp nội địa khi đó thì có đến 6 người mua Vinaxuki.

Chủ tịch Vinaxuki Bùi Ngọc Huyên trong văn phòng công ty tại Đông Anh, Hà Nội tháng 8/2018. Ở tuổi 76 ông vẫn mơ về ôtô nội địa hóa. Ảnh: Phạm An

-Từ đỉnh cao, Vinaxuki bắt đầu rơi vào khó khăn từ lúc nào?

- Năm 2010, khi khủng hoảng kinh tế nổ ra. Hàng nghìn ôtô tải lắp ráp xong để đấy vì ế ẩm, giá xe giảm dẫn đến lợi nhuận giảm dần. Cho đến 2012, lần đầu tiên sau 20 năm kinh doanh tôi lỗ 45 tỷ.

Đây cũng là lúc tôi hoàn thành giai đoạn nghiên cứu sản xuất xe con với mục tiêu nội địa hoá trên 40%. Đầu tư xong 13 nhà máy đặt tại nhiều tỉnh, thuê các kỹ sư nước ngoài về chuyển giao công nghệ. Làm ra một mẫu xe 8 chỗ và 2 mẫu xe 5 chỗ. Chạy thử thành công và chuẩn bị đưa vào sản xuất.

Đúng lúc đó thì các ngân hàng đồng loạt cắt vốn lưu động.

- Nhìn lại, ông thấy nguyên nhân khiến doanh nghiệp rơi vào ngõ cụt là gì?

- Tại các quốc gia khác, khoản vay cho các công ty sản xuất, nội địa hoá tối thiểu thường là 10 năm đến 20 năm, nhất là ngành sản xuất ôtô phải đầu tư công nghệ cao, máy móc tự động. Trong khi đó, thời gian đầu tư riêng thân vỏ đã mất 5 năm. Hoàn thành thiết kế một mẫu thân ôtô con, lắp ráp hoàn chỉnh, bán ra thị trường, thu hồi vốn phải mất trên 10 năm. Thế nhưng thời đó ngân hàng chỉ cho vay từ một năm đến 3 năm. Phần lớn là một năm thì tôi không chịu nổi.

Trong trường hợp không khủng hoảng, doanh nghiệp sẽ lấy lãi trong sản xuất để đảo hạn. Nhưng đúng lúc đó, khủng hoảng xảy ra, hàng bán không chạy, nên không đảo hạn được.

Ngoài ra, lúc tôi vay thì lãi suất ưu đãi 6%. Nhưng sau 2-3 năm, lúc trả thì thả nổi lên 15-20%, có ngân hàng 22%. Nhiều đại lý của tôi phải trả đến 30%. Ai mà chịu được.

Theo kế hoạch một năm doanh nghiệp trả 50 tỷ đồng lãi suất cho ngân hàng nhưng thực tế lãi suất vọt lên chỉ trong 3-4 năm. Đến 2010 và 2012 kế hoạch tài chính bị phá vỡ. Dòng tiền dự định để trả lãi suất ở mức 150 tỷ, nhưng trên thực tế lãi suất cao vọt nên đẩy lên 450 tỷ. Doanh nghiệp hết vốn làm ăn.

Lúc đó tôi có trong tay 13 nhà máy. Từ phun sơn, sản xuất cabin, sản xuất thân vỏ xe, đúc luyện ở Thái Nguyên, khai thác mỏ, luyện quặng ở Đắk Nông, sản xuất xe tải nặng, xe khách ở Thanh Hóa. Tổng cộng tôi vay có 1.400 tỷ từ 4 ngân hàng thôi. Trong đó vay cho ôtô 1.200 tỷ, không bằng công ty khác vay đầu tư một nhà máy lắp ráp mà ngân hàng cắt vốn lưu động.

Bao nhiêu máy móc công nghệ cao vừa lắp lên, đang dùng thử thì khi bán nợ xấu là đắp chiếu hết, cho vào kho han rỉ hết. Bán nợ xấu thì chắc chắn là doanh nghiệp chết.

- Ông đã xoay xở như thế nào để cứu Vinaxuki?

- Tôi nhiều lần gửi đơn kêu cứu đến Chính phủ, nhưng việc có cho tái cơ cấu khoản vay hay không vẫn là việc của các ngân hàng, kể cả Thủ tướng hay Ngân hàng Nhà nước có ý kiến. Tôi cũng có đơn đến ngân hàng xin được chuyển khoản vay của công ty từ vay vốn ngắn hạn sang vay vốn dài hạn bởi Vinaxuki nằm trong diện được quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô theo Quyết định 229.

Tuy nhiên phía ngân hàng cho biết Quyết định 229 là của Chính phủ vì vậy doanh nghiệp phải làm việc với Ngân hàng Phát triển. Không may cho tôi là trước đó đã vay vốn từ ngân hàng thương mại nên không thể làm hợp đồng vay vốn mới được, vì vậy lòng vòng mãi cũng không có được tiền để sản xuất.

Tôi đã đi tìm gặp rất nhiều khách hàng để mua nhà máy nhưng họ chỉ trả cho 10 đến 15% giá trị. Ngân hàng cách đây 2 năm đồng ý bán cho một nhà sản xuất, nhưng rồi họ lại không mua nữa.

- Tại sao ông không tìm đến các nguồn vốn khác ngoài ngân hàng?

- Các đối tác nước ngoài rất tin tôi. Năm 2013 sau khi khủng hoảng xảy ra, họ nói chỉ cần ngân hàng cho tôi cái vốn mồi độ vài chục tỷ thôi, thì đối tác bán vật liệu có thể cho nợ hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ, không chỉ trong 9 tháng như trước mà có thể kéo dài đến 2 năm. Nhưng thực tế ngân hàng không cho vay.

Hồi 2009 tôi đang sản xuất có lãi, thị trường chứng khoán đang cao, cũng có công ty con của nhà sản xuất ôtô Hàn Quốc đến đặt vấn đề mua 49% và trả 1.400 tỷ đồng. Nhưng tôi muốn bán cũng không được vì lúc đó luật đầu tư nước ngoài chưa ra. Đến khi khủng hoảng xảy ra, giai đoạn 2012-2013, ngân hàng bán nợ xấu của tôi, yêu cầu tôi bán nhà máy trả nợ thì làm sao bán cổ phần được.

Tôi cũng đã làm việc với nhiều đối tác để bán lại các nhà máy nhưng việc này không dễ dàng vì đầu tư nội địa hóa ôtô không phải ai cũng làm được.

- Nhiều người nói ông thất bại vì không kinh doanh bất động sản, ông thấy sao?

- Ngày xưa người ta cũng bảo tôi, bác phải đầu tư bất động sản thì mới phất nhanh. Nhưng tôi có quan điểm khác. Của cải xã hội muốn phát triển sinh sôi thì phải là đồng tiền từ sản xuất. Với bất động sản, trừ cái anh xây nhà bán lấy tiền công, còn lại anh đầu cơ chỉ buôn bán lòng vòng. Buôn bán lòng vòng đâu tạo ra của cải, kể cả lãi hàng trăm tỷ hàng chục nghìn tỷ. Các con tôi, tôi cũng cấm kinh doanh bất động sản.

Khu nhà xưởng khóa cửa, vắng công nhân trong khuôn viên nhà máy Vinaxuki, Đông Anh (Hà Nội) vào tháng 8/2018. Ảnh: Phạm An

- Bây giờ, tài sản của ông còn lại những gì?

- Ngân hàng bây giờ không kết luận tôi phá sản được vì tôi đủ tài sản để thế chấp. Người ta có một vay bảy tám. Còn tôi có một vay một. Tôi có 2.750 tỷ đồng tài sản, kể cả mỏ là 3.000 tỷ, mà tôi nợ ngân hàng 1.472 tỷ, tức là tài sản tôi gấp đôi tài sản nợ.

Tháng 7/2015 tôi đã thỏa thuận với các ngân hàng là tài sản nào tôi thế chấp cho ngân hàng, ngân hàng bán, còn tài sản nào không thế chấp là của tôi. Nhưng từ đó đến nay ngân hàng bán mãi chưa được.

