VnFinance
Thứ hai, 05/10/2020, 08:09 AM

Thu phí cao tốc Nhà nước đầu tư: Có lo phí chồng phí?

Đề xuất thu phí sử dụng đường cao tốc trên tuyến đường do Nhà nước đầu tư đang gây nên nhiều quan điểm trái chiều.

Ngày 30/9/2020, Bộ Tài chính có tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Bộ Tài chính cho biết mục đích, quan điểm xây dựng Nghị quyết nêu trên nhằm huy động kịp thời, hợp lý nguồn lực từ người sử dụng đường cao tốc nhằm có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng mới và bảo trì các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Trước đó, vào giữa tháng 8, Bộ GTVT đã có công văn gửi Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đề xuất phương án thu phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính xem xét báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung khoản thu phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí vào Danh mục phí, lệ phí tại Luật Phí và lệ phí.

Đề xuất nêu trên lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận và giới chuyên gia. Trao đổi  với Đất Việt, một số ý kiến cho rằng việc này cần phải được tính toán, cân nhắc cho kỹ.

Cao tốc TPHCM-Trung Lương đã dừng thu phí từ ngày 1/1/2019. Ảnh: NLĐ  

Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thám, nguyên Trưởng Bộ môn Công nghệ và Xây dựng, Đại học Xây dựng, thực ra trước nay vẫn thu phí các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư thông qua doanh nghiệp có vốn Nhà nước, chẳng hạn như Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam.

Trước đề xuất lần này, vị chuyên gia khẳng định nguyên tắc là đầu tư - thu phí. Ngân sách của Nhà nước là do người dân đóng góp, có nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội để người dân được hưởng.

Khi mức độ dân sinh trung bình, đủ đảm bảo cho người dân rồi thì để phát triển hơn nữa, Nhà nước có thể huy động lực lượng của xã hội, mở ra các đường cao tốc do ngân sách đầu tư nhằm phục vụ cho những người có nhu cầu cao hơn, muốn đi nhanh hơn và những người này phải nộp phí.

Mức phí ấy phải phù hợp với chất lượng dịch vụ, nhưng cũng không được vượt quá lợi ích thu được và khả năng chi trả của người sử dụng đường cao tốc. Số tiền thu được sẽ sử dụng để bảo trì và tái đầu tư tiếp. Như vậy, khả năng phát triển kinh tế sẽ nhanh hơn, thay vì phải chờ có đầy đủ ngân sách nhà nước, người dân đóng thuế đầy đủ mới làm.

Ngược lại, đối với những người dân bình thường, nếu không có nhu cầu thì vẫn có đường khác để đi và không phải đóng phí.

PGS.TS Nguyễn Đình Thám lấy Quốc lộ 5 làm ví dụ. Đây là tuyến đường do ngân sách Nhà nước đầu tư, tất cả người dân vẫn đi lại bình thường và không phải đóng phí. Trong khi đó, cao tốc Hà Nội-Hải Phòng được xây dựng mới hoàn toàn, mục đích là để phục vụ phát triển kinh tế cao hơn, người có nhu cầu cao hơn, muốn đi đường đẹp hơn, nhanh hơn sẽ đi cao tốc này và phải nộp phí.

"Như vậy, việc thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư cũng có cái lý của nó, tuy nhiên nguyên tắc là vẫn phải đảm bảo cho người dân có quyền lựa chọn. Tuyệt đối tránh thu phí ở đường độc đạo, người dân đang đi, tự dưng Nhà nước đầu tư  vào đó rồi thu phí trong khi người dân chưa có điều kiện trả thêm tiền để hưởng lợi ở mức cao hơn", PGS.TS Nguyễn Đình Thám nói và nhấn mạnh, nếu nhờ đóng thêm tiền mà dịch vụ, chất lượng đường cao tốc tăng thì nên ủng hộ, còn nếu tiền đó bị dùng sai mục đích, chẳng hạn như bù lỗ, thay vì để bảo trì, sửa chữa đường, tăng chất lượng dịch vụ thì không nên. 

Ở góc độ chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) không tán thành việc thu phí sử dụng đường tại các tuyến cao tốc do ngân sách nhà nước đầu tư, bởi lo ngại phí chồng phí, thêm gánh nặng cho người dân.

Theo vị chuyên gia, ngân sách nhà nước phải bỏ tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông là đương nhiên.

"Tiền ngân sách cũng là tiền thuế người dân đóng góp, Nhà nước bỏ tiền ngân sách ra xây dựng thì không thể nào thu thêm phí của người dân. Nếu là hợp tác công tư, BOT lại là câu chuyện khác", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo 2 phương án:

Phương án 1, quy định thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo quy định pháp luật về giá.

Phương án 2, quy định thu phí sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, theo quy định pháp luật về phí, lệ phí.

Qua phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án, Bộ Tài chính chọn phương án 1 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết quy định thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo quy định pháp luật về giá.

Bộ Tài chính cho rằng phương án 1 có nhiều ưu điểm: Sẽ đồng bộ về mức thu phí dịch vụ các dự án BOT liền kề; tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo các hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn liên doanh,... , thu hút nguồn lực xã hội đầu tư hạ tầng đường bộ.

Nếu quy định thu phí sử dụng đường cao tốc theo pháp luật về phí, lệ phí thì mức thu phí sử dụng đường cao tốc sẽ thấp hơn mức phí dịch vụ. Bởi Luật Phí và lệ phí nhằm cơ bản bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ; trong khi đó, mức phí dịch vụ sẽ bù đắp chi phí và lợi nhuận của nhà đầu tư.

Mức thu phí dịch vụ sẽ được tính toán trên cơ sở tổng mức đầu tư dự án và thời gian thu hoàn vốn dự án. Hết thời gian hoàn vốn sẽ dừng thu như các dự án xây dựng đường cao tốc đầu tư theo hình thức PPP.

Điều này đảm bảo công khai, minh bạch và dễ nhận được sự đồng thuận của người dân và chủ phương tiện. Tránh được sự phản ứng của người dân, doanh nghiệp và dư luận xã hội cho rằng “phí chồng phí”, đặc biệt là trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân như hiện nay.


Thành phố Hồ Chí Minh: Giao quyền cho các địa phương để đẩy nhanh đầu tư công
Thành phố Hồ Chí Minh: Giao quyền cho các địa phương để đẩy nhanh đầu tư công
28/04/2024 Tin nóng

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định ủy quyền cho UBND quận, huyện điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu trên địa bàn (trừ Thành phố Thủ Đức)...

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 5/2024
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 5/2024
28/04/2024 Tin nóng

Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần từ ngày 15/5/2024; Quy định mới về nhập khẩu gạo, lá thuốc lá khô từ Campuchia năm 2023, 2024;...

Ngân hàng Thế giới cảnh báo leo thang ở Trung Đông có thể gây ra cú sốc giá dầu, thúc đẩy lạm phát
Ngân hàng Thế giới cảnh báo leo thang ở Trung Đông có thể gây ra cú sốc giá dầu, thúc đẩy lạm phát
28/04/2024 Tin nóng

Hôm thứ Năm 25/4, Ngân hàng Thế giới cảnh báo sự bùng nổ của một cuộc xung đột lớn ở Trung Đông có thể gây ra cú sốc năng lượng đẩy giá dầu lên trên 100 USD/thùng, thúc đẩy lạm phát và dẫn đến lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.

Tiêu thụ vàng của Trung Quốc tăng gần 6% trong quý I
Tiêu thụ vàng của Trung Quốc tăng gần 6% trong quý I
27/04/2024 Tin nóng

Hiệp hội Vàng Trung Quốc (CGA) hôm thứ Sáu (26/4) công bố, mức tiêu thụ vàng của nước này trong quý đầu tiên của năm 2024 tăng 5,94% so với cùng kỳ năm 2023,...

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE
Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE
26/04/2024 Tin nóng

Bộ Công Thương (Vụ Thị trường châu Á – châu Phi) nhận được Thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng...

Tăng chuyến dịp nghỉ lễ: Liệu 'cơn sốt' vé máy bay có 'hạ nhiệt'?
Tăng chuyến dịp nghỉ lễ: Liệu "cơn sốt" vé máy bay có "hạ nhiệt"?
25/04/2024 Tin nóng

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng xem xét bổ sung ngay tải cung ứng trên các đường bay từ Hà Nội, TP HCM đến các địa phương vào ngày 27/4...

Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 3,5% vào năm 2024
Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 3,5% vào năm 2024
25/04/2024 Tin nóng

Ngân hàng Thế giới dự báo, lạm phát sẽ tăng nhẹ từ mức bình quân 3,2% năm 2023 lên 3,5% vào năm 2024. Trong khi đó, lạm phát CPI sẽ chững lại còn 3%...

Chuyển đổi số là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
25/04/2024 Tin nóng

Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, trọng tâm là phát triển kinh tế số.

Dự án nào được ký kết hợp đồng BOO?
Dự án nào được ký kết hợp đồng BOO?
24/04/2024 Tin nóng

Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), gồm hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO) phải thuộc lĩnh vực, quy mô và đáp ứng điều kiện...

Sẽ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm
Sẽ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm
22/04/2024 Tin nóng

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc triển khai các văn bản quy định...

Nắng nóng có nơi trên 41 độ C
Nắng nóng có nơi trên 41 độ C
22/04/2024 Tin nóng

Nắng nóng gay gắt đang diễn ra ở miền Trung khi Tương Dương (Nghệ An) 41.3 độ, Hương Sơn (Hà Tĩnh) 40.5 độ, Đồng Hới (Quảng Bình) 39.8 độ, Ba Tơ (Quảng Ngãi) 40.9 độ…

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
22/04/2024 Tin nóng

Ngày 21/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 12/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hủy đấu thầu vàng sáng 22/4 do không đủ số lượng thành viên đăng ký
Hủy đấu thầu vàng sáng 22/4 do không đủ số lượng thành viên đăng ký
22/04/2024 Tin nóng

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định, nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hủy đấu thầu bán vàng miếng vàng...

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh quý I/2024 phát triển tích cực
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh quý I/2024 phát triển tích cực
19/04/2024 Tin nóng

Quý I/2024, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu hồi phục và phát triển tích cực khi GRDP tăng 6,54% so với cùng kỳ.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị các bộ hỗ trợ đấu thầu vàng miếng
Ngân hàng Nhà nước đề nghị các bộ hỗ trợ đấu thầu vàng miếng
16/04/2024 Tin nóng

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có các văn bản gửi các bộ gồm Bộ Bộ Tài chính, Công an và Bộ Công Thương đề nghị phối hợp tăng cường...

Cuộc xung đột Iran - Israel làm đảo lộn dự tính về giá dầu của OPEC+
Cuộc xung đột Iran - Israel làm đảo lộn dự tính về giá dầu của OPEC+

Tình hình địa chính trị của Trung Đông, mới đây nhất là cuộc tấn công của Iran nhằm vào Israel, đang làm xáo trộn các yếu tố cần thiết để OPEC+ thiết lập một mức giá dầu hoàn hảo - không quá cao và cũng không quá thấp - the

Vì sao cần phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua bán vàng?
Vì sao cần phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua bán vàng?
15/04/2024 Tin nóng

Các chuyên gia cho rằng, khi buộc tiệm vàng phải xuất hóa đơn điện tử như kinh doanh xăng dầu sẽ giúp minh bạch hóa thị trường vàng.

Căng thẳng Trung Đông tác động đến dự báo giá khí và dầu mỏ như thế nào?
Căng thẳng Trung Đông tác động đến dự báo giá khí và dầu mỏ như thế nào?
14/04/2024 Tin nóng

Giá dầu tăng, phản ánh mối lo ngại của thị trường về cuộc khủng hoảng Trung Đông đang leo thang, có khả năng liên quan đến Iran, một nhà khai thác dầu lớn của OPEC....

NHNN đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng
NHNN đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng
13/04/2024 Tin nóng

Ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, để ổn định thị trường, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance