Thị trường bán lẻ Việt Nam: Doanh nghiệp Việt ngày càng chiếm lĩnh, doanh nghiệp ngoại dần rút lui
Thời gian vừa qua, thị trường bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến nhiều thay đổi, đặc biệt là số lượng các nhà bán lẻ trong nước ngày càng gia tăng nhờ hoạt động mua bán và sáp nhập.

Trong quá khứ, thị trường này được đánh giá là "miếng bánh lớn" của các nhà đầu tư nước ngoài. Ở thời điểm hiện tại, dường như xu hướng này sẽ đi ngược lại.
Làn sóng "rút lui" của các doanh nghiệp nước ngoài
Báo cáo của Deloitte Việt Nam về thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2020 chỉ rõ, phân khúc siêu thị được thống trị bởi các tập đoàn trong nước như Saigon Co.op và Bách Hóa Xanh, dẫn đầu với thị phần lần lượt là 43% và 14%.
Trong khi đó, các doanh nghiệp chủ chốt trong phân khúc đại siêu thị bao gồm BigC (Thái Lan), Lotte Mart (Hàn Quốc) và AEON Mall (Nhật Bản), đang chiếm lĩnh thị trường với 57,6% thị phần.

Báo cáo nhấn mạnh, sự tăng trưởng đều của các phân khúc doanh nghiệp trong nước 4 năm qua phần lớn nhờ các doanh nghiệp hiểu rõ về thị trường trong nước của mình, làm tăng giá trị thương hiệu.
Điển hình như việc E-Mart rút lui khỏi thị trường Việt Nam đã phản ánh những thách thức mà các nhà bán lẻ nước ngoài đang phải đối mặt. Trong quá khứ, một số nhà bán lẻ khác cũng rời khỏi thị trường như Auchan, Casino Group và Metro Group.
Ngoài ra, nhiều nhà bán lẻ ngoại cũng phải thu hẹp quy mô hoạt động. Năm ngoái, tập đoàn bán lẻ khổng lồ Malaysia, Parkson đã thông báo ngừng hoạt động các cửa hàng quy mô lớn tại Việt Nam sau nhiều năm thua lỗ. Có giai đoạn, Parkson có đến 10 cửa hàng trong nước và tự tin về thành công lâu dài vì đây là thương hiệu cửa hàng bách hóa đầu tiên ở nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam.
Ngay tuần trước, Lotte Mart Việt Nam xác nhận sẽ đóng cửa, ngưng hoạt động siêu thị Lotte Mart Đống Đa (Tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) từ đầu tháng 7 tới. Đại diện công ty cho hay, việc ngừng hoạt động siêu thị này nằm trong kế hoạch thay đổi chiến lược phát triển và mở rộng mạng lưới của Lotte Mart tại Việt Nam; hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các trung tâm thương mại khác thuộc hệ thống Lotte Mart.
Tháng trước, Tập đoàn ô tô Trường Hải (Thaco) xác nhận đã ký hợp đồng mua lại chuỗi bán lẻ E-Mart Việt Nam. Sau thương vụ này, Thaco đang có kế hoạch đưa vào hoạt động thêm 3 đại siêu thị vào năm tới và sẽ vận hành 11 đại siêu thị trên cả nước vào năm 2025.
Tính đến nay, tập đoàn bán lẻ số một Hàn Quốc chỉ có một đại siêu thị E-Mart được mở kinh doanh tại quận Gò Vấp, TP. HCM, với tổng vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD được đưa vào khai thác cách đây hơn 5 năm.
Cũng trong giai đoạn này, Tập đoàn Masan công bố chuyển nhượng 5,5% cổ phần phát hành mới (tương đương 400 triệu USD) của The CrownX cho nhóm các nhà đầu tư, trong đó có Tập đoàn Alibaba cùng Baring Private Equity Asia (BPEA). Thương vụ này được coi là động lực cho hai phía Masan và Alibaba, nhằm tận dụng cơ hội từ sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử.
Gian hàng của Masan Consumer hiện cũng đã xuất hiện trên nền tảng Lazada nhưng mới chỉ ở bước đầu thành lập. Masan Consumer chưa có gian hàng chính thức ở các sàn thương mại điện tử khác, mà chủ yếu được bán thông qua các hệ thống siêu thị và nhà bán nhỏ lẻ.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce của Vingroup (bán lẻ), Công ty VinEco (nông nghiệp) với Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer Holding (tiêu dùng) đã sáp nhập với mục tiêu thành lập tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Công ty mới sở hữu mạng lưới hơn 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart & VinMart tại 50 tỉnh thành, hệ thống 14 nông trường công nghệ cao VinEco cùng nguồn lực và 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất tiêu dùng từ Masan.
Giai đoạn trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các doanh nghiệp trong nước khác cũng đã để lại dấu ấn trên thị trường bán lẻ. Giữa năm 2019, Saigon Co.op và Tập đoàn Auchan (Pháp) ký hợp đồng hợp tác tiếp quản toàn bộ hệ thống siêu thị tại Việt Nam. Theo đó phía Saigon Co.op nhận chuyển giao tất cả hoạt động kinh doanh của Auchan tại Việt Nam gồm 18 cửa hàng và toàn bộ hệ thống bán lẻ thương mại điện tử.
Ngoài ra còn có Tập đoàn BRG hợp tác với Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) nhằm phát triển chuỗi siêu thị Fuji Mart.
Sự bứt phá của các doanh nghiệp trong nước
Liên quan đến kế hoạch phát triển E-Mart tại Việt Nam, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco, cho biết mục tiêu của Thaco với mảng bán lẻ là làm sao để trở thành một điểm dừng nhiều tiện ích cho khách tham quan, mua sắm được nhiều thương hiệu xe, bên cạnh đó có đại siêu thị bán các thực phẩm và các mặt hàng khác.
Khác với trung tâm thương mại chỉ tập trung ở vài thành phố lớn, đại siêu thị E-Mart mà Thaco hướng đến sẽ tích hợp showroom, đi kèm với đó là khu ẩm thực, trung tâm hội nghị, tiệc cưới.
Trong khi đó, Masan cũng từng bước mua lại cổ phần tại các doanh nghiệp trong nước như Phúc Long, VinCommerce, Vinacafe Biên Hòa và các doanh nghiệp khác trong suốt 10 năm qua, nhằm hoàn thiện hệ sinh thái bán lẻ và hàng tiêu dùng.
Ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc VinCommerce, cho biết: "Tôi tin rằng sự kết hợp các sản phẩm thương hiệu Phúc Long cùng mạng lưới trên 2.200 cửa hàng VinMart hôm nay và 10.000 cửa hàng trong 5 năm tới sẽ giúp 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam có cơ hội thưởng thức những thức uống trà và cà phê tươi ngon".
TIN LIÊN QUAN
-
VietinBank nhận 2 giải thưởng quốc tế uy tín về ngân hàng bán lẻ
-
Tỷ phú Trần Bá Dương: Đầu tư bán lẻ không khó như người ta nghĩ, sẽ tích hợp Emart với showroom ô tô, kết hợp trung tâm hội nghị
-
Thương mại điện tử đang định hình lại thị trường bán lẻ Việt Nam
-
Alibaba rót 400 triệu USD vào Masan, thị trường bán lẻ Việt Nam có “dậy sóng”?
-
Tỷ phú Vượng vừa rút, tỷ phú Dương lại bước chân vào bán lẻ và những bước đi ngược dấu của 2 tỷ phú
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm rục rịch
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Chuẩn bị rót 4.000 tỷ mở rộng nhà máy tại Hậu Giang, công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát tham vọng…
Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang lên kế hoạch rót 4.000 tỷ đồng để mở rộng nhà máy Number One tại Hậu Giang, trong đó 30% là vốn góp từ doanh nghiệp, 70% vốn vay.
TNEX Finance bắt tay ZaloPay nâng tầm trải nghiệm tài chính số
Việc tích hợp dịch vụ tài chính TNEX vào ZaloPay giúp mở rộng tiện ích số, góp phần thay đổi cách người Việt tiếp cận, sử dụng các giải pháp vay tiêu dùng, chi tiêu...
Nam Định chính thức đón tổ hợp nhà máy Thép Xanh hơn 98.000 tỉ đồng: Hứa hẹn sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm
Đây là dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Nam Định, được kỳ vọng sẽ tạo cú hích...
MWG sắp chi gần 1.480 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, cổ đông nhận tiền ngay đầu tháng 8
MWG trả cổ tức 10% bằng tiền mặt, tổng chi gần 1.480 tỷ đồng. Cổ đông nhận tiền vào tháng 8, trong bối cảnh doanh thu tăng trưởng ấn tượng...
Doanh nghiệp báo lãi quý I tăng 60%, Bầu Đức cùng nhiều lãnh đạo đồng loạt gom cổ phiếu HAG
Trong bối cảnh kết quả kinh doanh khởi sắc với lợi nhuận quý I tăng vọt, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận loạt giao dịch mua vào cổ phiếu HAG từ các...
Petrolimex dẫn dắt thị trường xăng E10
Thị trường xăng dầu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đã cho thấy sự ổn định đáng kể về nguồn cung và giá cả, đồng thời đặt ra những mục tiêu quan trọng...
"Ông lớn" ngành gạo Lộc Trời tự tin vượt bão dù dự kiến lỗ 524 tỷ đồng trong năm nay
Sau thời kỳ tăng trưởng ấn tượng, Tập đoàn Lộc Trời đang bước vào giai đoạn đầy thách thức với nhiều biến động tài chính và vận hành.
Một công ty “họ” Viettel chốt ngày trả cổ tức 15% bằng tiền mặt
Với gần 9,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự chi khoảng 14 tỷ đồng – trong đó, Viettel, cổ đông lớn sẽ nhận gần 9 tỷ đồng....
Xem nhiều