Ngày xưa tôi có 7.000 công nhân ở 13 nhà máy, giờ chỉ còn hơn chục người, nhà máy bỏ không. Năm 2012 đáng lẽ nếu nhà máy đi vào hoạt động, doanh thu sau chục năm cũng sẽ vào khoảng ba bốn chục nghìn tỷ đồng.

Nhưng với tôi, tiền không phải là cái gì to tát lắm. Mục tiêu của tôi ngay từ đầu là làm được cái xe nội địa hóa cho đất nước, giảm giá cho người dân. Không sản xuất được mà phải đi nhập khẩu về lắp ráp thì không bao giờ có xe giá rẻ.

- Cuộc sống hiện nay của ông như thế nào?

- Tôi bảo con tôi, thôi giờ thất bại thì tìm cách khác. Bố thì có mấy đồng lương hưu. Con thì khoanh lại cái khoảng nho nhỏ ở góc nhà máy đằng kia với bảy tám công nhân, sản xuất cabin cho người ta.

Tôi vốn là người tiết kiệm từng xu một, trước đây hàng tháng tôi cũng chỉ tiêu bằng lương thôi. Bây giờ công nhân họ biết cuộc sống của tôi như thế nào nên cũng không bao giờ thắc mắc. Tôi hàng ngày xuống xưởng cùng công nhân làm việc. Nuôi con gà con lợn, tự nấu lấy ăn, tự lo lấy cuộc sống của mình.

Các con, tôi cũng dạy đức tính tiết kiệm. Ngày xưa con tôi dù là Phó tổng giám đốc mà mãi mới được tăng lương lên 15 triệu, đủ để nuôi các cháu ăn học. May bây giờ mấy đứa cháu tôi đứa nào học cũng giỏi.

Theo Phạm An/VnExpress


Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc 'lột xác' toàn diện của Vinamilk
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc "lột xác" toàn diện của Vinamilk
09/04/2025 Thương hiệu

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách...

Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con
Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con

Trong năm 2024, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã thu về 189.068 tỉ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm 2023. Đặc biệt, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT tiếp tục...

Thông điệp đầy cảm hứng về hành trình 'vượt bão' và tầm nhìn chiến lược của Vinamilk
Thông điệp đầy cảm hứng về hành trình "vượt bão" và tầm nhìn chiến lược của Vinamilk

Trong báo cáo gửi đến cổ đông, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM), đã truyền tải một thông điệp đầy cảm hứng về hành...

Người nổi tiếng cần giữ cái danh của mình
Người nổi tiếng cần giữ cái danh của mình

Thời gian qua một số người có sức ảnh hưởng (KOL) như hoa hậu, diễn viên, giáo sư... gây ồn ào vì quảng cáo không đúng cho các loại sản phẩm như thuốc chữa bệnh...

Tỷ phú thứ 5 thế giới để mắt tới tập đoàn dầu khí nhà nước Mexico
Tỷ phú thứ 5 thế giới để mắt tới tập đoàn dầu khí nhà nước Mexico

Tập đoàn năng lượng nhà nước Mexico, Pemex, đang đàm phán với tỷ phú Carlos Slim về khả năng ông sẽ đầu tư vào hai mỏ dầu khí đầy tiềm năng của nước này, theo...

Doanh nhân nữ cần được phá bỏ rào cản, trở ngại
Doanh nhân nữ cần được phá bỏ rào cản, trở ngại

Dẫu có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế, phần lớn các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đang hoạt động ở quy mô siêu nhỏ hoặc nhỏ và họ vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại.

Lý do ông Đỗ Anh Tuấn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Sunshine Homes?
Lý do ông Đỗ Anh Tuấn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Sunshine Homes?

Những ngày vừa qua, thị trường địa ốc xôn xao trước công bố thông tin chính thức từ Công ty CP Phát triển Sunshine Homes (HNX: SSH) về việc từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT của ông Đỗ Anh Tuấn.

