Thủ tướng: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là "mệnh lệnh từ trái tim"
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thúc đẩy tăng trưởng 8% trong năm 2025 và hai con số trong những năm sắp tới là nhiệm vụ rất khó khăn, thách thức nhưng là “mệnh lệnh từ trái tim, khối óc, trách nhiệm với quốc gia, dân tộc và nhân dân”.
Chiều 8/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế khu vực và thế giới, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo.
Dự Phiên họp có các đồng chí: Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Bí thư Đảng uỷ Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Các thành viên Chính phủ đánh giá, thời gian qua và hiện nay, tình hình thế giới biến động phức tạp, khó lường; cạnh tranh chiến lược tiếp diễn; rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản thế giới tiếp tục gia tăng; một số nước thay đổi chính sách kinh tế, thuế quan nên tác động, ảnh hưởng lớn tới kinh tế, nhất là xuất, nhập khẩu toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế còn khiêm tốn, xuất phát điểm thấp, độ mở cao nhưng sức chống chịu hạn chế.
Thực hiện Kết luận của Trung ương và Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, Chính phủ đã có Nghị quyết giao nhiệm vụ mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên; tổ chức các hội nghị triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó, Thủ tướng Chính phủ tổ chức 10 cuộc làm việc với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để lắng nghe, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng.
Các thành viên Chính phủ cho rằng để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo là nhiệm vụ rất nặng nề. Do đó, cần tiếp tục tháo gỡ về thể chế, pháp luật; khơi thông và huy động mọi nguồn lực cho phát triển; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, thúc đẩy thị trường tín dụng; khai thác tối đa các hiệp định thương mại tự do đã ký kết; tiếp tục thúc đẩy mở rộng thị trường…
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Trung ương đã có Kết luận, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên; tạo đà cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề, nhưng cũng rất quan trọng và vẻ vang để có thể đạt được 2 mục tiêu chiến lược 100 năm; đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.

"Thúc đẩy tăng trưởng 8% trong năm 2025 và hai con số trong những năm sắp tới là nhiệm vụ rất khó khăn, thách thức nhưng là mệnh lệnh từ trái tim, khối óc, trách nhiệm với quốc gia, dân tộc và nhân dân", Thủ tướng nhấn mạnh.
Lưu ý ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, song phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, môi trường và các nhiệm vụ khác, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng của ngành, lĩnh vực đã được giao, phấn đấu cao hơn. Cùng với đó, trong quá trình thực hiện nếu có những vướng mắc, khó khăn thì kịp thời đề xuất các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong trường hợp vượt thẩm quyền.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ liên quan phát triển kinh tế-xã hội, nhất là về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chỉ đạo tập trung 3 đột phá chiến lược bao gồm hoàn thiện thể chế, hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, theo hướng "thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị và nguồn nhân lực thông minh", Thủ tướng cho rằng phải làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng; đồng thời thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.
Theo đó, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, triển khai các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, xây dựng các trung tâm tài chính, khu thương mại tự do, các dự án đường sắt kết nối, đường sắt tốc độ cao, nhà máy điện hạt nhân… Đặc biệt, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, nhất là tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, tạo chuyển biến thực chất chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hoá, phát triển kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các ngành, lĩnh vực mới như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật…
Cho rằng hợp tác kinh tế với nước ngoài có vai trò quan trọng, góp phần cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo, Thủ tướng đặc biệt lưu ý tiến hành các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với các nước, trong đó tập trung thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác thương mại, đầu tư với các đối tác, nhất là các đối tác lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Theo đó, cùng với nâng cao tính cạnh tranh, minh bạch, hấp dẫn, sức chống chịu của nền kinh tế và nâng cao tính tự lực, tự cường, hội nhập chủ động, sâu rộng, hiệu quả của nền kinh tế, phải có giải pháp chủ động cân bằng thương mại, thúc đẩy ký kết các hiệp định bảo hộ đầu tư với các đối tác.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục theo dõi sát, nắm chắc diễn biến tình hình, phản ứng, ứng xử kịp thời, phù hợp, linh hoạt, khả thi, hiệu quả với từng thị trường, nhất là trong bối cảnh có những thay đổi về chính sách kinh tế, thuế quan của các nước.
Nhấn mạnh phải huy động được sức mạnh, nguồn lực của dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, tranh thủ sự ủng hộ cả ở trong nước và ngoài nước, Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế để tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại – đầu tư, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng.
Theo Thủ tướng, phải kiên trì, chủ động, linh hoạt, tích cực, thúc đẩy hợp tác bằng các biện pháp, hình thức, phương thức hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"; ưu tiên xử lý dứt điểm, kịp thời, thoả đáng, hiệu quả các vấn đề quan tâm của các đối tác, thể hiện thiện chí của Việt Nam, dựa trên cơ sở hợp tác tốt đẹp, sự hiểu biết, chân thành, tôn trọng lẫn nhau; trong quá trình thực thi chú ý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tất cả các bên, trên cơ sở thương mại công bằng.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn, chú ý khai thác bổ sung thiếu hụt, hỗ trợ lẫn nhau; khai thác tối đa các FTA đã ký và xúc tiến ký mới các FTA để đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá chuỗi cung ứng; rà soát lại các sắc thuế, nhất là các đối tác lớn để điều chỉnh nếu thấy cần thiết và phù hợp với lợi ích của các bên; rà soát, đề xuất thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhất là các ngành mới nổi.
Các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương chủ động giải quyết các dự án còn vướng mắc của các đối tác nước ngoài, nhất là các đối tác thương mại lớn; tạo điều kiện để các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng đầu tư, kinh doanh để mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nước ngoài; giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến giấy phép lao động, visa; lắng nghe, cầu thị, giải quyết hiệu quả các góp ý, đề xuất chính đáng của các doanh nghiệp, đối tác; minh bạch, công khai các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, nhất là chống gian lận thương mại; đẩy mạnh công tác truyền thông, phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhất là với các đối tác truyền thống, đối tác lớn…
Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành; tin tưởng với sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế, Việt Nam sẽ đạt các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, góp phần "tạo thế, tạo lực, tạo đà" cho đất nước bước vào vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
TIN LIÊN QUAN
-
Yêu cầu nghiêm cấm các ngân hàng tự do tăng lãi suất không theo định hướng
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 28/2: Thủ tướng giao chỉ tiêu nhà ở xã hội cho từng địa phương đến năm...
-
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất
-
Thủ tướng yêu cầu Thanh tra, kiểm tra các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động
UOB: "Chính sách thuế vẫn là rào cản lớn với Việt Nam"
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất về thuế quan đã qua, United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên mức 6,9% và nhận định...
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả chứa mã độc
Theo Bộ Công an, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện từ thuê bao di động thông thường hoặc tổng đài ảo, giả mạo danh nghĩa cơ quan, tổ chức giới thiệu...
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Xem nhiều




