Thanh toán bằng đồng rúp, Châu Âu sẽ mua khí đốt của Nga như thế nào?
Tuyên bố của Tổng thống Nga V.Putin rằng, Nga có thể bỏ đồng USD và EUR, chuyển sang đồng RUB để thanh toán tiền khí đốt xuất khẩu đối với các quốc gia mà phía Nga cho là “không thân thiện” đang tạo ra hiệu ứng “quả bom nổ chậm”.
Thanh toán bằng đồng rúp
Tuyên bố của Tổng thống Nga V.Putin rằng, Nga có thể bỏ đồng USD và EUR, chuyển sang đồng RUB để thanh toán tiền khí đốt xuất khẩu đối với các quốc gia mà phía Nga cho là “không thân thiện” đang tạo ra hiệu ứng “quả bom nổ chậm”.
Theo thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peshkov, cơ chế thanh toán theo kế hoạch mới vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Tổng thống V.Putin đã chỉ đạo chính phủ xây dựng ngay cơ chế thanh toán mới trong vòng một tuần và tạo điều kiện thuận lợi nhất để chuyển sang thanh toán bằng đồng rúp. Các nhà nhập khẩu khí đốt sẽ được cung cấp thông tin về điều kiện thanh toán bằng đồng rúp.

Về phía Nga, Tập đoàn dầu khí Gazprom sẽ phải thay đổi một số điều lệ trong các hợp đồng xuất khẩu khí đốt của mình. Đồng thời, chính quyền Nga chưa xem xét việc áp dụng thanh toán đồng rúp đối với xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) của Gazprom và Novatek.
Phản ứng trước động thái chuyển đổi thanh toán từ phía Nga, giá khí đốt đã tăng vọt. Tại trung tâm giao dịch khí đốt giao ngay hàng đầu châu Âu (TTF), Hà Lan, giá khí đốt đã tăng đột biến 34% trong một ngày, lên mức trên 1.500 USD/1000 m3, trước khi giảm xuống còn 1.220 USD/1000 m3. Tình trạng giá khí đốt giao ngay tại thị trường châu Âu tăng đột biến đã trở thành yếu tố đặc trưng trong những tuần gần đây. Đồng thời, giới chuyên gia đã liên tục dự báo rằng, giá khí đốt có thể tăng vọt lên mức 4.000 - 5.000 USD/1000 m3 bất cứ lúc nào và thậm chí còn cao hơn nếu xuất hiện những thông tin xấu đi.
Phản ứng của người mua
Trong điều kiện hiện nay, phía Đức đã phải thừa nhận rằng, nước này vẫn chưa đủ khả năng để áp đặt ngay một lệnh cấm vận đối với các nguồn năng lượng của Nga. Phó Thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck đã thừa nhận điều này trước Quốc hội, đồng thời nhấn mạnh rằng, Đức đã thực hiện những bước đi đầu tiên để giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga. Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá, sự thừa nhận như vậy chỉ làm bộc lộ thêm việc nền kinh tế Đức tiếp tục phải phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga, đồng thời chính quyền Đức rất có thể phải nhượng bộ trước Nga.
Tổng giám đốc điều hành công ty năng lượng OMV của Áo (khách hàng mua khí đốt đường ống của Gazprom) Alfred Stern cho biết, hãng sẽ tiếp tục thanh toán cho khí đốt nhập khẩu từ Nga bằng đồng euro do không có cơ sở hợp đồng nào khác. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Chính phủ Áo và Đức nhận ra sự bất khả thi của việc loại bỏ ngay lập tức nguồn cung khí đốt và dầu thô từ Nga vì mục tiêu an ninh năng lượng.
Lãnh đạo cơ quan quản lý dầu khí nhà nước Ba Lan (PGNiG) Pavel Mayevsky cho biết, PGNiG không thấy khả năng thanh toán bằng đồng rúp đối với nguồn cung khí đốt Nga và PGNiG dự kiến tiếp tục thực hiện lâu dài hợp đồng có thời hạn với Gazprom theo các điều khoản trước đó.
Ở phía đông bán cầu, Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, cơ quan này chưa hiểu các mục tiêu và phương thức thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp. Hiện tại, Bộ này đang thảo luận với các bên liên quan trong nước để đánh giá tình hình.
Về phía Nga, Chính phủ Nga nhấn mạnh rằng, những thay đổi sẽ chỉ ảnh hướng đến các quốc gia “không thân thiện”. Những quốc gia nào thực hiện các bước đi thù địch đối với Nga sẽ phải trả tiền khí đốt bằng đồng rúp mà không có ngoại lệ và nhượng bộ.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peshkov cũng nhấn mạnh, Nga sẽ tính đến những lo ngại của Serbia khi Tổng thống nước này A.Vucic cho rằng, việc thanh toán bằng đồng rúp sẽ làm nảy sinh rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, theo ông Peshkov, Bulgaria sẽ phải trả tiền khí đốt bằng đồng rúp do nước này đã có những bước đi không thân thiện và thù địch đối với Nga.
Chờ đợi chi tiết
Trong khi chờ cơ chế thanh toán mới hoàn thiện, các chuyên gia thị trường đã và đang thảo luận về những hệ quả của việc thực thi chính sách thanh toán bằng đồng rúp. Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng, châu Âu thực tế không có triển vọng từ bỏ nguồn cung dầu khí của Nga trong những năm tới.
Các chuyên gia tại Trung tâm cơ sở hạ tầng năng lượng EnergyNet NTI (Nga) cho rằng, việc chuyển đổi các khoản thanh toán sang đồng rúp đối với nguồn cung khí đốt Nga hỗ trợ lâu dài cho chính sách tiêu diệt “sự bá quyền của USD”. Một điểm quan trọng của việc thanh toán bằng RUB cũng sẽ là khả năng quản lý quá trình mua khí đốt bằng cách sử dụng quy đổi EUR lấy RUB. Ví dụ, điều này sẽ giúp quản lý dễ dàng hơn các khoản thanh toán bổ sung/tiền phạt.
Một số chuyên gia Nga cho biết thêm, đối với nền kinh tế Nga, đây là một điểm cộng rất lớn. Hiện nay, điều quan trọng là phải đẩy nhanh việc thay thế nhập khẩu với trọng tâm là bù đắp cho sự sụt giảm nghiêm trọng về tiêu thụ khí đốt trong 5-10 năm tới.
Các chuyên gia tài chính Nga đánh giá, việc chuyển đổi sang thanh toán bằng đồng rúp sẽ không có tác động đáng kể đến khối lượng ngoại tệ chuyển đổi thành rúp vì các nhà xuất khẩu đã được yêu cầu chuyển đổi 80% nguồn thu của mình sang đồng nội tệ. Tuy nhiên, chính sách mới có thể đưa các đối tác thương mại và Ngân hàng trung ương Nga xích lại gần nhau hơn và giúp gỡ bỏ các rào cản trừng phạt đã bị dựng lên.
Tỷ giá hối đoái đồng rúp đã phản ứng tích cực với những tuyên bố của Tổng thống V.Putin. Tỷ giá USD/rúp giảm xuống dưới 100 rúp đổi một USD. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, thị trường không nên lạc quan quá mức.
Hiện tại, diễn biến tiếp theo của tỷ giá hối đoái sẽ phụ thuộc vào phản ứng của các nước phương Tây. Tóm lại, mọi đồng tiền đều phải được hỗ trợ bởi một thứ gì đó, vậy tại sao không phải là nguyên liệu thô hoặc sản phẩm của quốc gia phát hành? Thanh toán tiền khí đốt bằng đồng rúp được đánh giá là bước đầu tiên theo hướng này.
TIN LIÊN QUAN
UOB: "Chính sách thuế vẫn là rào cản lớn với Việt Nam"
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất về thuế quan đã qua, United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên mức 6,9% và nhận định...
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả chứa mã độc
Theo Bộ Công an, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện từ thuê bao di động thông thường hoặc tổng đài ảo, giả mạo danh nghĩa cơ quan, tổ chức giới thiệu...
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Xem nhiều