Chủ tịch Tập đoàn BRG mong có chính sách hỗ trợ tài chính các dự án trung hòa carbon
Chủ tịch Tập đoàn BRG mong có chính sách hỗ trợ tài chính các dự án trung hòa carbon

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG kiến nghị Chính phủ có các chính sách hỗ trợ tài chính cho các dự án xây dựng và trung hòa carbon, bao gồm cả thuế và thủ tục hành chính.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Phải giải phóng tiềm lực khoa học công nghệ
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Phải giải phóng tiềm lực khoa học công nghệ

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT Trương Gia Bình đề nghị phải giải phóng tiềm lực khoa học công nghệ. Vì theo ông, khi nghiên cứu thì thấy mối quan hệ giữa GDP và tiềm lực khoa học công nghệ vẽ thành một đồ thị parapol đi lên, nghĩa là khi tăng trưởng GDP thì trình độ khoa học đi lên.

Độc lạ phiên chợ 'choảng nhau' có một không hai ở Thanh Hóa
Độc lạ phiên chợ 'choảng nhau' có một không hai ở Thanh Hóa

Theo quan niệm, ai càng bị ném nhiều thì năm đó sẽ càng gặp nhiều may mắn. Dù không quen biết, nhưng ai đến chợ Chuộng cũng vui vẻ khi bị ném cà chua,...

Du xuân đầu năm với những lễ hội nổi tiếng 3 miền
Du xuân đầu năm với những lễ hội nổi tiếng 3 miền

Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, người dân khắp cả nước lại náo nức đi du xuân, trẩy hội. Trải qua thời gian, truyền thống này vẫn tiếp tục được....

Theo mẹ đi chợ Đồng Xuân
Theo mẹ đi chợ Đồng Xuân

Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường...

Chuyển đổi số, viết tiếp ước mơ của Doanh nhân tuổi Tỵ
Chuyển đổi số, viết tiếp ước mơ của Doanh nhân tuổi Tỵ

Họ đều là những doanh nhân, lãnh đạo tuổi Tỵ, trí tuệ, can trường và có tư duy đột phá, biết nắm bắt cơ hội, ứng dụng KHCN tiên tiến vào lĩnh vực mình...

Nên chọn ngày nào để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025?
Nên chọn ngày nào để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025?

Khai bút đầu Xuân không chỉ đơn thuần là một phong tục mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tinh thần hiếu học, sự khởi đầu thuận lợi và niềm tin vào tương lai...

Dạy con quản lý tiền lì xì thông minh: CEO doanh nghiệp nổi tiếng tiết lộ bí quyết đắt giá
Dạy con quản lý tiền lì xì thông minh: CEO doanh nghiệp nổi tiếng tiết lộ bí quyết đắt giá

CEO Landora Group Nguyễn Thị Trúc Quỳnh đã đúc kết được 2 từ khoá đắt giá giúp con trưởng thành trong quản lý tài chính ngay từ số tiền lì xì mà con nhận được mỗi dịp Tết đến xuân về.

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 18/1: Doanh nghiệp đề xuất sử dụng 3.400ha xây dựng tổ hợp đô thị sân bay
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 18/1: Doanh nghiệp đề xuất sử dụng 3.400ha xây dựng tổ hợp đô thị sân bay

Đề xuất bổ sung thêm đất xây nhà ở xã hội tại KĐT Thanh Hà; Bình Thuận thông báo các dự án bất động sản đủ điều kiện giao dịch;...

Biến động tài sản và vị thế của các tỷ phú trên sàn chứng khoán Việt Nam
Biến động tài sản và vị thế của các tỷ phú trên sàn chứng khoán Việt Nam
13/01/2025 Chứng khoán

Đầu năm 2025, sự biến động tài sản và thứ hạng của các tỷ phú trên sàn chứng khoán Việt Nam tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận. Với những thay đổi...

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh: “Tôi dạy con tiền lì xì là tình thân gắn kết, không phải đong đếm nhiều ít
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh: “Tôi dạy con tiền lì xì là tình thân gắn kết, không phải đong đếm nhiều ít

“Gia đình nội ngoại hai bên của Linh đều rất trân trọng và gìn giữ những giá trị truyền thống. Chúng tôi quan niệm, lì xì là mong muốn mang đến may mắn...

Doanh nhân Đỗ Quang Hiển thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
Doanh nhân Đỗ Quang Hiển thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa Đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, Ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance