Sự chủ động của nông nghiệp Việt: Để thị trường điều tiết?
Theo TS Lê Hưng Quốc, cơ quan quản lý nhà nước chỉ là người lĩnh xướng, còn các nhạc công phải là doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại...
Đầu vào: Phụ thuộc nhập khẩu, giá tăng liên tục
Thời gian qua, nhiều loại nguyên liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi... đồng loạt tăng giá khiến giá thành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam bị đội lên cao đáng kể.
Riêng với mặt hàng phân bón, giá tăng rất cao, có loại tăng 83% so với thời điểm tháng 1/2021, theo thông tin Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cung cấp tại cuộc họp trực tuyến về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL.
Lý giải về nguyên nhân tăng giá, nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính là do nước ta phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do không chủ động được nguồn nguyên liệu nên giả cả nguyên liệu đầu vào của ngành nông nghiệp dễ bị tác động bởi ngoại cảnh.
Nhiều cuộc họp đã diễn ra, trong đó phải kể đến Hội nghị trực tuyến về đề xuất giải pháp bình ổn thị trường phân bón do liên Bộ Công thương-Bộ NN-PTNT đồng tổ chức hôm 11/8 với sự tham gia đầy đủ của các cơ quan liên quan thuộc Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương, đại diện các Sở Công thương 13 tỉnh thành thuộc khu vực ĐBSCL, đại diện Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân bón, hóa chất.
Trao đổi với Đất Việt, TS Lê Hưng Quốc, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) khẳng định các cuộc họp đã cho thấy tinh thần trách nhiệm của các bộ, song ông cũng hoài nghi về hiệu quả của những cuộc họp ấy.
Nhìn lại lịch sử ngành nông nghiệp Việt Nam suốt mấy chục năm qua, ông Lê Hưng Quốc cho biết, mục tiêu của ngành nông nghiệp thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn.
Ở giai đoạn trước, Việt Nam còn đói nghèo, phải nhập lương thực nên mục tiêu là phải đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo. Cũng chính vì thế mà người dân Việt Nam phấn đấu thâm canh tăng vụ, bón nhiều phân, phun nhiều thuốc để đạt sản lượng, năng suất cao. Kết quả là Việt Nam đã đạt được mục tiêu đề ra, đảm bảo an ninh lương thực, thậm chí dư thừa để xuất khẩu.
Đến giai đoạn sau, mục tiêu của ngành nông nghiệp Việt Nam thay đổi, hướng tới phát triển bền vững, giảm về lượng, tăng về chất, đảm bảo sạch sẽ, an toàn...

Riêng với vấn đề vật tư nông nghiệp, trong đó có phân bón, TS Lê Hưng Quốc cho rằng cần nhìn nhận rõ thực tế. Trước đây, Việt Nam không có phân hóa học, phải lên rừng lấy cây cỏ làm phân xanh, nuôi bèo hoa dâu, trồng cây điền thanh... cho vào chuồng lợn để làm phân chuồng, nhưng không đáp ứng được yêu cầu thâm canh lúa. Cuối cùng phải dùng phân hóa học, nhưng do còn nghèo, Việt Nam nhờ phía Trung Quốc hỗ trợ làm Đạm Hà Bắc, lượng đạm cung cấp không đủ. Sau này, có sự tham gia của ngành dầu khí vào sản xuất phân bón, Việt Nam không còn lo thiếu đạm.
Tương tự, nhờ có mỏ apatit, Việt Nam sản xuất được phân lân, thậm chí còn dư thừa.
Riêng kali, do Việt Nam không có mỏ, phải sử dụng mỏ apatit của Lào nhưng cũng không đáng kể do đó phải nhập. Còn DAP do công nghệ phức tạp, đầu tư lớn, doanh nghiệp không có lãi không làm nên Việt Nam cũng phải nhập.
Nhìn nhận việc nhập khẩu phân bón của Việt Nam, TS Lê Hưng Quốc cho rằng đó là chuyện bình thường và do sự điều tiết của thị trường bởi ai có thế mạnh gì thì phát huy sản xuất, còn cái gì yếu, làm kém và không cạnh tranh được thì phải nhập, quan trọng là không để nhập siêu.
Trước tình hình giá phân bón tăng cao và người chịu thiệt cuối cùng là người nông dân, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt nhận định, không nên quá bi quan bởi vấn đề gì cũng có hai mặt.
"Chuyện này không có gì đáng sợ. Nhà nước khó mà can thiệp được vì ngân sách hạn chế, hãy cứ để bàn tay thị trường điều chỉnh.
Là người làm nông nghiệp mấy chục năm, tôi chắc rằng khi thức ăn chăn nuôi, giá phân bón, thuốc trừ sâu đắt thì người nông dân sẽ có ngay cách xử lý bằng cách tự điều chỉnh, giảm bớt lượng thức ăn công nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, thậm chí như thức ăn chăn nuôi người dân còn tìm cách tự chế biến lấy.
Giảm bớt 40-50% lượng phân bón, thức ăn công nghiệp cũng không hề gì, thậm chí chất lượng sản phẩm còn tốt hơn, sạch hơn. Còn phía doanh nghiệp nếu không cải tiến công nghệ, chất lượng sản phẩm, không giảm giá thì đóng cửa vì chịu không thấu. Nhà nước cũng không thể làm thay doanh nghiệp được", ông Lê Hưng Quốc bày tỏ quan điểm.
Đứt gãy chuỗi cung ứng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Ngành nông nghiệp làm gì?
Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới toàn bộ nền kinh tế và gây ngưng trệ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, làm đứt gãy chuỗi cung ứng trong sản xuất, đứt gãy kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm, trong đó có nông sản.
Đặt câu hỏi về sự chủ động của ngành nông nghiệp để giải quyết tình trạng này, TS Lê Hưng Quốc cho rằng:
"Để điều khiển được thì phải có sức mạnh vật chất, mà vấn đề này e rằng rất khó vì chúng ta không có thực lực, mà lại không thể áp đặt duy ý chí. Chuỗi nông sản phải do doanh nghiệp đứng ra làm, doanh nghiệp tập hợp thương lái, điều khiển hợp tác xã... còn Nhà nước phải lo đất đai, sửa luật, cho vay vốn, thế chấp, tín dụng lãi suất thấp, giảm thuế...", ông Quốc nói.
Ngay cả việc tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng không chờ đến khi tư lệnh ngành đề nghị tính phương án giảm diện tích trồng lúa, thay vào các cây trồng khác cho hiệu quả thì người dân ĐBSCL đã chủ động làm việc này từ lâu.
Theo đó, thay vì trồng lúa 3 vụ, người dân ĐBSCL chuyển sang chỉ trồng lúa 1-2 vụ hoặc luân canh với cây màu/thủy sản rất hiệu quả, tăng các nhóm giống lúa xác nhận, chất lượng cao, chống chịu tốt hơn với hạn mặn.
"Chính thị trường sẽ quyết định sự chuyển đổi, cái gì hiệu quả người dân đều biết. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ nên làm việc lớn, bắt bệnh đúng, dùng thuốc đúng, tránh họp hành nhiều mà không giải quyết được gì", TS Lê Hưng Quốc kết luận.
TIN LIÊN QUAN
Hà Nội triển khai bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện trước 30/9/2025
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tối ưu hóa quy trình quản lý, vận hành hệ thống y tế, đồng thời từng bước xây dựng nền y tế số hiện...
Hải Phòng: 100% người có công với cách mạng đã nhận trợ cấp qua tài khoản
Theo số liệu báo cáo của Sở Nội vụ Hải Phòng, đến nay, thành phố Hải Phòng đã hoàn thành mục tiêu 100% người có công với cách mạng được mở tài khoản và nhận...
Miễn thuế 3 năm: Cú hích đáng kể cho kinh tế tư nhân
Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín, việc Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù...
Phạt tới 200 triệu đồng với hành vi mua bán, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng
Hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng... có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, tăng gấp 2-4 lần so với mức hiện hành.
Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và phát triển ngành công nghiệp y tế Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND về hợp tác quốc...
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Nợ toàn cầu đạt vượt 324.000 tỷ USD đạt mức cao kỷ lục
Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.
Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
Để đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới, UBND Thành phố yêu các đơn vị huy động, tận dụng tối đa các nguồn điện rác, mặt...
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Ngày 13/5, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình đề xuất mở rộng danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
Ngày 12/5, Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội: Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo...
Sáng 12/5, trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày...
EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% được xác định là hợp lý và cần thiết. Mức tăng...
Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
Theo ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình...
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
Sáng ngày 9/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc...
Lộ diện nhiều khí tài "khủng" tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
Nga hôm nay tổ chức lễ duyệt binh tại thủ đô Moscow để kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).
Thị trường lao động trước thách thức từ cải cách và thuế đối ứng của Mỹ
Thị trường lao động Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, các rủi ro tiềm ẩn bắt...
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
Nếu chính sách được thông qua, dự kiến sẽ tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng.
"Cuộc chiến" thuế quan: Cần chiến lược ứng phó kịp thời và linh hoạt
Hoa Kỳ, quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, hiện đang là tâm điểm của cuộc chiến thuế quan. Sự thay đổi chính sách thuế tại thị trường này...
Xem nhiều




